Trước khi bàn luận về một số khía cạnh kiến trúc nước nhà, tôi xin dẫn một ví dụ về 1 công trình khá thành công trong sáng tạo kiến trúc - Đó là Bảo tàng Do thái tại Đức do KTS
Daniel Libeskind thiết kế. Tôi đã xem qua sách báo và đối chiếu với những gì đã được học, được biết, tôi thực sự kinh ngạc trước cách tiếp cận vấn đề của KTS. Một bảo tàng tự thân, dùng không gian và ánh sáng để tự nói lên thông điệp với người xem, hoàn toàn không dùng những cách truyền đạt thông tin phổ biến. Với rất nhiều góc nhọn lộn xộn, không gian bị xô lệch, co kéo vượt ra ngoài những quy tắc tạo hình thông thường, Bảo tàng Do thái là một “thất bại” về khía cạnh khai thác sử dụng không gian về lượng nhưng lại là một thành công vang dội về khía cạnh biểu cảm về chất, đặc biệt khi ta đặt nó trong mối quan hệ với lịch sử, văn hoá của dân tộc Do thái, những thăng trầm của dân tộc này trong Thế chiến thứ 2.
Quay trở lại vấn đề của kiến trúc Việt Nam, quả thật nếu nhìn nhận kiến trúc dưới góc độ quản lý, chúng ta chưa có được sự hợp lý cần thiết, chưa có được tính ổn định về định hướng. Dưới góc độ nhận thức của người dân, chúng ta chưa nhận được sự tôn trọng đầy đủ đối với lao động chất xám; dưới góc độ trình độ của KTS, chúng ta đang thiếu những cánh chim đầu đàn, đủ sức v?ợt lên dẫn đầu cả đàn chim vượt gió; dưới góc độ các công trình thực tế, chúng ta đang thiếu những công trình tầm cỡ cả về lượng và về chất. Tuy nhiên khi nhìn nhận sự phát triển của kiến trúc Việt Nam trong tương quan với sự phát triển của xã hội, tôi thực sự cảm thấy lạc quan.
Nhìn rộng ra bên ngoài, tôi nhận thấy rằng bất cứ một nền kiến trúc phát triển ở trình độ cao nào cũng cần 2 yếu tố nền tảng phát triển song song: nền văn hoá có bản sắc riêng và nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế tích luỹ về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ tạo chuyển biến về chất. Sự chuyển đổi này giúp cho nhận thức xã hội có được bước ngoặt, người dân dễ dàng tiếp nhận những ý tưởng mới, KTS nhờ đó có được động lực sáng tạo mạnh mẽ.
Nếu chỉ như vậy, rất có thể những nền kinh tế phát triển sẽ có sự phát triển kiến trúc tương tự nhau. Cái tạo nên sự khác biệt chính là bản sắc văn hoá, khi 2 yếu tố này cùng tồn tại và phát triển mạnh mẽ, kiến trúc sẽ phát triển và đạt được thành tựu. Nói một cách khác, kinh tế phát triển mang công nghệ đến cho kiến trúc còn văn hóa có bản sắc giúp cho công nghệ ấy có được tính nhân văn đặc thù.Nhật Bản trải qua một thời gian dài phát triển kinh tế đã hình thành lực lượng chủ đầu tư tốt, nhận thức xã hội rất cao cùng với việc bản sắc văn hoá được chú ý giữ gìn và phát triển trong điều kiện mới đã giúp tạo được những sản phẩm kiến trúc có chất lượng. Kiến trúc Nhật Bản có được sự hài hoà giữa tính công nghệ và tính nhân văn, chính là nhờ sự chọn lọc lẫn nhau giữa 2 lăng kính văn hoá và kinh tế.
Nhóm thứ nhất là những người có kiến thức và văn hoá, họ có nền tảng nhận thức nhất định do đó tôn trọng chất xám của người thiết kế. Điều đáng mừng là nhóm người này đang tăng dần về lượng.
* TP.HCM cần nhiều đô thị vệ tinh
Thật là lý tưởng nếu nội đô TP.HCM vẫn giữ được cái hồn của Sài Gòn xưa với lượng dân cư vừa phải, không ngập nước, không ùn tắc giao thông, giá đất đúng với giá trị của nó...
"Để giải được bài toán này không quá khó, vẫn còn kịp và hoàn toàn khả thi", trao đổi với TT, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng - Hội Kiến trúc sư TP.HCM - nói như vậy. Ông cho biết:- Hầu như tất cả các thành phố ở châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á khi có lượng di dân vào thành thị quá lớn thì các nhà quản lý lập tức ngưng phát triển ở nội thành. Họ xây dựng các thành phố mới là các khu đô thị vệ tinh để kéo giảm dân số, giải quyết được hàng loạt vấn đề đi kèm như giao thông, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống... Xung quanh Tokyo hiện có tám TP mới, mỗi TP có một chức năng khác nhau; Hàn Quốc đang chuẩn bị di dời khu trung tâm hiện đặt tại Seoul về một TP cổ ở miền trung rộng khoảng 4.000ha.
+ Nhưng tại TP.HCM, hàng loạt nhà cao tầng đã, đang và sắp mọc lên phá hết cảnh quan?
- TP cũ được qui hoạch rất ngăn nắp. Cứ nhìn trên bản đồ thì thấy khu vực Q.1, Q.3, dù những con đường này không lớn nhưng được qui hoạch rất đàng hoàng. Thế nhưng thời gian qua, khu trung tâm TP đã bị phá tương đối nhiều, nặng nề nhất là sự xuất hiện hàng loạt cao ốc nhôm - kính vô cảm. Mà đã xây cao ốc lên phải mở đường, làm lại hệ thống cống, còn cây xanh thì chết dần; kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường... Đất Sài Gòn không thiếu. Vì cớ gì chối bỏ qui hoạch 300 năm của hòn ngọc Viễn Đông? Vì cớ gì phải đập đi những biệt thự ngăn nắp để xây chen cao ốc, khu thương mại?... Tôi tin những người yêu Sài Gòn sẽ có tiếng nói để giữ lại những gì Sài Gòn xưa còn sót lại.
+ Vừa qua có một số ý kiến đề xuất di dời khu trung tâm TP qua Thủ Thiêm hoặc Củ Chi. Đây có phải là ý kiến đáng lưu ý nhằm dãn bớt dân ra ngoài khu trung tâm?
Vì sao mọi người đổ dồn về trung tâm TP? Vì sao khu trung tâm ngập nước, kẹt xe, mật độ dân cư quá cao? Vì TP chưa có các khu đô thị vệ tinh, có chăng thì chất lượng dịch vụ như giáo dục, y tế, giao thông... còn kém, không đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân nên mọi người cứ đổ dồn về trung tâm. Biện pháp căn cơ lâu dài vẫn là xây dựng các khu đô thị vệ tinh mà TP đang triển khai như khu đô thị tây - bắc 600ha ở Củ Chi, khu đô thị khoa học - công nghệ ở Q.9, khu đô thị Nam Sài Gòn ở Q.7 - Nhà Bè... đều đang được TP kêu gọi đầu tư. Muốn nhà đầu tư đến thì phải có hệ thống giao thông thuận lợi nên TP cũng đang yêu cầu hoàn chỉnh đường vành đai 2 từ ngã tư An Sương, huyện Bình Chánh nối đến đường Nguyễn Văn Linh, Q.7, qua Q.2, Q.Thủ Đức đến đường xuyên Á rồi nhập về ngã tư An Sương. Từ đây sẽ nối vào các khu đô thị vệ tinh và các đường trục hướng tâm như đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, đường bắc - nam, quốc lộ 50.... Riêng khu trung tâm TP 930ha bao gồm Q.1, một phần Q.3 và một phần Q.4, có chức năng trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ nhưng chức năng chính là trung tâm hành chính. Ông Nguyễn Hữu Tín (phó chủ tịch UBND TP.HCM) |
+ Cách đây rất lâu ông đã nhiều lần nói về sự cần thiết xây dựng các khu đô thị vệ tinh xung quanh khu trung tâm TP?
- Mười năm trước, tôi đã có ý kiến cho rằng TP cần 16 đô thị vệ tinh. Rất tiếc ý kiến này đã bị bỏ qua. Đến giờ tôi vẫn cho rằng suy nghĩ của mình không sai. TP mình hiện nay thiếu trầm trọng các phân khu chức năng là các đô thị vệ tinh.
Đô thị vệ tinh không phải là những đô thị nối dài như hiện nay mà có chức năng khác nhau, được xây dựng trong vòng 10-15 năm và làm cuốn chiếu. Ví dụ ở Q.9 có thể xây dựng hai TP đặc thù là "TP khoa học công nghệ" và "TP đại học", dân số ở đây có thể khoảng 1 triệu người, đa số là giáo sư, sinh viên và những người hoạt động chuyên về lĩnh vực khoa học công nghệ...
Như vậy sẽ tránh được hình thức "con thoi" như hiện nay là ở một nơi, làm việc một nơi. Củ Chi sẽ là "TP sạch" vì ở trên cao, thượng nguồn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nơi đây sẽ được tập trung phát triển ngành công nghệ phần mềm, vi tính, may mặc... không gây ô nhiễm. Còn ở phía nam Sài Gòn thì hình thành "TP cảng" (do có hệ thống cảng) và "TP công nghiệp nặng"...
Mỗi đô thị sẽ được bao quanh một rừng cây, đô thị này nối kết với đô thị khác bằng một vành đai xanh (rừng cây). Vành đai xanh là đất dự trữ và tương lai là để phát triển mạng lưới giao thông vùng. Thủ Thiêm sẽ là một down town (trung tâm tài chính, thương mại quốc tế) của TP, không có chức năng ở.
+ Nhưng bài toán kinh tế luôn nan giải. Ông có thể góp một giải pháp khả thi?
- Trung Quốc giống mình nhưng họ làm được, lẽ nào mình "bó tay"? Cách làm của họ rất khoa học. Đầu tiên là họ thành lập các công ty nhà nước chuyên đầu tư các đô thị vệ tinh. Nhà nước cấp vốn ban đầu cho các công ty này, không bằng tiền mà bằng đất (giao đất). Công ty tiến hành làm sổ đỏ, rồi đi thế chấp ngân hàng vay vốn lấy tiền mua một phần đất của người dân để xây chung cư tái định cư.
Ví dụ khi xây xong 1.000 căn hộ thì hoán đổi cho dân, nhưng chỉ hoán đổi một nửa giá trị đất, nửa còn lại để cho dân góp vốn vào cổ phần của công ty. Khi đã có đất sạch thì công ty lên mạng quảng cáo đô thị để nhà đầu tư mua đất làm theo qui hoạch xây dựng những công trình cụ thể. Đất ruộng khi đó sẽ tăng giá hàng trăm lần, công ty thu lợi lớn, trả tiền cổ tức cho người dân và nộp lại tiền cho ngân sách để TP đầu tư xây dựng sân bay, bến cảng... (TP sẽ không phải đi vay vốn ODA như hiện nay).
Còn làm như hiện nay thì tiền lãi sinh lợi từ đất đều nằm trong túi cá nhân, công ty địa ốc bán đất trên giấy..., người dân và chính quyền TP đều không được gì. Tôi nghĩ bài toán kinh tế không quá khó, chỉ sợ không ai chịu làm.
* Hà Nội sẽ có 17 đô thị vệ tinh
Theo quy hoạch phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, bao quanh Hà Nội sẽ là một chuỗi đô thị vệ tinh nằm rải rác tại ngoại thành và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây và Bắc Ninh.
Đồng bằng Bắc Bộ sẽ phát triển hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh với 3 đô thị hạt nhân Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long. Trong đó, các chuỗi đô thị sẽ phát triển theo hành lang kinh tế, dần dần hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Lạc, Hải Phòng - Hạ Long.
Định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2020. Ảnh: hapi.gov.vn. Click vào để xem ảnh lớn. |
Bên cạnh Hà Nội, Hải Phòng được quy hoạch thành chùm đô thị có bán kính 20-30 km với khu nội thành là hạt nhân. Dự báo dân số Hải Phòng sẽ đạt khoảng 1,8 triệu dân vào năm 2020, trong đó nội thành chiếm khoảng 1,2 triệu, cùng với các đô thị vệ tinh Minh Đức, Đồ Sơn, Núi Đèo, An Lão, Kiến Thụy, Cát Bà, tạo thành chùm đô thị duyên hải.
Hạ Long cũng sẽ là một đô thị hạt nhân của vùng với dân số năm 2020 khoảng 700.000 người. Xung quanh thành phố này sẽ là một loạt đô thị tạo thành chuỗi: Phả Lại - Chí Linh, Mạo Khê - Tràng Bạch, Nhị Chiểu, Uông Bí - Điền Công, Cửa Ông - Mông Dương, Tiên Yên, Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ phát triển chủ yếu về phía Bắc sông Hồng, một phần về phía Tây và Tây Nam. Sông Hồng sẽ là trục chính để bố cục mặt bằng đô thị của Hà Nội trong bán kính 30-50 km. Trong phạm vi này sẽ có 17 đô thị vệ tinh được phát triển.
Đô thị | Địa điểm | Dân số (nghìn người) | Tính chất đô thị |
Nội Bài | Sóc Sơn, Hà Nội | 50-60 | CN - du lịch - dịch vụ |
Mê Linh | Vĩnh Phúc | 150-200 | CN, dịch vụ |
Phúc Yên | Vĩnh Phúc | 130-150 | Du lịch, đào tạo |
Đại Lải | Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc | 130-150 | Du lịch, nghỉ dưỡng |
An Khánh | Hoài Đức, Hà Tây | 50-70 | Thương mại, dịch vụ |
Hòa Lạc | Thạch Thất, Hà Tây | 500-600 | Đào tạo, KH, công nghệ |
Hà Đông | Hà Tây | 200-250 | Thương mại, dịch vụ, y tế |
Đ.Mô - Suối Hai | Hà Tây | 30-50 | Du lịch, nghỉ dưỡng |
Thường Tín | Hà Tây | 50-60 | Hành chính, thương mại |
Sơn Tây | Hà Tây | 50-70 | CN |
Trạm Trôi | Hà Tây | 20-30 | Hành chính, thương mại |
Phố Nối | Hưng Yên | 150-200 | CN, dịch vụ |
Như Quỳnh | Hưng Yên | 30-40 | Hành chính, dịch vụ, CN |
Văn Giang | Hưng Yên | 50-60 | Dịch vụ, du lịch |
Từ Sơn | Bắc Ninh | 30-40 | CN, dịch vụ |
Yên Phong | Bắc Ninh | 100-120 | CN, dịch vụ |
Tiên Sơn | Bắc Ninh | 40-50 | |
Ngọc Châu(VNExpress)
* Eco Park, đô thị vệ tinh 6 tỉ USD của Thủ đô
Đây là dự án do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư có diện tích lên tới 500 ha thuộc địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Dự án có vị trí khá thuận lợi về giao thông khi chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 13 km theo hướng Đông Nam, cách sân bay Nội Bài 38 km, cách sân bay Gia Lâm 10 km, gần quốc lộ 5, đường 179 và cầu Thanh Trì.
Trong khi nhiều dự án phát triển đô thị hiện đều tập trung bám lấy các khu trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều khi “lờ” đi cây xanh, mặt nước vì “tấc đất tấc vàng”, lèn chặt bằng nhà cao tầng thì Eco Park lại tìm cho mình hướng đi riêng là quy hoạch khu đô thị đồng bộ như là “vệ tinh” của Thủ đô với đầy đủ các hạng mục chất lượng cao, hạ tầng hiện đại nhằm đón trước nhu cầu sống ngày càng cao của người dân trong 5-10 năm tới.
Bên cạnh những khu nhà ở biệt thự giàu phong cách (nhà trên đảo, biệt thự trên sông, nhà trong phố cổ), những khu nhà cao tầng sang trọng và giàu tiện ích, chủ đầu tư còn xây dựng bệnh viện, trường học, khách sạn, bể bơi, sân tennis, trung tâm thương mại, sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế.
Môi trường sống và không gian văn hóa
Đại diện Vihajico cho biết, khu đô thị được xây dựng theo hướng đặc biệt coi trọng môi trường sống gần gũi với thiên nhiên khi dành tới 22,31% trong tổng diện tích của dự án cho cây xanh, mặt nước, vườn hoa.
Hệ thống đường hồ nhân tạo, những công viên nội khu được thiết kế khá phù hợp với đặc trưng từng khu phố nhằm tạo ra những khoảng không gian thật sự trong lành, bình yên.
Cũng lần đầu tiên trong một dự án đô thị mới, tại Eco Park đã dành ra 2,88 ha để tái hiện cả một khu phố cổ với những vẻ đẹp giàu truyền thống của vùng phố Hiến như không gian lễ hội, những trò chơi dân gian, dáng dấp làng nghề, những món ăn giản dị mà tinh tế, những hoành phi câu đối... với mục tiêu là điểm đến của du khách xa gần.
Bản quy hoạch chi tiết khu đô thị này do Công ty tư vấn CPG (Singapore) thực hiện. Dự án khởi công vào tháng 4.2008.
Với trên 6 tỉ USD đầu tư, Eco Park (Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang) trở thành dự án xây dựng khu đô thị có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Tại đây nhiều ý tưởng quy hoạch, kiến trúc độc đáo sẽ được triển khai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét