Hiển thị các bài đăng có nhãn biệt thự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biệt thự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Công trình xanh: cần khuyến khích và hỗ trợ


[Xaynhanho.vn] - Muốn triển khai xây dựng xanh thì cần phải có những chính sách phù hợp cho loại hình này vì không phải kỹ thuật, công nghệ mới mà giá thành cũng không phải thấp.

Lĩnh vực xây dựng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng của bản thân các công trình. Đó là đúc kết được các chuyên gia xây dựng chỉ ra trong cuộc hội thảo mới diễn ra tuần qua tại TPHCM. 

Kiến thức ít, chi phí nhiều

Công trình xanh, hoặc kiến trúc xanh tựu trung là một trong các giải pháp nhằm làm giảm thiểu phát thải nhà kính vốn là nhân tố khiến trái đất ngày một nóng dần lên, kéo theo biết bao hệ lụy đáng gờm từ BĐKH.
Tác dụng của những công trình kiến trúc xanh đã rõ: tiết kiệm nhiên liệu - năng lượng sử dụng; môi trường nơi cư trú và làm việc sẽ giảm thiểu bụi bặm và các hóa chất độc hại, đồng nghĩa giúp giảm chi phí y tế… Thế nhưng thật đáng tiếc khi trong thực tế tại Việt Nam, mô hình công trình kiến trúc xanh vẫn chưa gặp thời. Các chuyên gia chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân khiến cho công trình xanh vẫn còn là “thiểu số” tại Việt Nam, đó là do sự thiếu vắng, ít ỏi thậm chí vắng mặt hoàn toàn các tài liệu về công trình xanh. Số lượng sách báo cung cấp kiến thức chuyên môn bị hạn chế như thế đã khiến cho kiến trúc xanh chưa được phổ cập trong nước.

Đã thế, ngay cả những tài liệu kiến trúc xanh xuất hiện hiếm hoi không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Bởi vì hầu hết các tài liệu về công trình - kiến trúc xanh đều có xuất xứ từ châu Âu hoặc Bắc Mỹ tức là những nơi chủ yếu các nhà thiết kế, tham mưu lo tập trung, ưu tiên “chống lạnh”, trái ngược với điều kiện địa lý tại Việt Nam là ưu tiên “chống nóng” và “thoát ẩm”!

Vướng mắc tiếp theo chính là vấn đề chi phí. Bởi vì các công trình - kiến trúc xanh nếu có nhược điểm nào thì đó chính là vấn đề kinh phí đầu tư ban đầu nhiều hơn hẳn so với các công trình - kiến trúc thường. Một chuyên gia thuộc Sở Xây dựng TPHCM khẳng định rằng, điều hiển nhiên không thể chối bỏ, đó là vật liệu xây dựng dùng trong mô hình kiến trúc xanh do phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt, nên thường có giá thành ban đầu cao hơn hẳn vật liệu xây dựng bình thường. Chẳng hạn một công trình cao ốc sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp thì đầu tư sẽ khác; tương tự sẽ tốn kém hơn nếu làm tường 2 lớp nhằm đạt mục đích ổn định và cách nhiệt tức giảm bức xạ nhiệt, chống nóng.

Tại Việt Nam, ngay từ cách đây 5 năm Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Sau đó, Bộ Xây dựng cũng đã đề ra nhiều tiêu chuẩn như hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả cho nhà ở cao tầng, nhà văn phòng… Chỉ có điều đến nay chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh.

Hệ lụy của tất cả những điều nêu trên chính là một bản tổng kết làm buồn lòng những ai quan tâm đến thích ứng BĐKH: Các nhà đầu tư vì suất đầu tư ban đầu cao nên tỏ ra “hờ hững”, “lạnh nhạt”; các nhà quản lý xây dựng và chính quyền đô thị chưa khuyến khích, quảng bá một cách thiết thực, đủ tầm. Cho nên chẳng lạ khi trong thực tế, các công trình gọi là “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn chỉ xuất hiện lẻ tẻ, tự phát dưới dạng một dự án đơn lẻ, chứ chưa thực sự trở thành khuynh hướng xây dựng tất yếu.

Đi tìm giải pháp

Trong một cuộc hội thảo chuyên đề về công trình xanh được tổ chức tại Việt Nam hồi cuối năm ngoái, chuyên gia Darren O’Dea – đại diện Hội đồng công trình xanh Việt Nam đã khuyến cáo việc xây dựng công trình xanh phải phù hợp với khí hậu, văn hóa và tầm phát triển của bản thân ngành xây dựng trong nước. Điều này cũng có nghĩa Việt Nam phải biết linh động vận dụng từ các sách vở, mô hình nước ngoài. Chuyên gia Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển đô thị, thuộc Sở Xây dựng TPHCM cụ thể hơn khi nói rằng cần biết cải tiến một cách phù hợp các giải pháp xanh của thế giới cho các công trình ở trong nước và đáng chú ý là những điều chỉnh thích nghi này thật đa dạng trong đời thường: như chiêu “lõi sinh học” của tòa nhà, mái xanh, ống dẫn ánh sáng, che nắng, sử dụng năng lượng pin mặt trời, tuabin gió, bể thu hồi nước mưa, xử lý và sử dụng nước thải, bề mặt thấm nước, “vườn ướt”, “hồ sinh thái”…

Ở tầm vi mô doanh nghiệp, thực ra cũng đã và đang có những đơn vị tự “diễn biến” theo chiều hướng đạt chuẩn công trình xanh với cách làm đơn giản, bất ngờ và đầy hiệu quả. Mô hình đang được áp dụng tại siêu thị BigC là một dẫn chứng.

Một giới chức hệ thống siêu thị BigC bật mí “chiêu” tiết kiệm năng lượng giản đơn sau: Để làm mát trong khuôn viên siêu thị khi mở cửa đón khách vào ban ngày, thay vì sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ vốn ngốn rất nhiều điện năng, BigC làm mát toàn bộ siêu thị bằng… đá. Toàn bộ lượng đá này được BigC sản xuất tại chỗ vào ban đêm, thời điểm khi mà nhiệt độ ngoài trời đã hạ và giá điện rẻ hơn ban ngày. Chỉ khi nào lượng đá cục đã sử dụng hết, siêu thị mới vận hành hệ thống làm mát bằng máy điều hòa. Kết quả là chi phí trả cho sử dụng điện năng làm mát hệ thống siêu thị BigC giảm rõ rệt, còn sâu xa hơn, khi điều hòa nhiệt độ giảm bớt liều lượng sử dụng, cũng đồng nghĩa giảm bớt tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

Huy Khánh - Ảnh: Cao Thăng

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Đây là gì?


[Xây nhà nhỏ] - Nếu ý tưởng này được áp dụng rộng rãi sẽ tiết kiệm được một khối lượng đáng kể vật liệu xây dựng, nhân công tránh được một khối lượng đáng kể khối lượng ô nhiễm môi trường. Nhìn những hình ảnh những ngôi nhà này ít ai đoán được tiền thân của chúng là những Container!




 Trung tâm mua sắm Boxpark

Baxpark là một trung tâm  mua sắm mới được tái chế từ một container cỡ chuẩn. Trung tâm này nằm tại London. Trung tâm này trung bày chủ yếu là những mẫu  áo sơ mi, giày và đồ jeans mốt mới hợp thời trang.

 
Ngôi làng container trang trí theo tông đen trắng. Ngôi làng gồm 60 containers được chồng thành 2 tầng dài 5 container.

tầng trên  rộng rãi hơn với băng ghế và bàn. Dãy nhà này tao nên với mục đích tạo cơ hội kinh doanh cho những hộ kinh doanh nhỏ không đủ tiền thuê chổ.


Bonnie Alter/CC BY 2.0

Theo: treehunger.com

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Biệt thự 38m2



[Masgroup.vn] - Đó là ngôi nhà của một nữ kiến trúc sư, đã được xây cách đây 19 năm. 6,3m x 6,3m, hơi nhỏ nhưng duyên dáng và đầy ắp kỷ niệm với những người sống trong ngôi nhà này. Nhà thiết kế đã biến nó thành một ngôi nhà nghỉ cuối tuần đúng nghĩa.





















Chuyện kể về ngôi nhà "9 nút"
Tôi xây ngôi nhà này vào đầu năm 1988. Nhà là một hình vuông, mỗi cạnh 6,3m x 6,3m, nói theo “ngôn ngữ số” thì đó là ngôi nhà “9 nút”, vuông vức vậy thôi, không có thụt, lồi, giật ra, giật vào để “tạo dáng” gì cả, gồm tầng trệt và tầng lửng. Tuy vậy các kích thước không gian bên trong đã được cân nhắc để có một tỷ lệ dễ chịu.


Tôi đã bỏ qua một vài nguyên tắc thiết kế khi tổ chức không gian ngôi nhà nhỏ này: cầu thang trong nhà không có tay vịn lẫn lan can, còn gác lửng có tay vịn nhưng lại không có lan can. Con trai chúng tôi năm ấy 12 tuổi, cậu bé đã ngủ ở gác lửng không có lan can ấy cho đến lớn.
Nhà lợp ngói, hai mái dốc, một mái dài, một mái ngắn, máng xối tôn. Một vài người quen hỏi sao tôi không làm sê nô bê tông? Đơn giản chỉ vì tôi thích lu nước bằng đất của ông bà ngoại nên làm máng xối tôn dẫn nước mưa vào lu đất.
Tầng trệt là nơi sinh hoạt chung, tiếp khách, có bàn vẽ, bàn ăn, bếp, phòng vệ sinh, sảnh để xe hai bánh, một tủ kho có thể để những thứ linh tinh, kể cả những dụng cụ của người đàn ông trong gia đình: kềm, búa, mỏ lết, cưa, khoan…
Trong góc tiếp khách là cái đôn sứ men xanh lá cây để đặt chậu hoa, là vật dụng kỷ niệm của ông bà ngoại tôi để lại.
Không gian trong nhà được ngăn chia bằng cách thay đổi cao độ nền nhà, bằng kệ trang trí. Trần đóng theo độ dốc mái để tận dụng không gian bên trên. Một đèn treo Nhật hình hoa cúc màu ve chai được thả vào giữa khoảng thông tầng. Đèn treo này do một anh bạn thân kiến trúc sư tặng.
Trong nhà rất ít đồ đạc, chỉ có những vật dụng cần thiết, và hầu hết đều do tôi vẽ cho một người thợ mộc rất trẻ đóng: trần nhà, bộ ghế sofa tiếp khách, bàn vẽ, bàn làm việc, tủ sách, bàn thấp để máy truyền hình, bàn để các máy nghe nhạc, tủ bếp, tủ quần áo âm tường, bàn phấn nhỏ.
Phòng ngủ không có giường, nệm đặt trên sàn nhà, chúng tôi ngủ ở “gác xép”, nhìn thấy không gian dốc mái, không được trang trọng theo quan niệm phòng ngủ thông thường. Từ tấm nệm của con tôi, xuyên qua cửa đi kính sát sàn có thể nhìn thấy ban công, hải đăng lấp ló sau cành nhãn, cảm giác tiếp cận với sàn nhà luôn làm tôi dễ chịu.
Phong vị biển
Vì yêu thích các vật liệu thiên nhiên nên tôi đã dành một khoảng tường trên mặt đứng trước để ốp đá, loại đá lấy ở Núi Lớn Vũng Tàu. Hai lối đi bên hông và trước nhà cũng được lát cùng loại đá. Tường quanh nhà được tô đá rửa, loại đá hạt nhỏ.
Bên dưới cây nhãn sân trước là một tảng đá làm băng ngồi, kê trên hai tảng đá nhỏ khác. Tảng đá ngồi này là đá ở một công trường Núi Lớn. Thấy tôi thích nên anh bạn chỉ huy công trường tặng tôi. Phải thuê một xe ba bánh để chỉ chuyển một tảng đá này về.
Bao bọc chung quanh sân trước là dãy băng ngồi bằng đá mài trắng với các bàn thấp, là nơi tôi ngồi ăn sáng, hoặc dọn ăn buổi tối khi có anh chị em, bạn bè họp mặt. Sân trước cũng có một cây dừa mà tôi lắp gương sen tắm đứng vào thân cây để tắm lại sau mỗi lần đi tắm biển về. Sau vài năm, cây dừa phát triển sát nhà, tôi đành phải cắt bỏ và rất tiếc đã mất chỗ tắm thú vị này.
Những buổi sáng sớm khi mọi tiếng động bình thường im lắng, có thể nghe tiếng sóng ầm ì từ Bãi Sau vọng lại. Buổi chiều sau khi tắm biển về, tôi thường để một ghế xếp bằng vải trên sân trước nằm nhìn trời. Chồng tôi ngồi ghế dựa gần đó, chúng tôi chuyện trò chút ít rồi yên lặng để thiên nhiên trôi chung quanh mình.
Gia đình chúng tôi sống ở đó bốn năm. Đến năm 1992, chúng tôi dọn về làm việc ở Sài Gòn. Ngôi nhà nhỏ trở thành nhà nghỉ cuối tuần cho gia đình tôi. Chồng tôi đã mất cách đây 10 năm, ngôi nhà nhỏ trở thành nhà nghỉ cuối tuần cho một mình tôi. Mỗi lần về nhà sau một tuần làm việc, mở cửa vào nhà, tôi vẫn thấy dễ chịu vô cùng.
Tôi vẫn ăn sáng nơi sân trước, vẫn nằm ghế vải buổi tối nhìn trời, nhìn sao, vẫn những cảm giác nhẹ nhàng, trong cơn gió mát vẫn cảm thấy da mình rất sạch sau khi tắm biển về.
19 năm đã qua, ngôi nhà nhỏ đã có bóng dáng thời gian lướt qua nó. Sau cơn bão Durian tháng 1-2007 vừa qua, có mấy viên ngói bị lật nghiêng phải xếp lại, máng xối tôn bị cong một đoạn. Dây trầu phụng, những lá sen, cụm dương xỉ đang phục hồi.
Có lẽ qua mùa mưa tới màu xanh mơn mởn sẽ lại reo vui quanh ngôi nhà nhỏ.
Bài: KTS Nguyễn Thị Năng
Nguồn: nhadep-magazine.com
Sưu tâm: masgroupvn
Girls Generation - Korean