Bảo tồn di tích văn hoá cần được quan tâm đúng mức LĐ) - Với cái tầm Hà Nội mới, yếu tố văn hoá (VH) càng phải được quan tâm một cách đúng mức. Cả Hà Nội và Hà Tây (cũ) đều có những bản sắc, tinh hoa VH lâu đời và đáng tự hào, bởi thế, để hoà nhập hai nền VH này, cần phải rất thận trọng. Từ xưa đến nay, Thăng Long vẫn được coi là đất Kẻ Chợ, là nơi giao thương buôn bán, nơi đô hội phồn hoa; còn Hà Tây xứ Đoài, thuộc tứ trấn của thành Thăng Long xưa. Xứ Đoài là miền đất thuộc Sơn Tây, nơi lưu giữ nhiều di chỉ của nền văn minh lúa nước như rối nước... Hà Tây là địa phương còn giữ lại nhiều di vật cổ nằm trong các làng mạc đình chùa, trong khi đó Hà Nội lại ít hơn và bảo quản yếu kém hơn. Hà Tây là cái nôi của nhiều làng nghề nổi danh, không chỉ là tôn vinh bản sắc VH dân tộc mà là thế mạnh để phát triển. Nằm trong Hà Nội mới, thế mạnh này sẽ có điều kiện để phát triển, hội nhập với thế giới. Những làng nghề truyền thống với đội ngũ những thợ thủ công có những bàn tay vàng: Thợ mộc, thợ khắc, thợ xây, thợ thủ công mỹ nghệ của Hà Tây... có thể vươn ra để chiếm lĩnh thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới. Để có những làng nghề đó, con người, mảnh đất Hà Tây đã hun đúc duy dưỡng hàng trăm, hàng ngàn năm nay chứ không chỉ do được đào tạo trong ngày một, ngày hai. Chính vì thế, với bối cảnh Hà Nội mở rộng, sẽ không thể đô thị hoá ồ ạt Hà Tây (cũ), nếu không sẽ trở thành thảm họa đối với bản sắc VH của vùng đất này. Sẽ không thể tránh được ảnh hưởng của tốc độ đô thị hoá đối với các vùng đất mới của Hà Nội, chính vì thế, vấn đề bảo tồn các di tích VH vật thể và phi vật thể đang được đặt ra cấp bách. Đã có những bài học lịch sử khi chúng ta không quan tâm đến VH như sự gần như biến mất của làng hoa Ngọc Hà, húng Láng, sự thu hẹp ngày càng nhiều đến mức báo động của đào Nhật Tân, sự biến dạng của cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì... Bởi thế, với quy mô Hà Nội mới, những nét tinh tế của VH Hà Nội cũ, Hà Tây cũ càng phải được quan tâm một cách thích đáng hơn."Thăng Long phi chiến địa" - câu châm ngôn dành cho Hà Nội đã có từ ngàn năm qua, "Thành phố vì hoà bình" - diện mạo Hà Nội mới được UNESCO vinh danh. Đó có thể coi là một danh hiệu, một thương hiệu, một sở trường, một nét tinh hoa, một tài nguyên "phi vật thể" mà Hà Nội đang trọng giữ. Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội với tầm và lực mới, cần dựa trên những gì thuộc về tinh hoa, những thế mạnh tiềm năng của mỗi vùng đất, với sự hoà nhập khéo léo, hoà nhập để năng động, phát triển chứ không phải hoà tan. Bảo tồn di tích như thế nào? Ở thời nào thì mọi người cũng nói đến phải phát huy truyền thống. Mà đã muốn phát huy truyền thống thì trong đó có một nội dung là phải bảo tồn những di tích. Tưởng rằng đây chỉ là một vấn đề đơn giản, nhưng trong thực tế thì lại không đơn giản chút nào. Bảo tồn di tích tức là giữ lại những di tích, tất nhiên rồi. Nhưng giữ gìn di tích lại là một vấn đề rất khó khăn phức tạp. Bởi giữ gìn di tích không có nghĩa là di tích có thế nào thì giữ nguyên như thế. Điều ấy chỉ đúng với những di tích còn nguyên vẹn và vẫn đang có độ bền chắc cao. Những di tích như thế rất hiếm có trong thực tế. Còn phần lớn các di tích đều đã bị thời gian làm cho xuống cấp. Thậm chí có những di tích đã đổ nát. Vậy bảo tồn những di tích đã xuống cấp như thế nào? Đây thực ra là một vấn đề đặt ra đối với cả thế giới chứ đâu phải chỉ ở riêng Việt Nam. Nhưng thế giới người ta đã rút ra nhiều bài học rồi, có nhiều kinh nghiệm rồi. Nhiều di sản văn hóa thế giới đã được bảo tồn thành công, được nhiều người công nhận, khâm phục. Thời đại ngày nay, cả thế giới mở cửa, thông tin bùng nổ thì những kinh nghiệm từ một nước sẽ trở thành kinh nghiệm cho tất cả các nước. Điều lạ là những bài học mà thế giới đã rút ra lâu rồi mà sao ứng dụng trong công tác bảo tồn di tích ở nước ta lại chậm chễ, khó khăn đến như thế? Khỏi phải nói, những đình chùa đền miếu ở khắp các làng quê được bảo tồn một cách tự phát. Thôi thì sửa chữa, quét màu, sơn son thiếp vàng lung tung cả. Làm cho người đến chiêm ngưỡng tưởng là vừa mới dựng xong. Do dân trí thấp, có nơi nhiều người được phân công chịu trách nhiệm tu bổ sửa chữa lại coi là càng làm cho hiện đại khang trang thì di tích của địa phương mình càng oách. Thế là di tích trở thành nửa cổ nửa kim. Những di tích thâm nghiêm trước đây đã biến đổi thành những di tích lòe loẹt. Nói tóm lại là di tích đã bị phá hỏng, chỉ còn lại là sự phô phang, khoe mẽ. Cách đây hai năm, tôi cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa và Giáo sư Trần Đăng Suyền về thăm ngôi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mọi người đều biết Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, là một thi hào nổi tiếng của dân tộc. Nhắc đến Nguyễn Khuyến, mọi người yêu văn chương đều nhớ đến "ngõ trúc quanh co khách vắng teo", "mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái", "cá đâu đớp động dưới chân bèo"... Vậy mà, chúng tôi đến nhà của Nguyễn Khuyến đã hết sức ngỡ ngàng, không thể nào nhận ra đây là ngôi nhà mà thi nhân đã về ở ẩn những năm tháng từ quan cuối đời và viết nên những bài thơ bất hủ để lại cho muôn đời."Ngõ trúc quanh co" thì vẫn còn. Nhưng tường xây đã thay cho những dậu hoa giăng thuở nghèo. Đặc biệt, không thấy ao bèo mà thi nhân xưa đã "tựa gối nâng cần" đâu cả, mà chỉ thấy một ao hoa súng hồng tươi (không phải là hoa súng tím ở làng quê mà là giống súng cảnh từ đâu mang về)... Làm cho cả ba chúng tôi đều hết sức ngậm ngùi. Tiếc rằng công trình tu sửa di tích này lại có sự đóng góp ngân sách của một tổ chức văn hóa quốc tế. Dẫu biết rằng, tổ chức văn hóa quốc tế chỉ đứng ra đầu tư tu bổ, còn vẫn là người Việt Nam chúng ta làm thôi. Trách nhiệm ấy tất nhiên thuộc về ngành văn hóa và chính quyền địa phương. Thật tiếc lắm thay! Tuy nhiên, việc bảo tồn di tích còn là nâng cao giá trị của di tích ấy. Giữ gìn di tích, điều quan trọng nhất là giữ hồn giữ cốt. Có thể thêm những chi tiết để củng cố nâng cao hồn cốt ấy. Điều này chúng ta cũng có những bài học quý.Ai cũng biết ngôi nhà của Bác ở làng Sen là một ngôi nhà gỗ năm gian. Nhưng ngôi nhà ấy vào thơ Tố Hữu đã trở thành "Ba gian nhà trống nồm đưa võng/ Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh". Mà ai cũng thấy như thế mới là ngôi nhà thật của Bác. Thế là ngành bảo tàng Nghệ An đã có sáng kiến bố trí thêm một chiếc võng trong một gian nhà của Bác. Chiếc võng đan ấy đã trở thành một điểm nhấn của gian nhà, đã nâng cao chất hiện thực của di tích, làm cho di tích thật hơn và thiêng liêng hơn. Cũng phải kể thêm rằng, trước cửa ngôi nhà của Bác ở quê nội làng Sen là một vườn đất khá rộng mà đến nay vẫn chỉ trồng khoai lang. Ấy là do ngành bảo tàng Nghệ An đã giữ được hồn của di tích. Bởi năm 1961, khi Bác về thăm quê, mọi người có hỏi Bác là ý Bác muốn trồng loại hoa gì cho đẹp để chúng cháu thực hiện. Bác bảo: "Bác thích hoa khoai lang". Tất nhiên, một người lịch lãm như Bác đã đi khắp thế giới, biết tất cả các loài hoa đẹp. Nhưng lúc đó nước ta còn nghèo, dân ta còn đói, Bác bảo Bác thích hoa khoai lang là ý Người muốn nhắc việc tăng gia sản xuất. Bảo tồn như thế là giữ được cả hồn cốt của di tích.Mong sao ngành văn hóa nhân rộng được tấm gương của những người làm công tác bảo tàng tỉnh Nghệ An ra khắp nước http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/lyluan/2008/7/52924.cand *Kinh đô Văn Lang cổ: SOS! Dân trí) - Làng Cả là DTLS thuộc thời kì văn hóa Đông Sơn, nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Truyền thuyết và sử liệu khoa học đều chứng minh Làng Cả chính là kinh đô của nước Văn Lang xưa. Nhưng trước sự tàn phá ghê gớm của con người, Làng Cả như…một bãi đất hoang.
Chỉ còn chiếc cổng làng là còn vẹn nguyên. (ảnh, Hồng Ngân) |
Ngoài ra, dự án còn xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác bảo tồn lâu dài, thuyết minh chi tiết từng khu tháp.Trước đó, Việt Nam và UNESCO đã phối hợp thực hiện thành công giai đoạn 1 của dự án với trọng tâm là nghiên cứu, khảo cổ, lập bản đồ thông tin địa lý khu đền tháp di tích Mỹ Sơn.Khu di tích Mỹ Sơn, được người Chăm xây dựng từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII trong một thung lũng thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Do tác động của thiên nhiên, môi trường và chiến tranh, khu di tích đã bị tàn phá nặng nề, nhất là nhóm tháp G (gồm 4 tháp G1, G2, G3 và G4) nằm giữa nhóm tháp A và E. http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=136515&Catid=58
*PGĐ Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành Cổ: Còn nhiều việc phải làm sau khi hồ sơ di sản đến Paris Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới đã đến Paris - nơi Trung tâm di sản thế giới đặt trụ sở. Vậy là khu di tích Hoàng thành Thăng Long nức tiếng với hàng trăm, hàng nghìn di vật cùng giá trị lịch sử, kiến trúc… minh chứng cho quá trình phát triển cả nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội giờ đã ở trong giai đoạn đề cử là Di sản văn hóa thế giới. Chưa dám chắc, Hoàng thành Thăng Long có được công nhận là Di sản văn hóa thế giới hay không, song ít nhất, bộ hồ sơ dày tới 862 trang được trau chuốt kỹ lưỡng đến từng con chữ (chưa kể 435 ảnh slide và hơn 41 phút phim video) đệ trình lên Trung tâm di sản thế giới đúng thời hạn đã là một món quà quý giá cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, ông Trần Quang Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành Cổ, một trong những người "từng ngày, từng giờ" gắn với quá trình lập bộ hồ sơ kia, nói rằng: Còn rất nhiều việc phải làm cho di tích này, cũng như cho bộ hồ sơ đã gửi đi. Và các công việc đều phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Hồ sơ coi như đã hoàn chỉnh, vậy công việc tiếp theo sẽ là gì, thưa ông? - Tôi muốn khẳng định đây là khu di sản quan trọng bậc nhất của đất nước chứ không riêng gì của Thủ đô. Vì thế nên việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản không cần đợi đến khi UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thậm chí chúng ta cũng phải để một dung lượng nhất định cho việc: Không được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì trách nhiệm của thế hệ tương lai đối với tiền nhân, đối với lịch sử như thế nào. Thế nên chúng ta vẫn phải bằng mọi cách, mọi giá và điều kiện có thể để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị quý giá của cụm di tích này. Trong hình dung chủ quan của chúng tôi, với tư cách là những người quản lý, thì từ nay đến 2010 sẽ phải có một bước cải tạo, chỉnh trang. Việc chỉnh trang là một nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành với phần di tích đã thuộc sự quản lý, có một sự liên kết với khu di tích 18 Hoàng Diệu để có thể đáp ứng phục vụ công chúng trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Bởi nói gì thì nói, chúng ta kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì biểu hiện cụ thể nhất, sinh động nhất, tập trung nhất là khu di sản này. Nơi đó có thể tìm thấy những dấu tích, những bằng chứng xác thực nhất để minh chứng bề dày lịch sử xuyên suốt của quốc đô Thăng Long và Thủ đô Hà Nội ngày hôm nay. Chắc chắn, dù là di sản thế giới hay không là di sản thế giới thì đó là việc đương nhiên phải làm. Sau năm 2010, với việc tiếp tục tiếp nhận bàn giao phần di tích còn lại và hoạch định một quy hoạch chi tiết, sẽ phải công bố quy hoạch, từng bước triển khai quy hoạch. Điều đó sẽ đem lại một diện mạo, một hình dung cụ thể về di sản trên cơ sở hồ sơ đã xác định. Từ năm 2015 trở đi là giai đoạn tiếp theo, chúng ta từng bước hoàn chỉnh quy hoạch đã đề ra. Riêng với bộ hồ sơ đã được gửi đến Paris, công việc tiếp theo không chỉ là chờ đợi? - Với hồ sơ này, ngay sau đây và kể cả ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đã từng bước tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ. Bởi theo quy định là đến tháng 11/2008, UNESCO sẽ có văn bản chính thức đóng góp ý kiến về hồ sơ. Tôi muốn lưu ý rằng, văn bản này là của Ban thư ký UNESCO, có nghĩa là một văn bản phản ánh, nhận định thành tựu của cơ quan đầu não UNESCO, do các chuyên gia UNESCO thẩm định. Họ đóng góp ý kiến theo hướng: Thiếu bao nhiêu văn bản, thiếu những xác nhận nào, cần thiết phải bổ sung điều gì cho hồ sơ đó hoàn chỉnh theo mẫu quy định. Thực ra chúng ta đã hướng tới điều đó và hoàn thiện điều đó nhưng vẫn phải chủ động rà soát lại để cùng với sự nhận xét góp ý kia, đến 1/2009, chúng ta có thể hoàn chỉnh bộ hồ sơ. Hơn nữa, chính chúng ta phải trở lại nghiên cứu tỉ mỉ bộ hồ này để từ quý 1/2009 đến quý 1/2010, bất cứ lúc nào, chuyên gia UNESCO của 21 hội đồng tiến hành thẩm tra, thẩm định bộ hồ sơ thì chúng ta có thể lý giải, trình bày một cách minh bạch và toát lên được tinh thần một cách chính xác nhất. Bộ hồ sơ với khối lượng lớn nên bất cứ ai khi đi trình bày, giới thiệu, thuyết minh đều phải nắm đầy đủ, chắc chắn và chính xác vì chuyên gia UNESCO nghiên cứu rất kỹ. Nghe thì có vẻ đơn giản đấy nhưng công việc rất khó khăn mà phải chủ động.Là người trong cuộc,khi thực hiện bộ hồ sơ quan trọng này, ông có thấy lo ở điểm gì trong quá trình chờ đợi này không? - Đấy cũng là một việc phải làm hiện giờ. Chúng ta phải hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý liên quan đến thẩm định cũng như quy hoạch của khu di sản trong tương lai. Đây là một vấn đề có thể gọi là tồn tại của bộ hồ sơ. Bởi vùng lõi của khu di sản với tên gọi khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long chỉ có một phần hạt nhân, phần hạt nhân này nhỏ hơn rất nhiều so với Cấm thành trong lịch sử, so với Hoàng thành Thăng Long trong lịch sử. Vì thế cho nên, các chuyên gia UNESCO sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao có một phần nhỏ như thế". Chúng ta sẽ phải hình dung rằng với một phần nhỏ như thế mà chưa được nhất thể hóa trong công tác quản lý sẽ khó thành. May mắn là chúng ta cũng có lối thoát, vì mới đây, đúng ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản chỉ đạo về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Từ đầu đến cuối trong chỉ thị này, bất cứ trang nào cũng nhắc đến thành phố Hà Nội và các bộ, ngành có liên quan trong việc thúc đẩy để hồ sơ di sản của chúng ta thành công. Điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ, của lãnh đạo cấp cao đối với bộ hồ sơ. Vấn đề còn lại là thực hiện của các cấp, các ngành địa phương.
Rồng đá trong Thành cổ Hà Nội (Ảnh: Nguyên Vũ) |
Nhà dân xây dựng ngay trong phạm vi đánh dấu của khu di tích Cổ Loa. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét