Hà Nội thiếu phong cách kiến trúc riêng
Những tòa nhà cổ kính lai tạp hiện đại, đô thị không có quy hoạch rõ ràng, phố cổ và phố cũ thiếu quy chế quản lý... là một số nguyên nhân khiến hình ảnh Hà Nội đang tồn tại giống như nàng công chúa Lọ Lem "mang đầy những vết sẹo".(Xem Cảnh xập xệ của chung cư nguy hiểm nhất Hà Nội qua clip, http://clip.vn/watch/Canh-xap-xe-cua-chung-cu-nguy-hiem-nhat-Ha-Noi/WXEg,vn?fm=1)
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Kiến trúc nay là Viện Quy hoạch Kiến trúc Đô thị và Nông thông (Bộ Xây dựng) đã bàn về quy hoạch phát triển Hà Nội đến năm 2020. Có 4 tiêu chí được đưa ra để đảm bảo hài hòa giữa tính hiện đại và dân tộc. Thế nhưng đến nay, nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc, quy hoạch, bảo tồn di sản... đều vẫn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Kiến trúc Hà Nội có bản sắc gì khác so với các thủ đô trên thế giới?"
Những căn nhà đông tây kim cổ thế này không thiếu ở phố cổ Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà |
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, giảng viên ĐH Xây dựng, đã đưa ra minh chứng cụ thể nhất: "Nếu 20 năm trước, Hà Nội là một nàng công chúa Lọ Lem thì nay, Hà Nội là một cô gái mang trên mình 7 vết sẹo khó tẩy". Có thể thấy rõ cấu trúc tổng thể về kiến trúc, quy hoạch của Hà Nội hiện nay đang bị phá vỡ. Nhà ống mọc tran lan trên các khu phố, dù mới mở hay đã cũ. Đô thị mới nhiều như nấm, nhưng không gian công cộng, khoảng xanh lại rất ít. Các khu phố cũ, phố cổ hỗn tạp, không được quan tâm tu bổ. Không gian mặt nước ngày càng thu hẹp và làng trong các khu đô thị đang dần biến mất.
Cũng chia sẻ ý kiến này, nguyên kiến trúc sư trưởng Hà Nội, Đào Ngọc Nghiêm, cho rằng, lý do khiến Hà Nội "lai tạp" như hiện nay là bởi chưa có một giải pháp đồng bộ về quy hoạch cũng như người dân chưa có được nhận thức thật rõ ràng về kiến trúc và việc gìn giữ những thứ được gọi là "tài sản" liên quan đến kiến trúc, ít nhất như người dân Hội An đang làm.
"Nên tập trung tạo nét độc đáo riêng cho Hà Nội thông qua các khu vực đặc trưng như phố cổ hay phố cũ. Bởi hiện nay, khu phố cổ hoàn toàn chưa có bất kỳ điều lệ chính thức nào về quản lý, dù việc này đã được bàn bạc từ lâu. Cần xác định một tiêu chí kiến trúc khu phố cổ, quản lý phố cổ không chỉ mặt văn hóa vật thể mà cả phi vật thể là phong cách, văn hóa...", ông Nghiêm cho biết.
Hơn một năm trước đây, giảng viên Tạ Quỳnh Hoa của ĐH Xây dựng Hà Nội đã có một đề án nghiên cứu chỉnh trang mặt phố cổ Hà Nội và được đánh giá khá cao. Đề án tập trung vào thí điểm thống nhất sử dụng một loại mái che, mái vẩy có thiết kế đồng bộ, phù hợp với cảnh quan phố cổ. Thế nhưng đến nay, đề án mới chỉ được áp dụng cho tuyến phố Hàng Buồm và kết quả cũng không được như ý muốn.
Không chỉ khu phố cổ, để xây dựng một thủ đô hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc dân tộc, cũng cần chú ý tới cả quy hoạch các tuyến phố cũ. Đây là những dãy phố khá đẹp, là tài sản lâu đời của Hà Nội. Thế nhưng hiện tại, không một ai biết ranh giới các khu phố cũ và cũng chẳng biết sẽ phải làm gì để bào tồn. Ông Nghiêm cũng nói thêm rằng, Hà Nội còn rất nhiều các công trình kiến trúc có giá trị, nếu không xác lập một hệ thống danh mục những công trình như vậy, những "tài sản" này sẽ sớm "rơi vào quên lãng".
Mái nhà Hà Nội cũng cần một sự quy hoạch tổng thể. Ảnh: Hoàng Hà |
Mới đây, trong cuộc hội thảo "Kiến trúc Hà Nội hướng tới 1.000 năm Thăng Long", kiến trúc sư Hoàng Đạo Cung chán nản: "Chưa ở đâu mà hệ thống dây diện, điện thoại... lại loằng ngoằng như ở Hà Nội và chắc hẳn một phần tư trong số đó không hề dùng đến. Biển quảng cáo cũng loạn. Tại sao không tìm một giải pháp mới, chẳng hạn thay vì in số điện thoại lung tung như hiện nay, có thể giao cho mỗi cụm dân cư nghiên cứu, lập phương án kinh doanh. Như vậy, vừa văn minh lại vừa có thêm nguồn thu...".
Tuy nhiên, ông Trương Minh Hải, Trưởng phòng Quản lý Đô thị quận Hoàn Kiếm cho rằng việc bảo tồn, quản lý khu phố cổ của Hà Nội sẽ khác biệt rất nhiều với Hội An. Lý do đơn giản là bởi người Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng ý thức sâu sắc về lợi ích của bảo tồn sẽ mang lại những giá trị kinh tế lớn. Còn ở Hà Nội, các khu phố thương mại đã được hình thành từ lâu. Người dân hầu hết chỉ mong muốn có nhà to, diện tích rộng để tiện cho kinh doanh. Nhưng ông Hải cho biết, quận Hoàn Kiếm và Hà Nội trong thời gian tới sẽ tập trung tôn tạo khu phố cổ kiểu mẫu để góp phần thay đổi nhận thức của người dân, khuyến khích họ tham gia bảo tồn phố cổ, chứ không dùng biện pháp hành chính.
Trước mắt, đến năm 2010, quận Hoàn Kiếm sẽ có quy hoạch chi tiết 1/500 khu phố cổ. Các công việc tiếp theo sẽ sớm được thực hiện sẽ bao gồm thiết kế ô phố cổ bảo tồn cấp một (rộng khoảng 19,2 ha); lát đá toàn bộ 76 tuyến vỉa hè; hình thành phố chuyên doanh chẳng hạn như đông dược ở Lãn Ông, tơ lụa ở Hàng Gai; hình thành không gian đi bộ với 5 tuyến Mã Mây - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Hàng Giầy và Hàng Buồm...(Theo Kiến trúc)
Nếu 10 năm trước không có quyết sách xây dựng khu đô thị mới (KĐTM) mà cứ quẩn quanh cải tạo khu trung tâm, thì nay nước ta đâu có các đô thị kiểu mẫu như Linh Đàm, Phú Mỹ Hưng (do Hội Kiến trúc sư VN bình chọn là 2/20 tác phẩm đô thị, kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ đổi mới).
Bốn loại hình khu đô thị mới
Từ khi cụm từ “đô thị hóa” xuất hiện ở VN (khoảng 1992 đến 1996), khái niệm về TP mới, KĐTM mới dần dần được xác định rõ. Việc phát triển các KĐTM theo quy hoạch được xem là một phần quan trọng trong chiến lược đô thị ở quy mô vùng, quốc gia hiện nay, là quy luật không thể khác của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta.
Các KĐTM đều nằm trong 4 loại hình cơ bản sau:
1. Phụ thuộc vào thành phố mẹvới những mức độ khác nhau.
Sự phụ thuộc cơ bản nhất là việc làm, rồi đến hạ tầng công cộng, xã hội, thông tin..
2. Độc lập, ít nhất là “tự lo” về việc làm cho cư dân tại chỗ.
Khởi thủy mô hình này có thể từ mong muốn lập các thành phố vệ tinh hoặc phát triển ra ngoại ô. Dần dần chúng có thể trở thành các đô thị chức năng (vui chơi - giải trí, công nghệ cao, công nghiệp, thương mại, dịch vụ) hoặc đô thị tương đối hoàn chỉnh về quy mô, phân bổ chức năng, kể cả lập khu trung tâm mới.
Các đô thị kiểu này thường được bố trí trong vùng ảnh hưởng của các TP lớn, nhưng mối liên hệ về giao thông và thông tin với TP mẹ không chặt chẽ lắm. Đôi khi chúng lại có lợi thế hơn TP mẹ do nằm gần các tuyến giao thông lớn. KĐTM Phú Mỹ Hưng có thể được xếp vào loại này.
3. Là các đô thị mở rộng bắt nguồn từ một hạt nhân đô thị sẵn có.
Chúng có thể là đô thị độc lập tùy thuộc vào sự khai thác hợp lý hạ tầng của TP mẹ, hoặc tận dụng cơ hội đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế một vùng đô thị. Sự khác nhau cơ bản để phân biệt chúng với loại 1 và 2 là các đô thị loại 3 này mang tính hướng ngoại trong phát triển.
Dạng khu đô thị này rất cần được nghiên cứu cho mô hình “vùng đô thị” của Hà Nội, nếu muốn có các đô thị liên kết hữu cơ khả thi trong tương lai.
4. Là những khu đô thị xây dựng cho các chức năng đặc biệt nào đó.
Chúng thường là những đô thị độc lập theo kiểu TP công nghiệp hay hậu công nghiệp tập trung xung quanh các tổ hợp nghiên cứu - công nghệ, các công trình giao thông và trung tâm thương mại đầu mối lớn. Chúng cũng có thể là các khu đô thị nhánh. Có lẽ các khu đô thị Láng - Hòa Lạc, Dung Quất, Thủ Dầu Một, Biên Hòa có thể phát triển dạng KĐTM loại này.
Bài học từ hai KĐTM điển hình
Việc phát triển các KĐTM ở VN theo mô hình nào là không dễ, chúng ta thiếu lực lượng nghiên cứu chuyên nghiệp (các viện nghiên cứu kiến trúc, quy hoạch thực chất ít năng lực nghiên cứu do phải bươn chải thiết kế kiếm sống). Nhiều nghiên cứu ở một số nước châu Á cho rằng, giải pháp đô thị mà VN cần chính là mô hình đô thị mật độ cao được tổ chức hài hòa các không gian mở, đi bộ xen kẽ dải cây xanh (Singapore và Hồng Kông là ví dụ tốt cho xu hướng đô thị tiết kiệm đất theo dạng này).
Tuy nhiện ở VN, nếu tư tưởng hiện đại - bản địa vốn là gốc của phát triển bền vững không được đưa vào các KĐTM thì chắc chắn khó bảo đảm sự bền vững. KĐTM Linh Đàm hơn 260 ha và Phú Mỹ Hưng hơn 500 ha có các ưu điểm nổi trội là thiết kế hiện đại trong không gian nhiệt đới VN.
Linh Đàm với trung tâm là bán đảo Linh Đàm (tác giả thiết kế kiến trúc sư Nguyễn Hồng Thục) là KĐTM thích ứng với đại bộ phận dân cư, thích ứng khí hậu, tôn trọng cảnh quan sinh thái; công cụ tổng hợp của “thiết kế kiến trúc”, “thiết kế đô thị” và “thiết kế cảnh quan” thông qua không gian cảnh quan hài hòa toàn khu vực được biểu hiện rất rõ.
Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội)
Đặc biệt hơn, cứ ba khối nhà có một sân cộng đồng đầm ấm, khép kín sinh hoạt láng giềng trong cụm. Sự san sẻ hài hòa giữa thiên nhiên và con người, chứ không phải kiến trúc (có suất đầu tư trung bình) làm nên nét đặc sắc đô thị chính là kinh nghiệm đáng xem xét để có thể xây dựng tính đặc trưng đô thị .
KĐTM Phú Mỹ Hưng có vẻ toàn diện hơn bởi quy mô lớn, sự đồng bộ trong tổ chức chức năng và không gian. Mặc dù có nhiều thắc mắc về sự lựa chọn vị trí xây dựng (mà lỗi là ở sự thiếu tầm nhìn khi phát triển đô thị từ phía quản lý nhà nước), nhưng điều đáng nói nhất là sau các thành công tầm mức quốc tế của “phong cách hiện đại - nhiệt đới” ở miền Nam thập niên 1960 (kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Nguyễn Quang Nhạc, Nguyễn Hữu Thiện...), kiến trúc của Phú Mỹ Hưng đã góp phần kế thừa và phát triển ngôn ngữ kiến trúc nhiệt đới đặc sắc ở VN khi xây dựng đô thị hiện đại.
Nhìn tổng thể, khu Phú Mỹ Hưng có cấu trúc tốt do tạo được các tuyến trung tâm, quảng trường chuyển tiếp hài hòa với các khu ở. Sự lựa chọn chung cư cao tầng xen kẽ khu nhà thấp tầng cũng làm nên đặc tính riêng về hình thái đô thị này. Nó gợi lại nhà vườn truyền thống, nhà phố cũ của người Việt trong đô thị mới. Suất đầu tư chung cư ở đây tương đối cao nên đã tạo được không gian cộng đồng (bể bơi, vườn dạo ở mái hiên tầng 3).
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (TP HCM).
Mỗi căn nhà thấp tầng đều có vườn riêng hoặc vườn chung ấm cúng liên kết với cây xanh, phố, tạo cảm giác con người được bao bọc trong màu xanh nhiệt đới.Người Đô Thị
Khu đô thị mới Việt Nam trong mắt nhà báo nước ngoài
Công nhân tại một công trường sau này sẽ trở thành khu chung cư tại TP. Hồ Chí Minh. |
Nam Sài Gòn được chính phủ Việt nam chọn là hình mẫu cho những khu đô thị mới khắp đất nước Đông Nam Á này, nơi có nền kinh tế thị trường mới nổi đang đạt tốc độ phát triển hơn 8%/năm. Đây cũng là thời kỳ hưng thịnh cho những nhà kinh doanh bất động sản và các nhà đầu tư.
“Trường học, nhà hàng, an ninh và tất cả mọi thứ đều rất thuận tiện, rất khác xa so với nơi tôi đã lớn lên”, Le Uy Linh, 32 tuổi, người đã mua một villa ở Phú Mỹ Hưng ba năm về trước cho biết. Cô sinh ra và lớn lên ở quận 5 của thành phố trước kia gọi là Sài Gòn. Linh hiện là giám đốc của một công ti đầu tư và một số công ti khác. Cô cùng chồng, làm bác sỹ, có hai con. Họ là những công chức trẻ điển hình mà các khu “đô thị mới” nhắm tới.
Từ năm 1986 chính phủ Việt Nam đã bắt đầu dần dần tiến hành cải cách kinh tế, nhưng phải đến 5 năm trước hoặc hơn, nền kinh tế theo định hướng thị trường mới bắt đầu hình thành rõ nét. Một năm trước, Việt
Các chuyên gia bất động sản ước đoán giá bất động sản sẽ tăng khoảng từ 20-30% vào năm nay.
Tại Nam Sài Gòn, một nhà đầu tư nước ngoài khác, Tập đoàn phát triển và thương mại trung tâm (CT&D) của Đài Loan, cũng tin tưởng vào sự phát triển. “Đúng theo nghĩa đen, chúng tôi bị chìm dưới nước vào năm 1998 với dự án phát triển đầu tiên, một cái đầm úng nước ngay cạnh chúng tôi”, Arthur Ting, chủ tịch 35 tuổi của CT&D cho biết tại văn phòng của mình trong một tòa nhà được đặt tên cha anh, Lawrence Ting.
Kế hoạch lớn của thành phố Hồ Chí Minh là sẽ dành 3.3000 ha nhà ở cho 1 triệu người và phát triển một quận kinh doanh trung tâm để làm trụ sở cho một số công ti hàng đầu mới nổi của Việt
Phát triển khu đô thị mới không phù hợp
VietNamNet Bridge – Trong khi tiến trình đô thị hoá Việt Nam đang còn ở phía trước, việc thiếu chiến lược và những kế hoạch đồng bộ đang dẫn đến tình trạng xây dựng hỗn độn, hệ thống giao thông không hoạt động và ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt là ở Hà Nội và TpHCM.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Giám đốc Sở Phát triển Cơ sở hạ tầng và Nghiên cứu đô thị: “Hiện tại, chọn một nơi để thành lập và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu đô thị mới phụ thuộc vào cảm hứng của các nhà đầu tư.”
Ông Liêm cho biết, các nhà phát triển đã xem xét kế hoạch tổng thể của các Thành phố, lựa chọn khu vực mà họ quan tâm và sau đó tự quyết định nơi nào và đầu tư như thế nào vào dự án mới.
Ông cho rằng những người vẽ bảng thiết kế không có quyền yêu cầu các nhà đầu tư để sửa đổi kế hoạch của họ phù hợp với điều kiện địa phương, bởi vì không có tiêu chuẩn nào thiết lập trong việc hình thành các khu đô thị mới.
Theo ông Liêm, ngoài trung tâm kinh doanh, các khu đô thị mới cũng nên bao gồm cả trung tâm giải trí, bệnh viện, trường học, công viên và các cơ sở hạ tầng cơ bản khác.
“Những khu đô thị mới này phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người dân, họ không phải chạy xe với quãng đường dài để tìm kiếm. Tuy nhiên, chỉ mới có 1 hoặc 2 khu đô thị ở Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn này.”
Cho ví dụ, điều này có nghĩa, khi người ta muốn tập aerobic, họ chỉ cần đi đến trung tâm giải trí và nếu họ muốn xem phim, họ sẽ đến rạp chiếu phim gần đó.
Ông Liêm nói thêm: “Những khu đô thị mới cũng không cung cấp giải pháp tốt hơn những khu đô thị cũ trong việc giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông”.
Bài học kinh nghiệm
Ông Liêm nêu quan điểm: “Tại sao chúng ta không học hỏi kinh nghiệm từ khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, TpHCM, thay vì là chỉ trích”, thêm vào đó, phê bình Phú Mỹ Hưng đã tác động xấu đến môi trường Thành phố đã được chứng minh là không khoa học.
Tuy nhiên, trong cuộc hội nghị tổ chức tại Hà Nội hôm thứ 4 vừa qua, các chuyên gia quy hoạch đô thị quốc gia đã đồng ý dự án sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai.
Ông Liêm cho rằng: “Dự án đáp ứng tất cả tiêu chuẩn cho đời sống hiện đại và phục vụ nhu cầu cho những người dân sống ở đó. Người ta chỉ cần đi bộ, có thể tìm được tất cả những gì họ muốn.”
Hơn thế nữa, người dân có thể gần gũi với hàng xóm, chỉ cần đi bộ có thể gặp nhau.
Trong khi một số người than phiền rằng Phú Mỹ Hưng đã làm lấp tất cả các hồ và suối trong khu vực, theo ông Liêm, điều này là không đúng, bởi vì phần lớn hồ, suối vẫn còn giữ lại để người dân có thể cảm thấy gần gũi với môi trường.
Ông Liêm kết luận: “Phú Mỹ Hưng là một mô hình quy hoạch thành công và chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm. Nếu có gì sai sót ở nơi đây, đó là lỗi của những người vẽ bảng thiết kế chứ không phải là do những nhà đầu tư - những người nên được tán dương trong việc mang đến tư tưởng mới cho Việt Nam.”
Giao thông tắc nghẽn
Ở Việt Nam, những con đường mới được xây dựng mỗi ngày, tuy nhiên việc xây dựng này chưa được lên kế hoạch hoàn chỉnh. Ông Liêm nói rằng: “Công việc xây dựng những con đường là một phần trong tiến trình đô thị hoá, nhưng dường như, vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng tắc nghẽn giao thông”.
Theo ông Lương Xuân Dương, một cư dân trên đường Thái Hà, Hà Nội: “Tôi không biết kế hoạch quy hoạch đô thị là ở đâu, nhưng tôi chưa bao giờ thấy tình trạng kẹt xe quá nhiều như hiện tại.”
Việt Nam những năm 1930, khi hệ thống đường bộ được thiết lập, việc tắc nghẽn xảy ra, và khi những con đường được chia thành các đường lớn và đường nhánh nhỏ. Điều này có nghĩa tất cả các con đường nhánh sẽ quy tụ về những con đường chính vào cùng một thời điểm, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
Nguyễn Chí Thanh là một trong những con đường chính ở Hà Nội. Chưa bao giờ nó rơi vào tình trạng kẹt xe. Tuy nhiên, khi xe cộ từ Chùa Láng và đường Huỳnh Thúc Kháng đổ xô về đây, kẹt xe đã xảy ra.
Ông Liêm cho biết: “Trong 5 năm nữa, khi ngã tư Khuất Duy Tiên - Nguyễn Duy Hùng và những con đường lớn khác hoàn thành, có lẽ cũng sẽ có số phận tương tự như ngã tư Ô Chợ Dừa, nơi mà tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra hằng ngày.”
“Những người lập kế hoạch quy hoạch đã không xây dựng hệ thống đường bộ hoàn chỉnh với những con đường lớn phối hợp chặt chẽ với nhau. Nếu điều này được thực hiện, tình trạng kẹt xe sẽ ít xảy ra hơn.”
Ông ấy nói việc xây dựng lan tràn các con đường mà không lên kế hoạch thích hợp sẽ dẫn đến nhiều ngã tư như Ô Chợ Dừa. Hơn thế nữa, theo ông Nguyễn Hồng Thức (Viện Nghiên cứu Giải pháp), diện tích đất dành cho giao thông thì quá hạn chế, trung bình chỉ 5,8m2/người. Con số này chỉ bằng 20-25% tiêu chuẩn quốc tế.
Ô nhiễm khói
Thuộc vào những đối tượng bị ô nhiễm, các con sông như Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông đang bị tràn ngập chất thải và rác, kết quả từ việc đô thị hoá không có kế hoạch.
Dự kiến rằng khoảng 20% chất thải công nghiệp và 45% rác trong hầu hết các Thành phố và thị trấn ở Việt Nam đang thải trực tiếp vào môi trường mà không được xử lý.
Bên cạnh là một vấn đề lớn với lượng chất khí độc hại từ vô số xe hơi và xe máy cũng như các nhà máy thải ra. Các chất độc hại này vượt xa tỉ lệ tiêu chuẩn mà sức khoẻ con người và môi trường có thể chịu đựng.
Theo Sở Đất đai và Tài nguyên Môi trường Hà Nội, số lượng khí cacbon, khí lưu huỳnh và oxít nitric đang tràn ngập không khí Hà Nội, vượt qua tỉ lệ cho phép. Thực tế mức độ ô nhiễm ở Hà Nội cao gấp 3 lần tiêu chuẩn thế giới.
Mỗi năm, bầu không khí Thành phố tràn ngập khói từ các nhà máy. Số này bao gồm 80.000 tấn bụi, 9.000 tấn di-o-xit lưu huỳnh và 46.000 tấn khí cacbon, đó là chưa kể đến khói độc từ 100.000 xe hơi và 1 triệu xe máy.
Kết hợp đồng bộ các biện pháp
Theo ông Liêm: “Nguồn nhân lực con người là chìa khoá để giải quyết những vấn đề đô thị hoá này, nhưng chúng ta lại thiếu những chuyên gia soạn thảo kế hoạch.”
“Khi xảy ra sai sót, người ta thường đổ lỗi cho nhau. Đo thị hoá là một tiến trình đồng bộ. Chúng ta không thể chỉ giải quyết một thành phần mà bỏ qua các yếu tố khác, nhưng những gì hiện tại chúng ta đang làm.”
Thậm chí hệ thống phân quyền cũng có vấn đề. Ở nông thôn, chỉ nên quy hoạch khu đô thị cho những nhu cầu cần thiết. Các chuyên gia kinh nghiệm cần phải biết để tránh những hậu quả sai lầm, tỉnh Long An là một ví dụ, có 15 sân golf được xây dựng cùng một lúc.
Ông Liêm cảnh báo: “Nếu tiến trình đô thị hoá không được kiểm soát chặt chẽ theo kế hoạch thích hợp, Việt Nam sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm này.”
Hiện tại, Chính phủ đang chuẩn bị một chiến lược phát triển đô thị toàn diện để quy hoạch từng bước, thích nghi với thực tế.
Phú Mỹ Hưng:
1.Môi trường hiện đại và thân thiện
Theo Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Nguyễn Trọng Hòa, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã được các ngành chức năng thành phố thẩm định KĐT kiểu mẫu theo 6 tiêu chuẩn: chọn nhà tư vấn và thiết kế bài bản; xây dựng công trình và kiến trúc hài hòa; hạ tầng xã hội đầy đủ; đảm bảo chất lượng cuộc sống; khai thác xây dựng tốt, đồng bộ nên xứng đáng là khu đô thị kiểu mẫu để nhân rộng mô hình ra cả nước. Phú Mỹ Hưng được nêu lên như một mô hình mẫu như vậy còn do môi trường sống là yếu tố nổi trội, hấp dẫn ngay từ đầu khi người ta đặt chân tới nơi này.
Nơi đây khi xưa là một vùng đất thuộc xã Phú Mỹ, huyện Nhà Bè (nay là quận 7 – thành phố Hồ Chí Minh), có diện tích 409 hecta. Hơn mười năm trước thưa thớt, đất sình lầy hoang hóa với nhiều kênh rạch. Đồ án quy hoạch chi tiết (1/2000) đã bám sát lợi thế thiên nhiên, chủ định bảo tồn, khai thác điều kiện tự nhiên của sông rạch, tạo sự cân bằng về mặt nước, cây xanh với các công trình kiến trúc. Còn đường đất đỏ (liên xã) ngày ấy đã được làm mới, khá hiện đại đã đưa vào sử dụng. Toàn tuyến đường dài trên 17 km, rộng 120 m, 10 làn xe cơ giới, qua 8 cây cầu xây mới, mang tên đường Nguyễn Văn Linh, là trục “xương sống” nối khu chế xuất Tân Thuận, cảng Bến Nghé với tuyến quốc lộ 1A, tạo cơ hội cho sự phát triển vùng. Trên con đường này còn dành lại một dải đất rộng, cho tuyến đường sắt đô thị trong tương lai không xa.
Khi xây dựng, nhiều mảng xanh thiên thiên được giữ lại, nhưng nhiều hơn cả là hàng chục vạn cây xanh, hàng chục nghìn mét vuông thảm cỏ, được công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng cho ươm hạt, nhân giống ngay từ những ngày đầu. Nhờ thế, khi các công trình xây dựng mọc lên thì cây xanh thảm cỏ cũng đồng thời xuất hiện, thậm chí ở nhiều công trình, mảng xanh “đi trước” nhiều bước! Sự hiện diện rất sớm các công viên cây xanh cấp đô thị, công viên mảng xanh từng khu nhà ở và cây xanh cảnh quan dọc các dẫy phố, dọc các con sông... đáp ứng ngay từ thủa ban đầu cho cư dân đến sinh sống (diện tích đất trồng cây xanh, tạo lập công viên đạt 8,9 m2/người – mức cao nhất trong các đô thị mới xây dựng). Hai con số thiên nhiên (công Cả Cấm, sông Thầy Tiêu) uốn lượn như muốn “ôm” lấy khu đô thị, càng tạo thêm cảnh quan hấp dẫn. Đồng thời với hệ thống “mảng xanh” trong bước quy hoạch là cá công trình công cộng (đất công trình công cộng trong khu nhà ở 3,3 m2/người, đất công trình công cộng cấp đô thị 5,5 m2/người), đáp ứng thỏa đáng nhu cầu cho cư dân (bệnh viện, trường học các cấp, trường Nhật ngữ, Đại Hàn, Đài Bắc, Anh ngữ, trường dạy nghề, nhà trẻ, lớp mẫu giáo và các công trình thương mại – dịch vụ).
Hệ thống hạ tầng xã hội được tạo dựng gần như song song với hạ tầng kiến trúc xây dựng. Đó là một nét nổi trội trong quy hoạch – xây dựng Phú Mỹ Hưng. Điện lực, nước sinh hoạt, hệ thống truyền hình cáp, viễn thông, điện thoại... được xây dựng “ngầm hóa”, đồng bộ từ ban đầu. Cư dân nhận nhà là có để dùng và nhất là không có tình trạng đào bới lòng đường vỉa hè. Hệ thống thoát nước thái và nước mưa được tách bạch. Nước thải trong khu dân cư được thu gom về trạm xử lý tập trung đạt chuẩn vệ sinh môi trường mới cho thoát ra sông rạch. Trong công viên lớn và khu chung cư đều có bãi đậu xe và đường sá được thiết lập như ô bàn cờ nên không có các ngách, hẻm, tránh ùn tắc ngay cả khi nhiều xe cộ lưu thông. Vỉa hè nhất loạt rộng 3 mét, bên dưới là các công trình ngầm điện, nước, điện thoại...
Việc gìn giữ vệ sinh môi trường và an ninh được tổ chức chu đáo. Một đội vệ sinh chuyên nghiệp lập ra để quét dọn, thu gom rác thải. Rác của hộ dân được nhân viên thu gom tận nhà, mỗi ngày 2 lần nên trong các khu nhà ở không khi nào có rác tồn đọng. Trên các tuyến đường, vỉa hè, sân công viên, thảm cỏ... đều có nhân viên trực quét dọn, đảm bảo luôn luôn sạch sẽ. Tại những diện tích công cộng, cư dân không được dùng vào bất cứ việc riêng tư nào (phơi phóng, chất đồ.vv...). Các dãy ghế công viên chỉ để ngồi nghỉ, không dùng cho việc ngủ hay nằm dù rong chốc lát, đó cũng là một trong các nội dung được quy định trong “quy ước dân cư”. Một lực lượng nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp (gần 500 người), có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ mọi khu nhà (biệt thự, chung cư, nhà lẻ, các công trình công cộng) và giám sát việc giữ trật tự vệ sinh chung 24/24 giờ, trong ngày thường và cả lễ, tết.
Phú Mỹ Hưng không chỉ là khu nhà ở chuyên biệt. Tại đây đang xây dựng và hoàn thiện các trung tâm tài chính, thương mại, văn hóa, ytế mang tầm khu vực. Khu trung tâm tài chính thương mại quốc tế xây dựng khá hiện đại, giữ vai trò như “trái tim” của khu đô thị, nó phục vụ cho cả khu vực Nam Sài Gòn. Tại đây ngoài các công trình về dịch vụ, thương mại, tài chính, chứng khoán, còn có trung tâm hỗn hợp triển lãm quốc tế, khu nhà làm việc văn phòng, trung tâm hội nghị quốc tế, hội thảo, tổ chức sự kiện khách sạn 5 sao, bãi ngầm đậu xe... là loại hình kết hợp với dịch vụ đang phát triển trên thế giới.
Thấy rõ xu thế phát triển của Phú Mỹ Hưng, nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước cũng đang tính đến việc chuyển văn phòng, nơi giao dịch về đây... Nhiều nhà chuyên môn đã đánh giá rằng Phú Mỹ Hưng sẽ là “trung tâm đòn bẩy” phát triển vùng đô thị mới Nam Sài Gòn (toàn khu Nam Sài Gòn gồm 22 khu chức năng, dài 18 km, diện tích 2.975 ha, chạy song song với vùng Kênh Tẻ, Kênh Đôi, mang màu sắc khu đô thị sông nước Nam bộ và không bị ràng buộc bởi những kiến trúc cũ).
Trở lại khu đô thị Phú Mỹ Hưng tuy có khá nhiều chức năng, nhưng như lời ông Trước Quốc Hưng (giám đốc tiếp thị của Công ty Phú Mỹ Hưng) thì Công ty vẫn chỉ để 1/3 diện tích cho các công trình và nhà ở, còn lại là quỹ đất dành cho các tiện tích công cộng, giao thông, công viên cây xanh... tạo cho điều kiện sống của cư dân ngày càng hoàn hảo. “Mục đích vẫn là mối quan tâm tới con người sống trong môi trường Phú Mỹ Hưng” - Ông Hưng nhấn mạnh.
Cũng cần nói thêm: Không chỉ chính quyền thành phố Hồ Chí Minh “đề xuất mà mới đây một Hội đồng tuyển chọn các công trình kiến trúc tiêu biểu để phát triển, gồm các chuyên gia kiến trúc uy tín như KTS Hoàng Đạo Kính, KTS Nguyễn Trực Luyện, KTS Nguyễn Tấn Vạn, nhà sử học Dương Trung Qúôc và một nhóm hoạ sĩ cũng đã nêu đích danh khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Sự ghi nhận của Hội đồng như sau: “Khu đô thị Phú Mỹ Hưng – thành phố Hồ chí Minh phát triển theo mô hình đô thị dài, phân thành nhiều phân khu chức năng, gắn kết hài hoà trong một tổng thể với cơ sở hạ tầng, xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện tại, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã góp phần khai phá vùng đất phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh biến một vùng đất sình lầy thành một khu đô thị hiện đại với đầy đủ các tiện tích của một đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xem là khu đô thị hiện đại và đẹp nhất Việt
2.Phú Mỹ Hưng cũng nhếch nhác
Được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu cả nước, nhưng hiện nay Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM đang xuất hiện nhiều bất cập, gây bức xúc đối với người dân sinh sống tại đây.
Việc quản lý khu đô thị Phú Mỹ Hưng (KĐTPMH) khá lộn xộn. Taxi ra vào đón khách rất tùy tiện, xe hơi đậu lung tung, các hàng quán bày biện lấn chiếm lòng lề đường và ở một số khu vực có rất nhiều rác. Xung quanh khu Hưng Phước (thuộc KĐTPMH), nhiều lán trọ tạm bợ mọc lên, nước thải sinh hoạt tràn ra đường. “Thậm chí trước đây, có lán còn nuôi heo nữa”, một người dân phản ánh.
Thiếu an toàn phòng cháy chữa cháy
Ông Lê Nguyên, Trưởng ban tự quản khu Mỹ Cảnh, cho biết, dù là trưởng ban nhưng ông không được Công ty PMH thông báo và mời tham dự hội nghị tham vấn ý kiến nhân dân về xây dựng nếp sống văn minh đô thị do Hội đồng nhân dân thành phố tổ chức. Phó ban tự quản khu phố Mỹ Khánh, ông Đỗ Tế Giang phản ánh, công ty giao mọi việc cho Ban tự quản trong tình trạng hệ thống camera, thẻ từ và thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) đều hư hỏng. Ngày 26/8, Phòng Cảnh sát PCCC quận 4 kiểm tra bốn khu phố Mỹ Khánh với 8 tòa nhà, tất cả đều không đảm bảo về an toàn PCCC. Theo biên bản kiểm tra: “Đèn chiếu sáng gặp sự cố, chỉ dẫn lối thoát nạn, vòi chữa cháy bị hư hỏng nhiều, lượng foam (bọt chữa cháy) trong xe chữa cháy di động ít, tủ điều khiển máy bơm không có nguồn điện nên không khởi động được máy bơm chữa cháy…”. Ông Đỗ Tế Giang bức xúc: “Một số láng giềng trong khu Mỹ Khánh là người nước ngoài hỏi chúng tôi vì sao hệ thống PCCC bị hỏng mà không sửa chữa. Thắc mắc của họ là chính đáng vì chúng tôi đã nhiều lần phản ánh nhưng Công ty PMH nói không chịu trách nhiệm về vấn đề này. Chính sự không rõ ràng trong việc quản lý giữa BQL Khu Nam, phường Tân Phú, UBND quận 7 nên chúng tôi không biết kêu ai”. Trong thời gian chờ đợi những giải pháp và động thái từ nhà chức trách, hơn 300 hộ dân của khu Mỹ Khánh vẫn đang nơm nớp sống trong lo sợ một ngày nào đó, nơi ở của mình phát cháy hoặc bị kẻ xấu đột nhập.
Lỗ hổng lớn về an ninh trật tự
Bà Nguyễn Kim Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Phú cho biết, trước đây, phường hoàn toàn không can dự vào việc quản lý khu vực này mà chỉ hỗ trợ Ban quản lý Khu Nam (BQL) trong việc thanh tra, xử phạt những vi phạm trong xây dựng.
Từ năm 2008, phường mới bắt đầu tham gia với tư cách chính quyền, nhưng cũng chỉ gói gọn trong việc xử phạt xây trái phép, nhắc nhở người dân về vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên, việc sinh hoạt của người dân trong khu đô thị, chính quyền địa phương vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận. “Nhìn ở ngoài vào, đây là một khu đô thị kiểu mẫu, đạt chuẩn. Tuy nhiên, về lâu dài, để triển khai các chủ trương chính sách của nhà nước, cần phải sắp xếp và quản lý chặt chẽ hơn. Mỗi lần vào kiểm tra hay có việc cần liên hệ, phường gặp khó khăn vì phải xin ý kiến BQL”, bà Hồng cho biết. Ông Phạm Văn Đông, Phó trưởng BQL Khu Nam (thuộc công ty PMH) cho rằng BQL chỉ quản lý về đầu tư xây dựng, hoàn toàn không quản lý về an ninh trật tự, đời sống dân cư trên địa bàn. Hiện nay, BQL phải làm thay một số công việc của chính quyền quận 7 và hai phường Tân Phong, Tân Phú. Các kiến nghị, thắc mắc của người dân KĐT hầu như đều dồn về BQL, trong khi việc này là thuộc thẩm quyền của UBND quận 7. “Tôi thấy rằng địa bàn quận 7 đang có khoảng trống. Đây là khu vực tương đối nhạy cảm vì có đông người nước ngoài sinh sống, nếu quản lý lỏng lẻo sẽ gây ra nhiều hậu quả”, ông Đông nói. Ông Lê Nguyên, Trưởng Ban quản trị khu Mỹ Cảnh đặt vấn đề: “Vai trò của quận 7, của hai phường Tân Phong, Tân Phú rất mờ nhạt. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa đến đời sống, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các cư dân khu đô thị. Không thể khoán trắng công tác này cho chủ đầu tư và Ban quản lý Khu Nam. Nhà nước nên nhanh chóng nghiên cứu các chính sách cho khu đô thị mới, có cơ chế rõ ràng, chặt chẽ về công tác quản lý. Tình hình này cứ kéo dài, không loại trừ nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội, đe dọa đến an ninh trật tự trên địa bàn”.
3. "Phố Đông Sài Gòn" như "Phố Đông Thượng Hải": Tại sao không?
(VietNamNet) - "Vì sao trong 15 năm trước đây, tác giả không viết ngay bài này để còn có cơ hội sửa chữa cho qui hoạch TP.HCM? Bây giờ biết khen hay trách ai đây?". "Quy hoạch của chúng ta quá kém, không có một sự thống nhất. Các công trình được thực hiện vô tội vạ, không có tính hợp lý, phần lớn là mạnh ai nấy làm, không có sự đồng bộ"... Xin trích đăng một số ý kiến tranh luận của bạn đọc về dự án phát triển đô thị mới Nam TP.HCM.
Phần lớn diện tích còn lại vẫn chỉ là những dự án nhỏ lẻ, dở dang, và hỗn độn (Ảnh: www.monre.gov.vn) |
Sự nuối tiếc cũng là câu trả lời
Tôi có may mắn được học và trao đổi với ông Phan Chánh Dưỡng. Tôi biết dự án 2.600ha này và tôi biết lý do tại sao dự án này bị xé nát. Đúng là TP.HCM đã bỏ mất cơ hội đi đầu về phát triển đô thị, nhất là phát triển căn cơ, bền vững. Rồi đây, khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng sẽ đi vào "vết xe đổ" này nếu ngay bây giờ chúng ta không nhìn thoát khỏi quy mô 7,37km2 của dự án. Tại sao, chúng ta không lấy cả Huyện Thủ Đức cũ 211km2 làm "Phố Đông Sài Gòn" như "Phố Đông Thượng Hải"? Tại sao chúng ta san sẻ dân cư từ nội thành với mật độ 10 ngàn người/km2 cho ngoại thành 600 người/km2? Nội thành TP.HCM sẽ ra sao nữa nếu 20 dự án khai thác "khu đất vàng" được triển khai để làm trung tâm thương mại, dịch vụ và văn phòng cho thuê? Khác với các lĩnh vực khác, sai lầm trong quy hoạch và phát triển đô thị chỉ có đập bỏ phần trên, đào bới phần dưới; nó không có cơ hội cho chúng ta sửa sai. Dự án đô thị Nam Sài Gòn là một ví dụ cụ thể. Tạ Thị Ngọc Thảo, Q.7, TP.HCM, email: ttnt@...
Quy hoạch của chúng ta quá kém, không có một sự thống nhất. Các công trình được thực hiện vô tội vạ, không có tính hợp lý, phần lớn là mạnh ai nấy làm, không có sự đồng bộ. Hãy nhìn vào khu vực ĐNA khác như Singapore thì chúng ta còn phải học rất nhiều. Hy vọng, các nhà quản lý hãy có một đường lối rõ ràng hơn về kiến trúc Việt Nam để nước ta có thể đẹp hơn, văn minh hơn. Nguyễn Tuấn, Ngô Sĩ Liên, Tân Sơn, Thanh Hoá, email: tuan131083@
Mỗi lần có việc đi qua Phú Mỹ Hưng, tôi đều trầm trồ thán phục sự khoa học và tính nghiêm túc trong quy hoạch của những người làm quy hoạch khu vực này. Nhưng điều đó cũng gây trong tôi một sự chua xót. Nếu so sánh ba khu vực, nội thành thành phố, ngoại thành và khu Phú Mỹ Hưng, thì tôi thấy hình như khu PMH ở một thế giới khác. Được như vậy, chúng ta không thể phủ nhận, người Đài Loan đã hơn mình cái đầu, và những cái đầu đó đã được toàn tâm toàn ý thực hiện ý tưởng khoa học của mình. Và kết quả là những trái ngọt hoàn hảo đã được gặt hái một cách mỹ mãn. Còn ta, tôi vẫn luôn mong mình có thể có được những nhà quy hoạch tầm cỡ như trên. Nhưng ...Có lẽ chúng ta chỉ có một Phú Mỹ Hưng thôi, càng làm càng manh mún! Harry Feng, email: mrlucvn@...
Liên tưởng tới qui hoạch của Hà Nội
Đọc bài này khiến tôi liên tưởng tới qui hoạch của Hà Nội. Chúng ta nên xây dựng một thành phố mới Hòa Lạc với qui hoạch qui mô và đồng bộ hơn là việc xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng như qui hoạch mới triển lãm gần đây, kinh phí đền bù giải tỏa khổng lồ nhưng nhìn tổng thể vẫn là một dự án chắp vá, trong khi nếu xây dựng thành phố mới thì vừa đồng bộ, vừa ít phải đền bù. Sơn Nguyên, Hà Nội, email: sonnasb@...
Nên có cái nhìn tổng thể
Chúng ta nên có cái nhìn tổng thể thì hay biết mấy, tôi chỉ nghĩ rằng, tại sao tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam ta hiện nay vẫn cứ lộn xộn, quy hoạch phải có cái nhìn sâu và rộng hơn nữa. Mỗi lần, tôi lên mạng là mỗi lần hết lời ca ngợi tại sao giao thông đường bộ và quy hoạch thành phố ở các nước đang trên đà phát triển lại tốt đến thế, tại sao Việt Nam ta lại không làm được. Nếu chúng ta cứ phát triển kiểu quy hoạch "hiện đại" này thì e rằng chỉ vài năm nữa thành phố Hà Nội và TP.HCM chẳng khác nào những "tổ mối đùn tự do". Tôi nghĩ rằng, nếu các công trình sư, kiến trúc sư của ta không có cái nhìn sâu và rộng được thì nên mời chuyên gia nước ngoài họ làm tư vấn và làm quy hoạch cho ta luôn một thể. Nguyễn Quốc Cường, Q.8, TP.HCM, email: quoccuong762002@...
Cần tìm lối thoát
Tôi chỉ là một người dân bình thường, nhưng khi nhìn thực trạng của khu Nam Sài Gòn bây giờ, không thể không rơi nước mắt. Ngoài khu Phú Mỹ Hưng còn có thể gọi được là đô thị, toàn bộ các khu còn lại đã tràn lan các dự án chia lô xây nhà ống và qui hoạch kiểu "da báo". Đây là một cách làm nghèo đất nước mà chính chúng ta và con cháu sẽ lãnh đủ, vì chắc không lâu (có lẽ 15-20 năm) lại phải đập đi qui hoạch lại. Thực trạng này nói lên một điều, chúng ta không đủ khả năng dùng nội lực để thực hiện các dự án, qui hoạch đô thị.
Để tìm ra lối thoát, theo tôi cần làm: Thay đổi ngay cơ chế xin - cho và tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước (cả trong tư tưởng và thực tế). Không nên làm nản lòng các nhà đầu tư, như vụ Phú Mỹ Hưng cách đây và năm; Cần dũng cảm nhìn nhận khả năng qui hoạch của chúng ta hiện tại là rất hạn chế, do đó nên có ngay kế hoạch đào tạo và kết hợp với thuê chuyên gia nước ngoài. Sông Hồng.
Doanh nhân phải tiên liệu
Qua bài này, tôi vừa đồng tình với đánh giá của tác giả về bản qui hoạch cách đây 15 năm nhưng tôi cũng lại rất bực. Vì sao trong 15 năm trước đây, tác giả không viết ngay bài này để còn có cơ hội sửa chữa cho qui hoạch TP.HCM? Bàn mãi, cãi mãi và kết quả này biết khen hay trách ai đây? KTS. Lê Văn Thịnh, Q.1, TP.HCM, email: saigonnai@...
Không riêng gì ông Phan Chánh Dưỡng, chính tôi đã nói trong các cuộc đàm tếu (vì tôi chỉ là người dân), giải phóng ổ chuột ở quận 3 thì có hàng ngàn ổ chuột ở quận 12 ra đời, giải quyết được kênh Nhiêu Lộc thì có hàng vạn kênh Nhiêu Lộc mới phát sinh. Khi quy hoạch, cán bộ ta phải chọn người có đầu óc nhìn xa trông rộng, trong quản trị học người ta nói là doanh nhân phải tiên liệu. Lê Ngọc Hân, HCM, email: sgcohan@...
6 tiêu chí xem xét công nhận Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - khu A là đô thị kiểu mẫu
(SQHKT)-Ủy ban nhân dân thành phố vừa có công văn giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo trình cho Ủy ban nhân dân thành phố thông qua gửi Bộ Xây dựng để đề xuất công nhận khu đô thị Phú Mỹ Hưng - khu A thuộc khu đô thị mới Nam thành phố là khu đô thị kiểu mẫu.
Theo những nhận xét đánh giá chung của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch thành phố, từ khi hình thành và phát triển cho đến nay, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng – khu A đã đạt được 6 tiêu chí cụ thể như:
Có sự chuẩn bị hình thành đô thị bài bản, thể hiện qua công tác lựa chọn tư vấn thiết kế (Công ty thiết kế quy hoạch hàng đầu của Hoa Kỳ SOM - Skidmore Owings and Merrill) và công tác tổ chức thi tuyển quy hoạch.
Công trình kiến trúc được xây dựng hài hòa cảnh quan, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Việc thiết kế các công trình do những đơn vị tư vấn nước ngoài thực hiện, tuân thủ theo quy hoạch chi tiết, đảm bảo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, với hình thức kiến trúc đơn giản, sử dụng màu sắc nhẹ nhàng phù hợp với cảnh quan chung khu vực; đặc biệt đối với một số công trình quan trọng trong khu đô thị, có tổ chức thi tuyển thiết kế nhằm chọn ra những phương án thiết kế tốt nhất.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ khắc phục được hiện tượng đào đắp đường nhiều lần, hạ tầng văn hóa – xã hội tương đối đầy đủ, mạng lưới điện phục vụ, hệ thống viễn thông, truyền hình cáp, điện thoại đều được ngầm hóa; nguồn điện, nguồn nước được cung cấp ổn định, liên tục. Quy hoạch và xây dựng đường giao thông theo đúng quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
Về công tác quản lý, xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng quy phạm xây dựng. Dịch vụ quản lý khu dân cư, khu chung cư được tiến hành đầy đủ, phối hợp với cơ quan thẩm quyền hành chính trong việc xử lý các vi phạm và công tác quản lý hành chính (đăng ký tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu …).
Chất lượng cuộc sống, môi trường sinh thái thân thiện với con người (xanh, sạch, an toàn, ổn định và chất lượng …). Điểm nổi bật của Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là nhiều diện tích cây xanh, chỉ tiêu đất dành cho công viên cây xanh tương đối cao khoảng 8,9m2/người so với quy định chỉ tiêu cây xanh 8 – 10 m2/người cho khu vực Quận mới. Bên cạnh đó việc thực hiện chương trình giám sát môi trường đối với nước thải, khí thải định kỳ 3 tháng/lần góp phần tạo nên chất lượng cuộc sống tốt cho người dân trong Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Quản lý khai thác vì lợi ích cộng đồng thể hiện qua công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phòng cháy chữa cháy với lực lượng chuyên nghiệp (trên 500 bảo vệ) được huấn luyện đào tạo bài bản; áp dụng các mô hình “nhân dân tự quảng” và thực hiện “quy chế cư dân” nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp; bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan thực hiện nếp sống văn hóa mới. Bên cạnh đó thường xuyên duy trì khai thác dịch vụ, các hoạt động văn hóa xã hội nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.(Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét