Hiển thị các bài đăng có nhãn vật liệu xanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vật liệu xanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Tường xanh


[Xây nhà đẹp] - Tường xanh đang trở thành xu hướng. Hiện tại, loại tường này đang được sử dụng như một cách tự nhiên để che phủ tường sau nhà hoặc che những khuyết điểm bên ngoài của ngôi nhà. Sử dụng loại tường này tốt hơn dây leo vì có thể tránh được bọ và côn trùng làm tổ trên đó.

Tường xanh trước đây chỉ xuất hiện trong những khu vườn sang trọng, đắt tiền. Tuy nhiên hiện nay đã có những dạng phổ thông hơn có thể sử dụng cho những khuôn viên nhỏ hơn.  



Mẫu tường này có thể sử dụng làm backdrop cho một khu vực nhỏ với điểm nhấn là những 'thác nước' nhỏ thú vị.


Và một số  mẫu tường thú vị khác.
















Nếu kinh phí dồi dào, bạn có thể trang trí tường nhà theo dạng trên. Dạng trang trí này sẽ được trang trí bên trong ngôi nhà ở sảnh hay phòng làm việc. 




Công trình trên đây được xem là công trình quy mô nhất hiện nay. Căn nhà cao 9m được phủ xanh hoàn toàn bên ngoài. Ban công được phủ dây thảo dược và cây cà tạo môi trường gần gủi với thiên nhiên và cực trong lành. 


Theo: Treehugger.com
Dịch: Masgroup

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Chính sách cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường!


[Xây dựng xanh] - Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.


Nhưng ở Việt Nam, dù nguồn nguyên liệu dồi dào, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất cần áp dụng, vật liệu xây không nung lại vẫn “giẫm chân tại chỗ,” mà trong đó có nguyên nhân từ việc cụ thể hóa các cơ chế chính sách.

Mỗi năm mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp


Theo tiến sỹ Thái Duy Sâm và các nhà khoa học ở Viện Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu vật liệu xây ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 41-43 tỷ viên gạch (quy tiêu chuẩn)/năm.

Nếu sản xuất gạch đất sét nung với số lượng này phải tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m3 đất sét và 5,3-5,6 triệu tấn than. Như vậy, mức độ hao hụt của đất nông nghiệp là vô cùng lớn, chưa kể đến sự ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên không tái tạo được.

Không những mất đất nông nghiệp, khói đốt lò gạch thủ công đã trở thành nỗi lo hàng chục năm nay của nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn bởi nguồn phát thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây mất mùa cho một số diện tích canh tác. Không những thế, nhiều chủ lò gạch còn ngang nhiên vi phạm luật đất đai, luật đê điều để lấy đất làm gạch...

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã giảm bớt các lò gạch thủ công, đầu tư các lò nung Tuynel để sản xuất gạch xây. Tuy nhiên, cho dù có cải tiến công nghệ, gạch xây bằng đất sét nung vẫn có rất nhiều hạn chế khi phải mất lượng lớn đất, nhiên liệu và phát thải nhiều loại khí độc hại.

Nhằm giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020.

Đồng thời, hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

So với gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung có nhiều ưu điểm nổi bật như nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm, không ảnh hưởng đến đất trồng trọt, tận dụng được nguồn phế thải công nghiệp; giảm chi phí năng lượng, đặc biệt là giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, có thể sản xuất vật liệu xây không nung ở quy mô nhỏ, đơn giản, dễ tạo ra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu về cường độ, kích thước, có độ chính xác cao. Một ưu điểm nổi bật nữa là một số vật liệu xây không nung nhẹ, cách nhiệt, cách âm tốt, góp phần tiết kiệm năng lượng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.

Có thể lấy ví dụ: giữa xây tường bằng gạch tuynel hai lỗ thông dụng với một loại vật liệu xây không nung là gạch blốc rỗng SHB2-150 có kích thước 390x150x190mm cho thấy xây gạch blốc tiết kiệm vữa 60%, thời gian xây 1m2 giảm 60%, giá viên gạch đã quy kích thước tiêu chuẩn giảm 25%...

Nhiều cơ chế khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung


Hiện nay, cả nước có khoảng gần 900 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, với tổng công suất 1.529 triệu viên (quy tiêu chuẩn)/năm. Tính cả khoảng 350 cơ sở sản xuất có công suất rất nhỏ (dưới 1 triệu viên/năm), tổng công suất gạch không nung là khoảng 1.700 triệu viên/năm.

Theo đánh giá chung, sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chủ yếu ở quy mô rất nhỏ bé, manh mún, tự phát, tỷ lệ cơ sở sản xuất có công suất vừa và lớn tương đối thấp (28%). Việt Nam chưa có một số loại gạch không nung như gạch silicat, gạch bêtông khí chưng áp... mà các loại này tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Theo tiến sỹ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, với hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, việc thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung sẽ là một xu thế phát triển. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay chính là cơ chế chính sách và thói quen của ngưới tiêu dùng.

Hiện nay, các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu thiết kế, hướng dẫn thi công xây dựng và nghiệm thu chưa cụ thể hóa cho từng đối tượng sản phẩm vật liệu xây không nung. Do đó, nhà tư vấn thiết kế chưa mạnh dạn thiết kế đưa sản phẩm vật liệu xây không nung vào phổ cập trong các công trình xây dựng.

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết từ năm 2001, Trung Quốc đã ban hành danh sách 170 thành phố cấm sử dụng gạch đặc đất sét nung vào xây dựng công trình; quy định thu thêm một loại phí đối với kiến trúc nhà sử dụng gạch đất sét nung.

Trong khi đó, ở Thái Lan, không cần ban hành chính sách khuyến khích vật liệu xây không nung nhưng Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất đai. Do đó, vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu xây không nung. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu xây không nung ở Thái Lan rất phát triển như bêtông nhẹ đã có cách đây 10 năm.

Theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây; khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.

Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung, Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm...

Chính phủ cũng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung; lập danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không nung được miễn thuế nhập khẩu; xây dựng lộ trình và đôn đốc thực hiện việc xóa bỏ lò gạch thủ công theo các vùng, miền; tổ chức việc thông tin, tuyên truyền về sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung..../.
Tựa gốc: " Vật liệu xây không nung bảo vệ tài nguyên, môi trường"

Hải Quang

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Bếp "xanh"

Xem hình
[Xay dung xanh]  - Trong bài sưu tầm này, Masgroup giới thiệu các bạn một gian bếp "xanh". Ở đây xanh không phải là tiết kiệm năng lượng hay sử dụng công nghệ mới, mà xanh có nghĩa là mang cả thiên nhiên vào gian bếp làm cho tâm trạng gia chủ thật thoải mái và sản khoái mỗi khi vào bếp. 


Ở thành thị, đất đai ngày càng chật hẹp đi con người ta muốn có chút không gian xanh trong nhà cũng đều phải tận dụng và biến tấu cho thoả cơn khát thiên nhiên, cây cỏ.

Để thoả mãn chút nhu cầu này, Gia chủ đã tận dụng toàn bộ căn bếp thành một khu vực xanh tươi, mát mắt bởi màu xanh của tủ bếp và các vật dụng trang trí cho thêm phần sinh động.


Chất liệu tủ bếp gỗ công nghiệp sơn bóng 7 lớp theo công nghệ sơn ô tô được KitchenID sử dụng làm cánh tủ bếp phát huy được tối đa các ưu điểm của gỗ sơn: không bay màu theo thời gian, dễ lau chùi, đem lại cảm giác sáng hơn và rộng rãi hơn cho căn bếp. Gia chủ đã chọn cách phối giữa màu trắng và màu xanh lá cây tạo sự tương phản nhẹ nhàng vừa mang đem lại sự thư giãn trong quá trình nấu nướng bởi theo nghiên cứu thì màu xanh là màu hoà bình và yên tĩnh.

Hơn nữa bếp là khu vực Hoả nhiều nên gia chủ thích chọn những tone màu nhẹ nhàng làm trung tâm cho ngôi nhà. Dù chất liệu và màu sắc tủ bếp sáng cho cảm giác không gian rộng hơn nhưng với chiếc cửa sổ rộng và nan ngang như chào đón những tia nắng ùa vào trong căn bếp mỗi buổi sáng nấu bữa sáng cho cả gia đình.

Hệ thống giá kệ rỗng phối toàn bộ là màu xanh vừa để trang trí các vật dụng nho nhỏ như: gấu sứ, giỏ rượu…vừa là khu vực để lò vi sóng ngang tầm mắt tiện cho việc vừa nấu nướng vừa quan sát các món đang nấu trong lò mà không cần cúi hay nghiêng người. Gía rượu thiết kế nhỏ gọn phía trên tủ lạnh dành cho rượu ít dùng nên vị trí đó mang tính chất trang trí nhiều hơn là tiện dụng. Còn đồ uống thường dùng là chiếc tủ rượu xinh xắn ở bàn bar nhằm làm giảm độ hẫng khi  kết thúc bar và cũng tiện khi lấy rượu ở đây.
Căn bếp này nằm trong không gian mở, với dạng nhà hình ống, thoáng 3 mặt, gia chủ đã quyết định bếp là trung tâm của tầng 2, với các vị trí xếp đặt là phòng khách và phòng ăn ở 2 đầu nhà và bếp nằm ở giữa và chủ ý là khách đến chơi nhà thì đi ngang qua khu vực bếp.
Bar của bếp chạy dài gần như song song với toàn bộ tủ bếp ở khu vực bồn rửa với mặt kính ốp ngoài và đèn rọi trang trí, mặt trên bar là kính với chân inox, sử dụng 2 chất liệu đối lập: mỏng manh và vững chắc.
Bếp – khác hẳn với những khu vực khác trong nhà như phòng khách, phòng ngủ…bởi tự thân các vật dụng dùng trong bếp có thể trang trí và làm đẹp thêm căn bếp mà không cần thêm quá nhiều vật trang trí khác như những chiếc bình thuỷ tinh, xoong, ấm đun nước, các lọ để gia vị…
Để các vật dụng khác trong bếp cùng hoà hợp màu sắc với tủ bếp, gia chủ đã rất kỹ lưỡng chọn màu sắc và chất liệu của các vật dụng ở khu vực này như: ghế ngồi (2 chiếc trắng và 1 chiếc xanh lá non) cùng tone, hay bình đựng nước trang trí (1 xanh va 1 trắng), gạch mosaic kính ốp trên tường cũng chỉ sử dụng 2 tone màu này. Những chùm hoa trong đĩa, những loại quả trong ly thuỷ tinh lớn, các loại rau củ trong thố thuỷ tinh…tất cả đều mang lại ấn tượng về thiên nhiên mà không cần một cây cỏ tự nhiên nào trong căn bếp này.


(Theo KitchenID)
Tựa gốc: "Bếp với thiên nhiên xanh" 
Sưu tầm: masgroup

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Xi măng “xanh” Celitement

[Xay dung xanh] - trong bài viết trước, chúng tôi giới thiệu các bạn về xi măng "trong suốt", trong bài viết này, vẫn với chủ đề là xi măng, chúng tôi tiếp tục giới thiệu một loại xi măng "xanh" có khả năng giảm nhiêu liệu sản xuất và giảm lượng CO2 thải ra môi trường. 



Quá trình sản xuất xi măng là “thủ phạm” lớn nhất gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Khoảng 5% khí thải CO2 trên thế giới thoát ra từ các lò xi măng, cao gấp đôi lượng khí thải từ các động cơ phản lực của toàn bộ ngành hàng không dân dụng. 

Vấn đề nằm ở cơ chế hóa học của quá trình sản xuất xi măng, 2 lần sinh ra CO2. Đầu tiên, calcium carbonate (CaCO3) có trong đá vôi thành phẩm được nung trong lò ở nhiệt độ hơn 1.400 độ C. Quá trình này ngốn nhiều năng lượng, thường dùng than đá. Sau đó, lại thêm một đợt thải CO2 nữa khi biến CaCO3 thành CaO. Tổng cộng, sản xuất 1 tấn xi măng sẽ thải ra 770 kg CO2 vào không khí.


Không như một số công ty chọn cách chế tạo xi măng hút CO2 để cân bằng lượng CO2 sản sinh trước đó, Viện Công nghệ Karlsruhe (Đức) đã tìm ra cách vừa giảm nhiên liệu cần dùng trong quá trình sản xuất cũng như lượng CO2 thải ra trong quá trình kế tiếp. Theo giới thiệu của nhà hóa học Peter Stemmermann, xi măng tên gọi Celitement trong giai đoạn đầu chỉ cần nung ở 300 độ C. Và do dùng một hỗn hợp ít canxi hơn cùng với những vật liệu silicon khác, đồng thời thêm nước vào sớm hơn, xi măng của Stemmermann đã biến đổi chuỗi phản ứng hóa học và giảm lượng khí CO2 thoát ra.

Nhược điểm lớn nhất của Celitement là giá thành khá cao, nhưng bù lại xi măng này vừa “xanh” vừa bền, chống được sự xói mòn tốt hơn xi măng thông thường. Hiện Công ty Schwenk (Đức) đang hợp tác với các chuyên gia để mở nhà máy sản xuất xi măng Celitement, với công suất thiết kế đạt 66.000 tấn/năm vào năm 2014.


Hạo Nhiên
Theo : ashui.com

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Tin không - xi măng trong suốt

[Xay dung xanh] - Một loại vật liệu vừa có thể giúp giảm trọng lượng cho công trình vừa có thể giúp tăng lượng ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà giúp sưởi ấm tự nhiên vào mùa đông. Đó chính là xi măng trong suốt. 


Một nhóm kiến trúc sư người Ý đã tạo ra một loại 'xi măng trong suốt". Loại vật liệu này làm cho tường nhà bạn trong giống những cửa sổ khổng lồ. 


Vật liệu mới này, được đặt tên là I.light, được làm từ chất dẻo tổng hợp với rất nhiều các lỗ nhỏ từ 2-3mm giúp ánh sáng có thể lọt qua mà không ảnh hưởng đến độ bền chắc của vật liệu. Nếu quan sát ở những góc độ nhất định, loại vật liệu này trông vẫn giống như bê tông bình thường.


Ngôi nhà làm bằng vật liệu i.light tại triển lãm Expo 2010 ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Vật liệu I.light, là sản phẩm thiết kế của một nhóm kiến trúc sư thuộc công ty thiết kế Italcementi (Italia), có thể được sử dụng để giảm sức nặng cho các ngôi nhà và tiết kiệm năng lượng chiếu sáng vào ban ngày.
Tại triển lãm Expo 2010 ở Thượng Hải (Trung Quốc), nhóm kiến trúc sư người Italia đã sử dụng I.light cho 40% diện tích một ngôi nhà cao 18m. Thiết kế này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các khách tham quan.

I.light được làm từ chất dẻo tổng hợp với rất nhiều các lỗ nhỏ từ 2-3mm
Kiến trúc sư Enrico Borgarello, người đứng đầu dự án thiết kế, cho biết: “Xi măng trong suốt làm từ chất dẻo tổng hợp có giá thành rẻ hơn làm từ các sợi trong suốt trước đây. Ngoài ra, loại vật liệu này có khả năng hứng sáng tốt hơn và có độ trong suốt cao hơn”.

Chất liệu này giúp những bức tường nhà bạn giống như những cửa sổ khổng lồ.
Hiện tại, nhóm thiết kế đang làm thủ tục xin cấp bằng sáng chế cho loại vật liệu mới này. Sau đó, công ty Italcementi dự định sẽ sản xuất và bán loại vật liệu này trên toàn thế giới.

 Sưu tầm
Tựa gốc: " xi măng trong suốt "thắp sáng" các ngôi nhà" 

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Sàn Bubbledeck công nghệ xây dựng mới

Sàn Bubbledeck công nghệ xây dựng mới
[Xây dựng xanh] - Ngày 12.8, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) phối hợp với Công ty VLXD số 1 (Fico) tổ chức hội thảo với chủ đề “ứng dụng công nghệ xây dựng mới tấm sàn Bubbledeck và các vật liệu xây dựng mới” tại khách sạn Park Hyatt Saigon. Hội thảo nhằm mang đến cho thị trường thông tin về những công nghệ, vật liệu xây dựng mới có khả năng tiết kiệm chi phí đồng thời gia tăng chất lượng công trình.
Trong hội thảo, Công ty Fico đã giới thiệu công nghệ Bubbledeck. Đây là công nghệ thi công sàn bê tông sử dụng những quả bóng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân và tăng khả năng vượt nhịp của tấm sàn.
Công nghệ này đem lại hàng loạt hiệu quả như giảm trọng lượng công trình, tăng khả năng chịu lực, tiết kiệm vật liệu đến 50%, giảm được chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian thi công, tăng tuổi thọ công trình,…
Không chỉ mang đến hiệu quả kinh tế, loại sàn này còn tạo sự linh hoạt trong thiết kế, việc thay đổi thiết kế nội thất đơn giản do không dầm và ít cột; sàn còn có khả năng chống động đất, cách âm, cách ẩm, cách nhiệt, cháy nổ tốt.
Sàn Bubbledeck công nghệ xây dựng mớiMột góc tấm sàn Bubbledeck
Bên cạnh những thông tin về công nghệ sàn chịu lực hai phương, hội thảo còn giới thiệu sản phẩm cọc bê tông ly tâm dự ứng lực của Công ty Cổ phần đầu tư Phan Vũ. Sản phẩm này khi được ứng dụng không chỉ giảm giá thành sản phẩm mà còn có ưu điểm không ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Ngoài ra do công nghệ mới nên thời gian thực hiện sản phẩm nhanh hơn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Chính yếu tố này cũng góp phần mang đến những giá trị kinh tế lớn cho nhà đầu tư.
Loại vật liệu xây dựng được đưa ra thảo luận trong hội thảo chủ yếu tập trung vào gạch bê tông nhẹ ACC. Vật liệu này có khả năng chống cháy cao, tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt tốt, trọng lượng riêng nhẹ, thi công nhanh, dễ dàng, thân thiện môi trường…
Tất cả các sản phẩm trên đều nhằm giảm bớt trọng lượng của công trình xây dựng và tạo nên những hiệu quả kinh tế khi góp phần giảm giá thành. Theo TS. Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Hiệp Hội bất động sản TP.HCM thì hiện nay nhu cầu nhà ở tại thành thị rất lớn. Tốc độ dân cư ngày càng tăng thì những công trình bất động sản sẽ càng nhiều. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhìn ra tiềm năng thị trường Việt Nam và dự định sẽ đổ vốn đầu tư đẩy mạnh tốc độ cạnh tranh. Vì thế, trong tương lai, nhà đầu tư Việt Nam nên chú trọng sử dụng các công nghệ mới trong quá trình xây dựng công trình để giảm chi phí xây dựng, giảm giá thành sản phẩm, đưa ra mức giá có khả năng cạnh tranh thị trường.
Có thể nói, những thông tin về sản phẩm ứng dụng công nghệ mới không chỉ mang đến cho nhà đầu tư bất động sản nhiều sự chọn lựa xây dựng trong tương lai mà còn góp phần cập nhật những phương pháp xây dựng mới trên thế giới.
xaydungvietnam.vn – theo DiaOcOnline
Sưu tầm: Masgroup.vn

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Nhà xanh (bài số 1, loạt bài giới thiệu chủ đề "nhà xanh")

[ Xaydungxanh.blogspot.com ] - Kể từ hôm nay, trang xaydungxanh.blogspot sẽ lần lượt giới thiệu với tất cả các bạn những công trình mang tính " xanh " của Việt Nam và thế giới, hy vọng mang đến cho chúng ta thật nhiều giải pháp xanh cho cuộc sống và xanh cho tương lai. Bài đầu tiên hôm nay xin trích lại bài đã được giới thiệu trên KT&ĐS số 6.2007

Nhà trong vườn hồng xiêm

Ngôi nhà nằm bên hồ Tây (Hà Nội), công trình có điểm đặc biệt là được xây trong một vườn hồng xiêm (ở phía Nam còn gọi là cây sabôchê) lâu năm có một ngôi nhà thờ tổ của một gia đình. Chính vì vậy quyết định xây ngôi nhà mới mà bảo tồn lại những cái cũ đáp ứng nguyện vọng của chủ nhân đã được KTS Lê Lương Ngọc suy tính kỹ với việc bố trí các khối nhà xen lẫn trong vườn cây giữ lại từng gốc cây gắn bó với gia đình và đưa nhà thờ bằng gỗ vào bên trong lòng ngôi nhà.
Nhà được bố trí theo trục dọc làm xương sống nối các khối nhà với nhau. Nhà được làm theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường nên các vấn đề tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên được quan tâm giải quyết. Các khối nhà được bố trí so le về vị trí cũng như độ cao, để đón gió từ ngoài hồ Tây vào nhà. Nguồn nước mưa được tận dụng bằng hồ chứa lộ thiên phía trước, vừa là trang trí vừa làm mát cho cả căn nhà. Khi gió thổi qua mặt hồ sẽ đưa hơi nước làm dịu không khí. Các khối nhà cao nằm chỉ bằng với tán cây nên cây cũng che mát cho các khối nhà. Đứng trong nhà luôn có cảm giác mát mẻ vì có màu xanh bao bọc. Ánh sáng được giải quyết bằng các lăng kính gắn ở trên tường đưa ánh sáng trời vào bên trong nhà, đây là những yếu tố hết sức quan trọng của một công trình sinh thái”.
Các khối nhà xen lẫn vườn hồng xiêm.
Mặt bằng tổng thể

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Fujisawa - Thị trấn "xanh" bền vững của tương lai

[ Xaydungxanh.blogspot.com ]Kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả năng lượng đã trở thành quốc sách ở Nhật Bản.

Hàng loạt các dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và khai thác các nguồn năng lượng tái sinh đã liên tục ra đời trên “đất nước mặt trời mọc.” Trong số này, đáng chú ý có dự ánự
xây dựng thị trấn thông minh và bền vững Fujisawa (Fujisawa Sustainable Smart Town) của Panasonic.

Tham vọng của Panasonic

Ông Hiroyuki Morita, người đứng đầu Nhóm Thị trấn thông minh của Panasonic, cho biết tập đoàn sẽ hợp tác với thành phố Fujisawa và 8 tập đoàn tên tuổi khác của Nhật Bản để xây dựng một thị trấn mới trên một mảnh đất rộng khoảng 19ha nằm ở thành phố Fujisawa, tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng 50km về phía Tây.
1dad53f45_thi_tran_xanh_2.jpg

Theo ông Morita, thị trấn này sẽ được xây dựng dựa trên ý tưởng về phong cách sống xanh của Panasonic, một trong những tập đoàn đi đầu trong công nghệ thân thiện với môi trường ở Nhật Bản.

Quan chức này cũng cho biết Panasonic sẽ muốn biến Fujisawa thành một mô hình thị trấn hiện đại và sử dụng hiệu quả năng lượng thông qua việc tận dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và kết hợp giữa các giải pháp sản xuất, lưu trữ và quản lý năng lượng.

Theo kế hoạch, các tập đoàn trên sẽ đầu tư khoảng 60 tỷ yen cho dự án này, trong đó Panasonic đầu tư 25 tỷ yen. Thị trấn mới sẽ bắt đầu hoạt động vào khoảng tháng 3/2014 và sẽ được lấp kín vào năm 2018 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Panasonic.

Thị trấn của tương lai


Khác với các thị trấn hiện nay, theo ông Morita, Panasonic muốn biến Fujisawa thành một thị trấn thông minh và bền vững điển hình của tương lai.

Trong thị trấn thông minh Fujisawa, các hệ thống điện và dữ liệu được kết nối với nhau và được quản lý một cách tập trung bằng công nghệ thông tin.
62757eb41_thi_tran_xanh1.jpg

Tất cả các căn hộ ở Fujisawa sẽ được lắp đặt các tấm pin mặt trời và các thiết bị lưu điện để có thể tự đảm bảo nguồn cung điện trong các tình huống khẩn cấp.

Bên cạnh đó, các căn hộ này cũng được trang bị các thiết bị tiết kiệm năng lượng do chính Panasonic sản xuất như đèn LED, điều hòa không khí, tủ lạnh hay máy giặt.

Cùng với nhà ở, các cửa hàng ở đây cũng sử dụng các công nghệ quản lý việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng mà Panasonic đang thử nghiệm ở Thái Lan, Trung Quốc và thành phố Sapporo của Nhật Bản.

Nhằm giảm lượng khí thải cácbon, khoảng 3.000 cư dân của thị trấn sẽ sử dụng chung xe đạp và xe ô tô điện thế hệ mới.

Ông Morita cho biết Panasonic đặt mục tiêu cắt giảm 70% lượng khí thải CO2 và tiết kiệm 30% lượng nước tiêu thụ so với các mức khí thải và tiêu thụ nước ở thị trấn này vào năm 1990.

Bên cạnh đó, Panasonic cũng muốn xây dựng Fujisawa thành một thị trấn bền vững. Đó sẽ là sự kết hợp giữa các cơ sở hiện đại nhất với cảnh quan thiên nhiên.

Fujisawa cũng sẽ là một trong thị trấn an toàn nhất trên thế giới khi được trang bị các thiết bị giám sát hiện đại, kết hợp giữa đèn LED tự động, các camera an ninh và các cảm biến. Mọi công dân của thị trấn đều được bảo đảm an toàn một cách bí mật nhờ hệ thống giám sát rất khó nhận thấy này.

Trong bối cảnh có những nghi ngờ về tính kinh tế của công nghệ khai thác nguồn năng lượng tái sinh như điện mặt trời và phong điện, ông Masaru Maruo, Giám đốc Bộ phận phụ trách châu Á và châu Đại Dương của Panasonic, cho biết tập đoàn này không thể chờ các công nghệ đó hoàn chỉnh mới thực hiện dự án trên.

“Chúng tôi muốn đi đầu trong việc thử nghiệm và ứng dụng các công nghệ xanh,” ông Maruo nói. Ông Maruo cũng khẳng định Panasonic sẽ nhân rộng mô hình thị trấn Fujisawa này ra khắp Nhật Bản và thế giới. 

Theo Vietnam+

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Sự lãng phí ở các trụ sở cơ quan hành chính,các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn


[ thietkenhanho.vn ] - Ở các tòa nhà là trụ sở cơ quan hành chính thì điều hòa không khí chiếm khoảng 70% tổng năng lượng tiêu thụ; các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn thì mức tiêu thụ năng lượng của điều hòa không khí chiếm từ 60-75% tổng năng lượng tiêu thụ.Việc sử dụng năng lượng ở các tòa nhà còn nhiều bất cập do ý thức của người sử dụng còn hạn chế, chưa có biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng năng lượng lãng phí.Vì vậy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở khu vực này còn rất lớn, kể cả đối với các tòa nhà xây dựng mới và các công trình đang sử dụng hoặc sắp cải tạo.


Theo thống kê của Liên hợp quốc, Ngành Xây dựng trên thế giới tiêu thụ 17% lượng nước ngọt, 25% lượng gỗ khai thác, sử dụng 30-40% năng lượng trong tổng năng lượng sử dụng, sử dụng 40-50% nguyên vật liệu thô, chiếm 33% tổng lượng phát thải CO2 toàn thế giới.  Để phát triển bền vững, cụ thể hơn để giảm phát thải CO2, ngành Xây dựng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó lĩnh vực nhà ở là đối tượng quan trọng nhất để giảm khí thải nhà kính.


Trong một tòa nhà, các thiết bị sử dụng năng lượng chủ yếu bao gồm: Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thiết bị văn phòng, hệ thống thang máy và các thiết bị phụ trợ khác như bơm nước, thông gió. Trong đó, thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn nhất là điều hòa không khí chiếm khoảng 70% tổng năng lượng tiêu thụ. Ở các tòa nhà là trụ sở cơ quan hành chính thì điều hòa không khí chiếm khoảng 70% tổng năng lượng tiêu thụ; các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn thì mức tiêu thụ năng lượng của điều hòa không khí chiếm từ 60-75% tổng năng lượng tiêu thụ.

Theo khảo sát của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, việc sử dụng năng lượng ở các tòa nhà còn nhiều bất cập do ý thức của người sử dụng còn hạn chế, chưa có biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng năng lượng lãng phí. Ở các văn phòng nhiều thiết bị không dùng hoặc ít sử dụng nhưng vẫn bật hằng ngày; Hệ thống điều hòa không khí lắp đặt vị trí không phù hợp, cài đặt nhiệt độ quá thấp, không vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ làm giảm hiệu suất sử dụng năng lượng, gây lãng phí.

Vì vậy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở khu vực này còn rất lớn, kể cả đối với các tòa nhà xây dựng mới và các công trình đang sử dụng hoặc sắp cải tạo.

Đối với công trình mới, nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc, sử dụng các vật liệu tiết kiệm năng lượng, lắp đặt và vận hành các trang thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, có cán bộ quản lý năng lượng đủ trình độ thì có thể tiết kiệm được 30-40% năng lượng tiêu thụ so với các công trình khác.

Đối với các công trình đang hoạt động hoặc sắp cải tạo, nếu tiến hành kiểm toán năng lượng và sau đó triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể tiết kiệm năng lượng từ 15-25%.

M-House (Thiên An, Huế) – công trình giải ba Giải thưởng kiến trúc Quốc gia 2008, ứng dụng nhiều cơ chế thông minh như bóng đèn cảm ứng, cửa cuốn tự động, hệ thống giàn mái pin mặt trời… (ảnh : Ashui.com / chi tiết

      Theo ông Nguyễn Công Thịnh, Chuyên gia Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. Để làm tốt việc này phải xử lý tốt từ khâu thiết kế xây dựng đến việc quản lý sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

     Trong những năm tới sẽ tập trung  đầu tư cho việc quản lý sử dụng năng lượng trong các tòa nhà trọng điểm có mức tiêu thụ năng lượng cao; nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý xây dựng và các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, quản lý vận hành các tòa nhà;  xây dựng các tài liệu giảng dạy về tiết kiệm năng lượng để đưa vào giảng dạy trong các trường đại học kiến trúc, đại học xây dựng. Bên cạnh đó sẽ tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các công trình xanh ở Việt Nam, trước mắt tập trung vào các loại hình như tòa nhà văn phòng, tòa nhà thương mại.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Lời giải bài toán khủng hoảng sinh thái có thể là...... Cao ốc xanh


[thietkenhanho]"Việc xây dựng các cao ốc xanh  khiến chi phí tăng lên khoảng 25% tổng suất đầu tư cho tòa nhà nhưng mang lại hiệu quả lâu dài".Các đô thị toàn cầu đang quá tải bởi công trình cao tầng thải lượng lớn khí CO2 và tiêu thụ nhiều năng lượng, theo các kiến trúc sư Pháp, đối mặt với khủng hoảng sinh thái, TP HCM cần đầu tư xây dựng cao ốc xanh.,cao ốc xanh trong tương lai cần chú trọng đến hai yếu tố: sử dụng vật liệu tại chỗ và tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên: gió, ánh sáng, nước cho việc thông gió, chiếu sáng, làm mát
.





Ngày 24/11, tại hội thảo Thiết kế và kiến trúc tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà, kiến trúc sư Pháp Albert Abut cho biết, việc xây dựng các công trình dày đặc đã thải ra lượng khí CO2 lớn trên toàn cầu. Người cư ngụ trong các tòa nhà đang phải gánh chịu chí phí năng lượng ngày một tăng cao. Với tình trạng này kéo dài, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh thái.


Ông Albert Abut cho hay: "Giải pháp cho cuộc khủng hoảng sinh thái trong tương lai chính là xây dựng cao ốc xanh tiết kiệm năng lượng. Việc xây dựng này khiến chi phí tăng lên khoảng 25% tổng suất đầu tư cho tòa nhà nhưng mang lại hiệu quả lâu dài".


Theo vị kiến trúc sư này, các giải pháp xây cao ốc xanh đã có sẵn trong tự nhiên. Ông chỉ ra, ở từng khu vực có khí hậu và vùng địa lý khác nhau, người dân địa phương có cách xây dựng nhà ở khác nhau nhưng lại rất phù hợp với môi trường như: có hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống cách nhiệt và cách âm cổ điển nhưng hiệu quả.

Nhiều chuyên gia kiến trúc nhận xét, lượng cao ốc xanh tại TP HCM còn quá mỏng.
Ông Albert Abut nói thêm: "Chúng tôi đang nghiên cứu cách tạo một lớp vỏ bọc của công trình nhằm tăng tính cách nhiệt, giảm thiểu mức sử dụng máy điều hòa, tiết kiệm năng lượng và lọc tiếng ồn".


Tương tự, kiến trúc sư Olivier Souquet cảnh báo, các tòa nhà được xây dựng quá dày đặc trong những đô thị lớn sẽ không thể đảm bảo các yếu tố về sinh thái và năng lượng. Quan điểm của ông Souquet, cao ốc xanh trong tương lai cần chú trọng đến hai yếu tố: sử dụng vật liệu tại chỗ và tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên: gió, ánh sáng, nước cho việc thông gió, chiếu sáng, làm mát.


Nữ kiến trúc Myriam Oliver cho hay, ở Pháp, khi xây các tòa nhà đạt chuẩn xanh chi phí tăng thêm 15% so với những tòa nhà bình thường. Tuy nhiên, các chi phí này có thể thu hồi được khi tòa nhà đi vào hoạt động vì các hệ thống tiết kiệm năng lượng sẽ giúp việc vận hành tòa nhà hiệu quả và tiết kiệm hơn.


Myriam Oliver phân tích, để giảm tiếng ồn và làm mát các cao ốc, chủ đầu tư cần phải quan tâm ngay từ lúc xây dựng công trình. Thực tế là vật liệu cách nhiệt cũng có thể giúp giảm được tiếng ồn vì cách nhiệt và cách âm luôn gắn liền nhau.


Đồng giám đốc Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị, kiến trúc sư Fanny Quertamp Nguyễn cho rằng, TP HCM đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu nên rất cần khuyến khích đầu tư xây dựng cao ốc xanh. Bà nhấn mạnh, cách tiếp cận mới cho các nhà quy hoạch TP HCM là cần quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

Một trong những tiêu chí của cao ốc xanh là: sử dụng năng lượng hiệu quả, kiến trúc hài hòa với không gian và quy hoạch chung, cách nhiệt, chiếu sáng tự nhiên, giảm tiếng ồn và có tính sáng tạo cao.
Fanny Quertamp Nguyễn nhận định, là đô thị lớn, những thách thức mà TP HCM phải giải quyết trong thời gian tới là vấn đề đô thị hóa quá nhanh, cao ốc đua nhau mọc lên nhưng chưa có nhiều cao ốc xanh. Không những thế, TP HCM có đến 60% diện tích đất không xây dựng được vì ngập nước hoặc thuộc diện bảo tồn.


Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM Huỳnh Kim Tước nhận định, một công trình "xanh" sử dụng năng lượng hiệu quả có nhiều ưu điểm mà bất cứ ai cũng mong muốn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là suất đầu tư sẽ gia tăng trung bình 20% thậm chí lên đến 40% cho các chi phí liên quan đến lĩnh vực thiết bị cơ điện. Một hạn chế khác, Việt Nam thiếu đội ngũ có kinh nghiệm tư vấn thiết kế xây dựng công trình xanh. Cần có cơ chế hỗ trợ tài chính hoặc chính sách ưu đãi đất đai cho những đơn vị đầu tư xây dựng công trình xanh.


Theo ông Tước, Việt Nam hiện có 2 xu hướng phát triển công trình xanh. Một là xây dựng các làng nông thôn đô thị, chuyển hóa làng xã nông thôn theo hướng đô thị hóa. TP HCM đang chọn một xã tại huyện Củ Chi để thực hiện. Hai là phát triển các làng, khu công nghiệp, đô thị sinh thái. Hai xu hướng này đang thu hút nhiều nhà đầu tư, phát triển rất nhanh nhưng còn tự phát. Hiện các chuẩn mực như thế nào là kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái Việt Nam vẫn chưa có tiêu chí riêng.


Ông Tước cho hay, chứng nhận của nhà nước do những tiêu chuẩn bắt buộc về hiệu quả năng lượng trong công trình mang tính bắt buộc do Sở Xây dựng địa phương thẩm định. Thứ hai là các chứng nhận về công trình xanh, tòa nhà hiệu quả năng lượng do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
Nguồn: khoahoc.com.vn

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Kiến trúc bền vững - hiểu một cách đơn giản

[Xaydungnhaxanh.vn]Kiến trúc bền vững” – cụm từ này trong những năm gần đây được nhắc tới rất nhiều. Khái niệm “kiến trúc bền vững” này gắn liền, thậm chí đồng nhất với các khái niệm kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng… nhằm đạt tới một giá trị bền vững cho môi trường sống của con người, giảm thiểu các tác động tiêu cực vào môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, cách hiểu này dù đúng nhưng chỉ là một khía cạnh, bởi lẽ đó là cái người ta đang thiếu và cần hướng tới. Hãy thử tiếp cận và hiểu kiến trúc bền vững một cách tổng quát và đơn giản hơn…


Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Công trình phải làm đẹp thêm cảnh quan, không gian
Bền vững về kết cấu, vật liệu, kỹ thuật
Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người. Vì vậy, sự bền vững của kiến trúc đầu tiên chính là nghĩa đen, đơn giản nhất: công trình phải chắc chắn, an toàn. Tất nhiên mỗi thể loại công trình, tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền vững khác nhau, nhưng đều có yêu cầu tối thiểu về độ bền vững cơ học, bền vững kết cấu. Một ngôi nhà, một kiến trúc hay và đẹp đến mấy mà bị… sụp đổ thì kiến trúc đó không còn giá trị sử dụng và cái hay, cái đẹp cũng không còn giá trị hiện hữu.

Trong khoa học xây dựng, bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết đến nhau là bền vững, tiện ích, thẩm mỹ, kinh tế thì “bền vững” luôn đứng ở đầu (trong khi hai yếu tố cuối là “thẩm mỹ” và “kinh tế” có thể hoán đổi cho nhau trong từng thời kỳ).

Khoa học kỹ thuật và khoa học xây dựng ngày càng phát triển, công nghệ vật liệu phát triển cho phép làm những toà nhà hiện đại có kết cấu bền vững hơn kiến trúc cổ nhiều lần. Nhưng những kiến trúc hiện đại cũng cao – lớn hơn, chứa đựng nhiều con người và tài sản; đòi hỏi yếu tố an toàn cao hơn nữa. Kiến trúc và con người ngày càng đối mặt nhiều với những bất ổn do cả thiên nhiên và xã hội (động đất, sóng thần, bão lũ, khủng bố…) nên sự bền vững kết cấu ngày càng trở nên quan trọng.

Bền vững về kết cấu gắn liền với bền vững vật liệu tạo nên kết cấu đó. Với kiến trúc cổ thì đó là gỗ, gạch, đá; với kiến trúc hiện đại đó là bê tông, thép. Bên cạnh vật liệu kết cấu, thì sự bền vững của những vật liệu tạo nên hình hài kiến trúc cũng rất quan trọng để tạo nên sự bền vững chung của cả công trình. Tất nhiên có nhiều trường hợp, nhiều công trình vật liệu đóng cả hai vai trò: vừa là vật liệu kết cấu chịu lực, vừa là vật liệu kiến trúc để tạo nên hình thức, giá trị thẩm mỹ của công trình.

Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong công trình cũng là một phần quan trọng và đòi hỏi tính bền vững. Đó là những hệ thống phổ biến như hệ thống điện, chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp – thoát nước, hay ở mức độ cao hơn ở những kiến trúc hiện đại như hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống thang máy, hệ thống báo cháy – chữa cháy, hệ thống giám sát, hệ thống điều khiển thông minh… Công trình bền vững có nghĩa là những hệ thống này cũng phải bền vững, được thiết kế và lắp đặt khoa học, hoạt động ổn định, an toàn; thuận tiện và dễ dàng bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thay thế hay xử lý nếu xảy ra sự cố.

Bền vững về quy hoạch, cảnh quan, môi trường
Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Công trình phải làm đẹp thêm cảnh quan, không gian và ngược lại, không gian sẽ tôn công trình đó lên. Nói theo thuật ngữ chuyên môn là công trình kiến trúc phải phù hợp quy hoạch, và quy hoạch phải có giá trị, phải bền vững. Nhiều kiến trúc đô thị đã đã tồn tại hàng trăm năm mà vẫn đẹp. Chúng đẹp ở tự thân nghệ thuật kiến trúc, và đẹp vì được xây dựng đúng chỗ, hài hoà với cảnh quan đô thị, có những điểm nhìn đẹp. Thực tế ở những đô thị như Hà Nội hay TP.HCM, những kiến trúc Pháp vẫn bền vững qua thời gian, khẳng định giá trị của quy hoạch đô thị. Có thể kể tới những công trình công sở ở khu vực Ba Đình – Hà Nội, như sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở bộ Ngoại giao), Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), trường Albert Sarraut (nay là trụ sở Trung ương Đảng)… hoặc những công trình ở quận 1 – TP.HCM, như Toà Đô chánh Sài Gòn (nay là UBND TP.HCM), Bưu điện, nhà thờ Đức Bà… Các công trình này là những điểm nhấn của đô thị, góp phần tạo nên cấu trúc, diện mạo của đô thị. Nhưng cũng có một thực tế đáng buồn khác là nhiều công trình bản thân có giá trị về kiến trúc, nhưng lại được đặt không đúng chỗ, không phù hợp không gian, cảnh quan đô thị nên đã bị giảm giá trị. Lại có những công trình vi phạm quy hoạch (vì lý do này khác) phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế cũng gây nên những hệ quả xấu cho bản thân công trình và quy hoạch. Và cuối cùng là những không gian đô thị đang bị biến đổi một cách đáng sợ trước cơn lốc xây dựng, mà nhiều di sản kiến trúc, nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị đang bị chèn ép, bức hiếp đến nghẹt thở, mất không gian – cảnh quan, bị chìm khuất trong những công trình kém giá trị khác mới xây. Tệ hại hơn có những công trình bị phá bỏ để xây dựng công trình mới. Ở Hà Nội và TP.HCM, rất nhiều biệt thự cũ từ thời Pháp có giá trị về kiến trúc và đô thị đã, đang bị phá dỡ để nhường chỗ cho những dự án cao ốc. Điều đó cho thấy nếu quy hoạch không ổn định hoặc quản lý quy hoạch – đô thị không tốt cũng ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình.

Bền vững về môi trường là một khái niệm mà đầu bài viết đã nhắc tới. Bền vững về môi trường có quan hệ với các vấn đề quy hoạch, cảnh quan. Yếu tố môi trường cũng được hiểu rộng cả nghĩa tự nhiên và xã hội. “Kiến trúc bền vững” như thường nói đề cập nhiều tới yếu tố môi trường tự nhiên với những tiêu chí như thân thiện với thiên nhiên, cộng sinh cùng thiên nhiên, nhiều màu xanh tự nhiên. Bền vững về môi trường có nghĩa là giảm thiểu thải những chất độc hại vào môi trường trong quá trình xây dựng vận hành, và cả khi phá dỡ. Tiết kiệm năng lượng cũng là một yếu tố không thể thiếu (giảm phá huỷ môi trường do khai thác tài nguyên như than, dầu mỏ… để sản xuất năng lượng điện). Bên cạnh những giải pháp kiến trúc thì việc ứng dụng công nghệ là xu hướng phát triển để khai thác những nguồn năng lượng sạch sẵn có trong tụ nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… hay xử lý chất thải. Ở góc độ môi trường xã hội, có một mâu thuẫn giữa sự phát triển, văn minh và môi trường tự nhiên. Sự phát triển của xã hội con người đồng nghĩa với việc sản xuất, tăng trưởng và xây dựng. Những việc này đều gây tác hại tới thiên nhiên do khai thác nguyên vật liệu và năng lượng từ thiên nhiên. Nhưng cũng không thể kìm hãm sự phát triển để giữ thiên nhiên hoang sơ theo một cách nào đó. Điều duy nhất có thể là phải tạo nên sự cân bằng. Kiến trúc bền vững (về môi trường) chính là tạo nên sự cân bằng này, hoà hợp và cộng sinh cùng thiên nhiên. Từ đó có những tác động qua lại với các vấn đề xã hội. Xu hướng sống chậm, đọc sách, đi xe đạp, không ăn thịt động vật… là một sự phản ứng của con người để bảo vệ thiên nhiên và môi trường; là hệ quả, cũng là tác nhân ảnh hưởng tới kiến trúc bền vững, kiến trúc sinh thái.
Nhà thờ Đức Bà (TP.HCM, xây dựng 1877 – 1880) một công trình bền vững theo mọi nghĩa, kiến trúc này là một phần tạo nên diện mạo kiến trúc đô thị Sài Gòn.


Bền vững thẩm mỹ
Kiến trúc là một trong bảy môn nghệ thuật. Cho dù kiến trúc hiện đại ngày nay gần với công nghệ – kỹ thuật hơn, thì vẫn không thể loại trừ, phủ nhận yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ trong đó. Lịch sử kiến trúc nói riêng và lịch sử nghệ thuật nói chung là một dòng chảy không ngừng, luôn có sự tiếp biến, thay đổi, phát triển. Riêng kiến trúc còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như vật liệu, kỹ thuật, nhu cầu xã hội… Kiến trúc bền vững có nghĩa là phải có giá trị nghệ thuật theo quan điểm mỹ học nhất định. Tuy mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia, vùng miền có những cách nhìn nhận khác nhau về những giá trị thẩm mỹ, trên nền tảng văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…; song cái đẹp của nghệ thuật kiến trúc vẫn luôn có mẫu số chung trên nền tảng mỹ học, triết học. Kiến trúc là gương mặt phản ánh lịch sử, chứa đựng và ghi nhận các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật… ở thời điểm nó ra đời. Khác với những tác phẩm của các bộ môn nghệ thuật khác có thể mai một hoặc biến mất, “kiến trúc bền vững” tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm vẫn hiện hữu trong không gian, song hành cùng đời sống xã hội hiện đại. Nếu một kiến trúc được ghi nhận là bền vững, nghĩa là giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ cũng bền vững, cho dù xu hướng nghệ thuật, trào lưu kiến trúc, phong cách kiến trúc đã thay đổi rất nhiều.

Có thể, có những thể loại kiến trúc mà người ta không xây nữa, hoặc có xây nhưng hình thức kiến trúc không như thế nữa. Nhưng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của nó không vì thế mà bị giảm đi, trái lại giá trị lịch sử, nghệ thuật càng được đề cao và tôn vinh. Đương nhiên, những kiến trúc “bền vững thẩm mỹ” được ra đời bởi những kiến trúc sư tài năng. Và sự “bền vững thẩm mỹ” cũng là lý do để kiến trúc trường tồn, dù có thể đó không phải là kiến trúc quá bền chắc, to lớn, kỳ vĩ.

Bền vững văn hoá
Công trình kiến trúc được sinh ra để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Nhưng kiến trúc không chỉ đơn thuần có chức năng, công năng như những đồ vật, vật dụng khác. Sự tồn tại của kiến trúc cùng cuộc sống con người đã tạo nên những giá trị tinh thần. Tự thân kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật đã là một phần của yếu tố ấy. Nhưng lớn hơn, nó còn hình thành, gìn giữ những giá trị văn hoá qua năm tháng, qua những thăng trầm lịch sử. Có thể nói có những kiến trúc có linh hồn. Điều đó hoàn toàn đúng với những công trình kiến trúc tôn giáo, đền đài, lăng tẩm…; những công trình đã trải qua các biến động thời cuộc, gắn liền với những sự kiện lịch sử, với những nhân vật lịch sử. Hoặc kiến trúc đó có thể là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực thể hiện một giá trị văn hoá bình dị nhưng sâu sắc, thể hiện được cốt cách, tinh thần của chủ nhân.

Có những công trình nhỏ bé, có những kiến trúc cổ, trải qua hàng trăm năm mà vẫn tồn tại. Nhiều công trình ấy được xây dựng bằng những vật liệu không vĩnh cửu, không quá bền vững về kết cấu, cơ học và vật liệu theo nghĩa nguyên bản của nó; thế nhưng nó vẫn tồn tại, và toả sáng. Bởi những công trình ấy chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao. Nói một cách khác, đó là những kiến trúc bền vững văn hoá. Chính sự bền vững “vô hình” này lại có sức mạnh ghê gớm, mà không có một thế lực nào xâm hại, huỷ diệt được, dù là thiên nhiên hay con người. Ngược lại, có thể công trình bền vững về kết cấu, bền vững thẩm mỹ vẫn bị huỷ hoại bởi những yếu tố khác, ví dụ như việc quy hoạch, hay những chủ trương hành chính nào đó về quản lý xây dựng; hoặc nó bị đào thải bởi mang những yếu tố phi nhân văn, không được sự ủng hộ và đồng thuận của cộng đồng.

Kiến trúc bền vững – đó là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Nhưng cũng có thể hiểu đơn giản, tổng quan và cụ thể ở những yếu tố tạo nên sự bền vững. Vật chất nào cũng bị hủy hoại bởi thời gian, nhưng những giá trị tinh thần thì mãi trường tồn!
Bài KTS: Nguyễn Trần Đức Anh
Nguồn: sgtt.vn

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Tòa nhà xanh – xu hướng và hiệu quả

[thiet ke nha nho]Ngày nay, khái niệm “Tòa nhà xanh” không còn xa lạ tại các nước phát triển. Theo ước tính, hiện đã có hơn 30 tỷ USD được chi cho việc xây dựng hàng trăm toà nhà xanh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, những tòa nhà xây dựng lâu đời cũng cải tạo lại theo xu hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam,  trước diễn biến giá năng lượng leo thang cùng với hàng loạt các vấn đề về môi trường ngày càng gây tác hại nghiêm trọng, Nhà nước cũng đã có nhiều động thái khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nhiều giải pháp trong xây dựng nhằm hướng đến danh hiệu tòa nhà xanh.

   
Thế nào là “Tòa nhà xanh”?


Khái niệm ‘Tòa nhà xanh” được hiểu là những tòa nhà đạt chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sự tỏa hơi do hiệu ứng nhà kính, bảo toàn nguồn nước, chống ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí, đất và ánh sáng. Chủ đầu tư đã đưa thêm những giải pháp để giúp cho công trình của họ được an toàn hơn, sạch hơn, và được coi là nơi có môi trường làm việc, sinh sống và vui chơi thân thiện với môi trường.
Hiệu quả của những tòa nhà xanh là giúp làm giảm mức tiêu thụ điện do sử dụng năng lượng tự nhiên, nguồn nước tưới tiêu, giảm rác thải do quá trình tái chế và tái sử dụng cũng như các chất gây ô nhiễm.


Tòa nhà khách sạn Ana Mandara Villas Dalat – giải nhất loại hình tòa nhà nhiệt đới cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á năm 2010


Hiện trạng tình hình sử dụng năng lượng của tòa nhà tại Việt Nam


Đô thị Việt Nam phát triển rất nhanh, hằng năm 1,2 triệu người vào đô thị cần xây mới 30 triệu mét vuông nhà ở. Cả nước hiện có gần 730 đô thị. Mức tăng trưởng dân số đô thị tăng từ 12 triệu dân (năm 1986) và đến nay đã đạt từ 22 - 23 triệu người (chiếm 27 - 28% dân số cả nước). Tiêu thụ điện năng theo đó cũng tăng lên để đáp ứng yêu cầu tiện nghi ngày càng cao. Sản lượng điện cần cung cấp cho nhóm nhà hàng, thương mại và sinh hoạt chiếm khoảng 48% cơ cấu điện thương phẩm, tạo sức ép lớn về đầu tư nguồn và lưới điện.
Tốc độ tăng trưởng xây dựng tăng bình quân 15%/năm. Sắp tới, số toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị mới sẽ tăng thêm rất nhiều và tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các toà nhà chiếm từ 35 - 40% tổng năng lượng tiêu dùng. Khảo sát các công trình cao tầng tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cho thấy năng lượng sử dụng trong các toà nhà, công trình cao tầng là rất lớn nhưng không hiệu quả và không kiểm soát được. Trong số này, nhiều công trình do nước ngoài xây dựng. Chúng được thiết kế theo phong cách nước ngoài, không phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên ở Việt Nam. Gần đây khuynh hướng thiết kế các công trình với nhiều mảng kính lớn thịnh hành, trào lưu chạy theo kiến trúc hiện đại phương Tây và bỏ qua tiêu chuẩn, điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Những bất hợp lý trong việc thiết kế công trình, đặc biệt phần vỏ cách nhiệt kém, không tổ chức chiếu sáng, thông thoáng tự nhiên và phải gắn thiết bị điện đã làm thất thoát từ 20 - 25% nguồn năng lượng.
Với thực tế đó, thiết nghĩ cần có nhiều hoạt động hơn nữa để khuyến khích đối tượng tòa nhà đầu tư và thực hiện tiết kiệm năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả kinh tế.
Tòa nhà xanh – xu hướng và hội nhập


Với những lợi ích thiết thực từ khâu thiết kế đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các chủ công trình tòa nhà xanh không những tiết giảm được chi phí năng lượng, góp phần không nhỏ vào lợi ích chung của xã hội và môi trường mà còn nâng cao cơ hội cạnh tranh và lòng tin của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế.


Với những chủ đầu tư quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà thì cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” trong nước 4 năm qua không còn xa lạ nữa. Song song đó, giải thưởng Tòa nhà xanh cho cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á” được tổ chức hàng năm, luân phiên tại các quốc gia trong khu vực cũng rất được xem trọng. Qua 4 năm tham gia cuộc thi này, các đại diện của Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao. Mới nhất, trong cuộc thi lần 4 được tổ chức vào tháng 6 năm 2010 tại Việt Nam, tòa nhà khách sạn Ana Mandara Villas Dalat đã đạt giải nhất loại hình tòa nhà nhiệt đới.


Thực tiễn đã cho thấy rõ lợi ích của các tòa nhà hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, sẽ không thể thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng nếu chỉ dựa vào giải pháp liên quan đến thiết kế và máy móc, thiết bị mà ý thức của con người cũng góp phần đáng kể cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tòa nhà. Vì vậy, việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng năng lượng là một kế hoạch không thể thiếu cho bất kỳ chủ công trình xanh nào. 
 nguồn ECC-MN
Sưu tầm: masgroup.vn

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

“Vật liệu xanh” đang là xu hướng

Ngôi nhà HemPod 

bằng vật liệu gai dầu - vôi

[xaydungnha]- Trong thời gian gần đây, cụm từ “vật liệu xanh” (VLX) đã quen thuộc hơn với người sử dụng. Tuy nhiên, để vật liệu này được sử dụng rộng rãi tại những công trình xây dựng thì vẫn cần thời gian bởi mọi sự thay thế luôn cần có sự chuyển tiếp.

VLX được người tiêu dùng quan tâm không chỉ bởi mục đích bảo vệ môi trường mà nó còn đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng. Những VLX đang được sử dụng thay thế cho vật liệu “không sạch” có thể kể đến như: Sơn có hàm lượng VOC thấp, gỗ nhân tạo, gạch bê tông, gạch nhẹ, kính an toàn, kính cách âm, cách nhiệt, gạch không nung…

Trong thời gian qua, Nhà nước đã hoàn thiện một số khung quy chuẩn về an toàn tiết kiệm năng lượng đối với công trình xây dựng và cũng đã có một số điều cấm đối với vật liệu gây hại cho sức khỏe như amiăng hoặc đã hạn chế được gạch đất sét nung bằng lò thủ công. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà đầu tư khi xây dựng công trình sử dụng hoặc cố tình sử dụng vật liệu “không sạch” vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề môi trường.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Trong nội dung của Nghị định có chương đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Tiếp đó, ngày 17/11/2005, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 40/QĐ-BXD ban hành Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”. Tuy nhiên kể từ đó đến nay nhiều công trình xây dựng vẫn tiếp tục sử dụng vật liệu không an toàn, không tiết kiệm năng lượng, kể cả những công trình đưa vào khai thác sử dụng từ 2007 trở lại đây (từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực). Đây là một thiếu sót rất lớn của các nhà tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra thiết kế, tư vấn kiểm tra chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Đơn cử như việc sử dụng kính xây dựng trong các công trình xây dựng và đời sống xã hội. Nhiều chung cư ở Hà Nội, đặc biệt nhà ở dân dụng hiện nay các loại kính sử dụng vẫn là kính một lớp, kính trong chưa bảo đảm yêu cầu hệ số truyền nhiệt và độ an toàn. Do vậy, khi tiếp nhận và sử dụng căn hộ trong những khu nhà này thì những sai phạm trên rất khó khắc phục, hoặc chủ nhà cũng không thể biết những vật liệu trên không sạch để vẫn vô tình ném tiền qua cửa sổ. Bởi nếu sử dụng kính không an toàn, gặp mưa bão sẽ dễ bị rơi vỡ gây thương tích, hoặc tốn tiền sử dụng điều hòa khi cửa khung nhôm vẫn truyền nhiệt từ bên ngoài…

Với những công trình này, nếu người dân mua nhà khởi kiện ra tòa, các tổ chức tư vấn trên phải bỏ tiền ra đền theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đã đến lúc người mua nhà yêu cầu người chủ đầu tư phải công bố công khai về việc áp dụng quy chuẩn về VLXD cho sản phẩm bán ra thị trường. Yêu cầu chủ đầu tư công khai minh bạch các hợp đồng khung về việc mua bán nhà trong đó cam kết vấn đề sử dụng vật liệu sạch đối với người mua nhà. Đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng ở địa phương cũng cần nâng cấp chất lượng trong việc rà soát, nâng cao chất lượng sử dụng vật liệu sạch mà trong quy chuẩn Quốc gia yêu cầu. Việc kiểm tra và chứng nhận VLXD phù hợp với chất lượng công trình xây dựng phải là một trong những quy định bắt buộc.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam:

Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m² xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng. Thực tế đang đòi hỏi phía cơ quan quản lý Nhà nước phải gấp rút ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn mang tính hướng dẫn, bắt buộc để áp dụng vào thực tiễn, có lợi cho xã hội, cho người sử dụng và cả chủ đầu tư. Trong quý II/2011 Bộ sẽ ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý nêu trên giúp cho công tác thiết kế, xây dựng, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
(Theo xaydung)
nguồn:  vatlieuxaydung.batdongsan.com.vn
Tựa gốc:"Vật liệu xanh đang lên ngôi"
Girls Generation - Korean