Ngô Viết Thụ (Sinh: 17 tháng 9, 1926 tại Lang Xá, Thừa Thiên-Huế. Mất: 1 tháng 1, 2000 tại Saigon, thọ 73 tuổi), là một kiến trúc sư Việt Nam danh tiếng, ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955 là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại tại VN. Là con của ông Ngô Viết Quang và bà Nguyễn Thị Trợ. Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc ở Đà Lạt. Trong giai đoạn 1950-1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia ở Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Roma về kiến trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.. Trong thời gian 1955-1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc.
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Nhà cầm quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc, dự án này không thực hiện được.Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.)J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy HryniewieckiJohn B. Parkin. cùng với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như vàÔng đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật.
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Nhà cầm quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc, dự án này không thực hiện được.
Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) cùng với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.
Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo một năm.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Ông còn cộng tác với nhiều KTS khác trong các công trình Viện Quốc Tế Mỷ Thuật Paris (với nhóm KTS Pháp, 1958-1960), chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại tổng thể thiết kế của KTS Nguyễn Duy Đức, bổ sung thiết kế cầu nổi và các khu phố lầu, 1958-1962), Trường Đại Học Y Khoa TP Hồ Chí Minh (trưởng nhóm KTS Việt Nam, cộng tác với nhóm KTS Mỹ).
Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với bức tranh "Thần Tốc" và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong dinh Thống Nhất, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông cũng là một nghệ sĩ sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Ông qua đời năm 2000 tại Saigon.
Con trai ông, Tiến sĩ, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn hiện là một chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch đồng thời cũng là giảng viên đại học tại Bắc Mỹ. KTS Ngô Viết Nam Sơn tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Washington, thạc sĩ tại Đại học Tổng hợp California thành phố Berkeley và văn bằng KTS tại Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia các dự án đã và đang được thi công như Phố Đông Thượng Hải (được giải thưởng danh dự của Viện kiến trúc Hoa Kỳ), Đô thị mới Filinvest và Nhà ga sân bay quốc tế Aquino tại Philippines, Cao ốc đa chức năng Almaden tại San Jose (Mỹ), Cao ốc Công ty HDB tại Singapore, Trung tâm huấn luyện phi công tại Orlando (Mỹ), Tổng mặt bằng quy hoạch phát triển mở rộng campus và khu dân cư lân cận của Đại học Washington tại Seattle (Mỹ). Có 3 dự án mà anh mong có cơ hội cùng hợp tác với những người có cùng chí hướng:
- Giáo dục - Học bổng Ngô Viết Thụ: Tìm nguồn hỗ trợ tài chính và cộng tác về tổ chức quản lý để tuyển chọn mỗi năm một nhóm chuyên viên thuộc nhiều ngành (quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và quản lý) cùng đi làm việc trong 3 tháng hè tại một nước APEC với sự hướng dẫn của một nhóm giáo sư hoặc chuyên gia quốc tế, để nghiên cứu một vấn đề bức xúc của đô thị, sau đó đúc kết lại trong một báo cáo về khả năng ứng dụng các bài học kinh nghiệm đó tại Việt Nam.
- Quy hoạch - Tư vấn chiến lược: Viết bài hoặc tham gia vào các nhóm tư vấn chiến lược cho các nhà lãnh đạo trung ương và địa phương trong việc vạch ra đường hướng mới cho chiến lược và chiến thuật phát triển và bảo tồn di sản đô thị tại các vùng đô thị đang phát triển mạnh.
- Kiến trúc Việt Nam và APEC: Cùng vận động để các KTS Việt Nam được quyền hành nghề tại các nước APEC, và hợp tác cùng đồng nghiệp trong việc lập ra một trường phái kiến trúc hiện đại có bản sắc riêng, gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là trong thiết kế các công trình với kỹ thuật tiên tiến; quy hoạch và kiến trúc một campus đại học tổng hợp quốc tế tại Việt Nam.(Trích từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Vi%E1%BA%BFt_Th%E1%BB%A5
http://web.thanhnien.com.vn/Kieubao/2006/3/5/140834.tno)
Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) cùng với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.
Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo một năm.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Ông còn cộng tác với nhiều KTS khác trong các công trình Viện Quốc Tế Mỷ Thuật Paris (với nhóm KTS Pháp, 1958-1960), chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại tổng thể thiết kế của KTS Nguyễn Duy Đức, bổ sung thiết kế cầu nổi và các khu phố lầu, 1958-1962), Trường Đại Học Y Khoa TP Hồ Chí Minh (trưởng nhóm KTS Việt Nam, cộng tác với nhóm KTS Mỹ).
Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với bức tranh "Thần Tốc" và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong dinh Thống Nhất, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông cũng là một nghệ sĩ sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Ông qua đời năm 2000 tại Saigon.
Con trai ông, Tiến sĩ, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn hiện là một chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch đồng thời cũng là giảng viên đại học tại Bắc Mỹ. KTS Ngô Viết Nam Sơn tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Washington, thạc sĩ tại Đại học Tổng hợp California thành phố Berkeley và văn bằng KTS tại Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia các dự án đã và đang được thi công như Phố Đông Thượng Hải (được giải thưởng danh dự của Viện kiến trúc Hoa Kỳ), Đô thị mới Filinvest và Nhà ga sân bay quốc tế Aquino tại Philippines, Cao ốc đa chức năng Almaden tại San Jose (Mỹ), Cao ốc Công ty HDB tại Singapore, Trung tâm huấn luyện phi công tại Orlando (Mỹ), Tổng mặt bằng quy hoạch phát triển mở rộng campus và khu dân cư lân cận của Đại học Washington tại Seattle (Mỹ). Có 3 dự án mà anh mong có cơ hội cùng hợp tác với những người có cùng chí hướng:
- Giáo dục - Học bổng Ngô Viết Thụ: Tìm nguồn hỗ trợ tài chính và cộng tác về tổ chức quản lý để tuyển chọn mỗi năm một nhóm chuyên viên thuộc nhiều ngành (quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và quản lý) cùng đi làm việc trong 3 tháng hè tại một nước APEC với sự hướng dẫn của một nhóm giáo sư hoặc chuyên gia quốc tế, để nghiên cứu một vấn đề bức xúc của đô thị, sau đó đúc kết lại trong một báo cáo về khả năng ứng dụng các bài học kinh nghiệm đó tại Việt Nam.
- Quy hoạch - Tư vấn chiến lược: Viết bài hoặc tham gia vào các nhóm tư vấn chiến lược cho các nhà lãnh đạo trung ương và địa phương trong việc vạch ra đường hướng mới cho chiến lược và chiến thuật phát triển và bảo tồn di sản đô thị tại các vùng đô thị đang phát triển mạnh.
- Kiến trúc Việt Nam và APEC: Cùng vận động để các KTS Việt Nam được quyền hành nghề tại các nước APEC, và hợp tác cùng đồng nghiệp trong việc lập ra một trường phái kiến trúc hiện đại có bản sắc riêng, gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là trong thiết kế các công trình với kỹ thuật tiên tiến; quy hoạch và kiến trúc một campus đại học tổng hợp quốc tế tại Việt Nam.(Trích từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Vi%E1%BA%BFt_Th%E1%BB%A5
http://web.thanhnien.com.vn/Kieubao/2006/3/5/140834.tno)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét