Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Kiến trúc sư Norman Foster

Norman Foster là KTS vĩ đại của nền kiến trúc công nghệ cao toàn thế giới. Ông không chỉ góp phần to lớn vào việc tạo diện mạo cho kiến trúc cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mà còn của nền nghệ thuật kiến trúc ngày mai.

Norman Robert Foster (sinh 1 tháng 6 năm 1935) là một kiến trúc sư người Anh. Ông được phong tặng tước hiệu Nam tước của bờ sông Thames, tước Hiệp sĩ và được tặng thưởng Huân chương danh dự (Anh). Phong cách kiến trúc của ông nguyên gốc đặc sắc và thời trang, ảnh hưởng máy móc của phong cách High-tech, nhưng dần dần ông đã chuyển sang một phong cách tinh tế và hiện đại, sắc nét hơn.

Ga Expo MRT

Norman Foster sinh tại ngoại ô Manchester và theo học kiến trúc tại Đại học Manchester và Đại học Yale. Ông đã làm việc với kiến trúc sư nổi tiếng Buckminster Fuller, năm 1967 ông lập Nhóm 4 cùng với Richard Roger và thành lập hãng kiến trúc riêng Foster và cộng sự năm 1967.

Trụ sở Sainsbury, London

Norman Foster bắt đầu thu hút sự chú ý của công chúng từ năm 1971 khi thiết kế công trình nhà làm việc của hãng IBM tại Cosham. Vào năm 1975, kiến trúc hiện đại của Foster nổi tiếng toàn thế giới với công trình trụ sở làm việc của Willis Faber & Dumas tại Ipswish. Công trình 3 tầng, hoàn toàn bọc kính này nằm trên một khu phố có cấu hình không chuẩn tắc, là một tấm gương phản ánh toàn bộ các hoạt động của khu vực vào ban ngày nhưng lại hoàn toàn trong suốt vào ban đêm, bộc lộ không gian nội thất gồm hai tầng trên làm văn phòng và một bể bơi ở tầng dưới. Đồ án này được xem như một hình mẫu cho sự đáp ứng xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi sinh.

Phòng hòa nhạc tại Glasgow.
Mái vòm mới cho nhà Quốc hội Đức (Reichstag)

Trong vòng hai năm, Foster chứng minh tài năng của mình bằng những giải pháp sáng tạo cả về thiết kế không gian lẫn sử dụng vật liệu tại Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Sainsbury tại Đại học Đông Anglia, Norwich. Năm 1979, ông thắng cuộc thi thiết kế quốc tế cho trụ sở Ngân hàng Hồng Kông Thượng HảiHồng Kông, cao 180 mét, gồm 47 tầng lầu và 4 tầng ngầm. Toàn bộ các tầng lầu được treo trên các hệ kết cấu vượt một khoảng không là 38,4 m, dựa trên 8 nhóm cột thép cao thấp khác nhau. Công trình này hoàn thành năm 1985. Tòa nhà này là một ví dụ tiêu biểu của kiến trúc High-Tech trong những năm 1980-1990.

Sir Norman Foster tại lễ khánh thành quảng trường Trafalgar

Ông nhận giải thưởng Pritzker năm 1999. Ông là người Anh thứ hai đoạt giải thưởng Stirling hai lần. Một lần cho công trình Nhà chứa máy bay Mỹ (American Hangar) ở Viện Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc (Imperial War Museum Duxford) ở Duxford năm 1998, và lần thứ hai cho toà nhà Swiss Re số 30 đường Mary Axe năm 2004. Công trình này bị một số người gọi là chỉ trích vì giống một biểu tượng gợi dục.

Trụ sở Willis Faber và Dumas, Ipswich, một trong số những công trình đầu tiên của hãng Foster và cộng sự

Gần đây, một trong những trợ thủ chính của Norman Foster là kiến trúc sư Ken Shuttleworth, người đã vạch những nét phát thảo đầu tiên của tòa nhà "Quả dưa chuột" ở số 30 đường Mary Axe đã rời hãng Foster và cộng sự, thành lập hãng thiết kế kiến trúc MAKE. Có người cho rằng Ken Shuttleworth sẽ là đối thủ tiềm tàng của Foster trong tương lai. Ông cũng bị báo chí Anh đặt cho biệt hiệu "Nam tước lắc lư" sau sự cố trục trặc của Cầu Thiên niên kỷ ở London. Ngoài ra, toà nhà của hãng thiết kế và nhà riêng của Foster cũng bị chỉ trích vì có tác động xấu lên Bộ Sưu tập Nghệ thuật Từ thiện Couper (Couper Collection), tuy nhiên Foster từ chối điều này.

Ironbridge

Ironbridge - photographer Norman Foster

Norman Foster đã có 3 đời vợ. Người vợ đầu của ông là đối tác làm việc lâu năm, qua đời năm 1989 vì bị ung thư. Người vợ thứ hai gốc Ấn Độ chỉ sống với Foster một thời gian ngắn và ly dị năm 1998. Vợ hiện nay của ông là Elena Foster, từng là phóng viên và đã giảng dạy tại ĐH Cambridge. Ông có tổng cộng 6 người con (5 trai và 1 gái).

Công trình thiết kế

  • IBM Pilot Head Office, Portsmouth, Anh (1970 – 1971)
  • Trụ sở Willis Faber & Dumas, Ipswich (1970 – 1974)
  • Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Sainsbury, Đại học Đông Anglia, Norwich
  • Tháp ngân hàng Commerzbank, Frankfurt am Main
  • HSBC headquarters building và sân bay quốc tế Hong Kong, Hong Kong
  • Nhà ga hành khách tại sân bay quốc tế Stansted London
  • Metro của Bilbao, Tây Ban Nha
  • Cải tạo thư viện Lionel Robbins, Trường Kinh tế London, Anh
  • Tháp Collserola, Barcelona, Tây Ban Nha, (1992)
  • Carré d'Art, Nîmes, Pháp (1993)
  • Redevelopment of the Great Court of the British Museum (1999)
  • Cầu thiên niên kỷ, London (1999)
  • Cải tạo mái vòm nhà Quốc hội Đức, Berlin (1999)
  • Trụ sở Electronic Arts châu Âu, Thụy Sĩ, 2000
  • Tòa Thị chính London (2000)
  • Ga Expo MRT, Singapore (2001)
  • Ga tàu điện ngầm La Poterie metro, Rennes, Pháp (2001)
  • Trụ sở J Sainsbury, Holborn Circus, London (2001)
  • 30 St Mary Axe — Trụ sở Swiss Re (2003)
  • Cổng Sage Gateshead (2004)
  • Cầu Millau — Pháp (2004)
  • Đài Tưởng niệm Cảnh sát Quốc gia — The Mall, London (2005)
  • Thư viện khoa triết, Đại học Tự do Berlin, Đức (2005)
  • Khoa dược, Đại học Toronto, Canada
  • Tháp Hearst, New York, New York (2006)
  • Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc (2007)
  • Quảng trường Spinningfield, Manchester (2005 - 2010)
  • 40 căn hộ cao cấp, Saint Moritz, Thụy Sĩ (2005)
  • Trung tâm Nghệ thuật Trình diễn Dallas, Dallas, Texas
http://www.europeeuphoria.com/images/entertainment-center_1822.jpg
Norman Foster sinh ngày 1/6/1935 tại Reddish- Stockport nước Anh. Xuất thân từ một gia đình lao động. Ông sớm bộc lộ năng khiếu và niềm say mê kiến trúc một cách hết sức tự nhiên. Đặc biệt là sự say mê với các tác phẩm của kiến trúc sư Franhk Lloyyd Wright và Le Corbusier.
Rời khỏi trường học năm 16 tuổi, ông làm việc cho một kho bạc ở Manchester trước khi gia nhập không quân Hoàng gia Anh. Sau đó ông trở thành sinh viên ngành kiến trúc và thiết kế đô thị Trường Đại học Tổng hợp Manchester. Một thời gian sau, ông nhận được học bổng Henry cho khóa học thạc sĩ ở trường Yale. Tại đây ông đã gặp người đồng sự hết sức quan trọng cho khởi đầu sự nghiệp vĩ đại của mình, đó là Richar Rogers. Vào năm 1962, ông quyết định thành lập nhóm thiết kế “Team 4”- với Richar Rogers và Sue Rogers. Họ đã nhanh chóng đi theo một trường phái thiết kế hết sức hiện đại với các công nghệ kỹ thuật cao được gọi là trường phái High-tech. Sau khi nhóm “Team 4” chia tay, năm 1967 Foster và Cheesman thành lập tập đoàn Foster, sau này đổi tên thành Foster và Cộng sự. Năm 1968, ông bắt đầu hợp tác lâu dài với Richard Buckminster Fuller ở Mỹ cho đến khi Fuller mất vào năm 1983. Những dự án hai người hợp tác thực hiện đã trở thành điển hình và là nhân tố thúc đẩy việc công trình phải gắn với môi trường, không làm tổn hại đến môi trường. Một trong những dự án đó là nhà hát Samuel Beckett.Foster có rất nhiều công trình lớn tại Anh, công trình nổi tiếng nhất là trụ sở chính của Công ty bảo hiểm Willis Faber &Dumas ở Ipswich với 1200 nhân viên.
 Công trình hiện đại này là một minh chứng cho kỹ thuật khoa học tiên tiến của thời đại và đã được coi như một kỳ quan đặc biệt và là niềm tự hào của thành phố. Mặt đứng công trình được phủ toàn kính, đối ngược với khung cảnh và không gian của những công trình cổ kính chung quanh. Những ngôi nhà cổ soi bóng trên nền kính long lanh. Là một tấm gương phản ánh toàn bộ các hoạt động của khu vực vào ban ngày nhưng lại hoàn toàn trong suốt vào ban đêm, bộc lộ không gian nội thất gồm hai tầng trên làm văn phòng và một bể bơi ở tầng dưới. http://www.floornature.com/worldaround/img_magazine/mag348_01_popup.jpgĐồ án này được xem như một hình mẫu cho sự đáp ứng cũng như hiệu quả về mặt môi sinh. Và khi ánh sáng màu hoàng hôn hắt ra từ những mảnh kính của công trình thì quả là một vẻ đẹp huy hoàng.Ngay từ những công trình đầu tiên ông thiết kế đã phản ánh rõ nét việc hướng tới một nền kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Phong cách thiết kế của ông đã mở ra một trường phái kiến trúc mới. Trường phái coi trọng việc dùng công nghệ và kỹ thuật cao phục vụ nhân loại. Ông đã từng nói: “Kiến trúc gắn với con người và với chất lượng sống. Kiến trúc không thể tự tồn tại tách rời. Chúng ta phải tạo nên những công trình sao cho đó chính là công nghệ và văn hóa”.Ngày nay Norman Foster và Cộng sự triệt để sử dụng mối liên kết chặt chẽ giữa hệ thống máy tính điều khiển và quy luật vật lý cơ bản, chẳng hạn như sự đối lưu không khí nhằm tạo ra một tổ hợp chặt chẽ, thông minh hiệu quả cho công trình như nhà số 30 phố Mary- Hay còn gọi là “Quả dưa chuột” vì hình dáng độc đáo của nó. Toàn bộ mặt đứng của công trình với thiết kế đặc biệt, độc đáo đã có thể tự làm mát và làm ấm không khí mà không cần bất cứ một năng lượng nhân tạo nào.
http://www.inhabitat.com/wp-content/uploads/normanfoster1.jpghttp://www.inhabitat.com/wp-content/uploads/normanfoster1.jpghttp://www.inhabitat.com/wp-content/uploads/normanfoster2.jpghttp://adaptivereuse.net/wp-content/uploads/images/hearst-tower-norman-foster.jpgÔng là kiến trúc sư thứ hai của nước Anh được giải Stirling hai lần. Lần thứ nhất là Nhà để máy bay Mỹ ở Bảo tàng Chiến tranh đế quốc tại Duxfosd, năm 1998. Lần thứ hai là tòa nhà 30 phố Mary, năm 2004. Và rất nhiều giải thưởng lớn, đặc biệt là Giải thưởng Kiến trúc Pritker, năm 1999.Foster được nhân loại biết đến như một thiên tài trong nền kiến trúc thế giới. Các nhà phê bình nhận xét: Ý tưởng thiết kế của ông còn hơn cả sự không tưởng, nó như một giấc mơ kỳ diệu về không gian. Gần đây nhất ông giành giải thưởng Aga Khan, một trong những giải thưởng lớn về kiến trúc thế giới cho thiết kế Trường đại học Tổng hợp Dầu khí và kỹ thuật ở Bandrar Seri- Malaysia.Foster có một cuộc sống hôn nhân không phẳng lặng. Ông đã mất người vợ đầu. Bà để lại cho ông bốn người con trai. Sau đó ông lần lượt kết hôn với hai người phụ nữ nổi tiếng khác. Ông có một gia đình với cả thảy 6 người con. Ông thường lái máy bay trực thăng riêng từ nhà đến Công ty ở London.
Norman Foster đã được Hoàng gia Anh phong tặng tước Hiệp sĩ vào năm 1990. Năm 1997 nhận được Huân chương danh dự của Hội đồng Anh. Năm 1999, được phong Nam tước danh dự vùng sông Thame.

Vũ Hoàng Lưu (Tia Sáng,13:57:23 21/02/2008 )http://www.swotti.com/tmp/swotti/cacheBM9YBWFUIGZVC3RLCG=

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean