Mặt băng nhà đậu xe nổi lắp ghép cơ động |
Thay cho dự án bãi đậu xe ngầm trong lòng đất rất phức tạp khó triển khai, kiến trúc sư Trần Đình Bá vừa gửi tờ trình cùng đồ án thiết kế cho UBND TP.HCM hiến kế làm nhà đậu xe trên sông rạch để cấp bách giải quyết bài toán giao thông tĩnh hiện nay.TTCT trích đăng bài viết của kiến trúc sư Trần Đình Bá, tác giả “Nhà trên đường” - giải thưởng cao nhất cuộc thi “Kiến trúc nhiệt đới với vấn đề môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” do Hội kiến trúc sư và Viện Kiến trúc nhiệt đới tổ chức năm 2008.Bài toán giao thông tĩnh đang trở thành vấn đề khó giải cho chính quyền thành phố cùng các tổ chức và tư nhân. Phương tiện giao thông bộ gia tăng đột biến, đặc biệt là ôtô con và xe máy. Riêng tại quận 1, TP.HCM mỗi ngày đêm có trên 7.000 xe có nhu cầu dừng đậu. Các bãi đậu xe ở tầng hầm các chung cư, khách sạn, bãi đậu xe trên các công viên, vườn hoa đã quá tải dẫn đến xe phải dừng đậu trên lòng lề đường gây ùn tắc và tai nạn giao thông cùng các vấn đề về môi trường và trật tự an toàn xã hội.Để nhanh chóng giải quyết vấn đề này, UBND TP đã chấp thuận cho quy hoạch tám điểm để nghiên cứu xây dựng các bãi đậu xe ngầm. Vị trí mới nhất dự kiến nằm dọc đường Tôn Đức Thắng, từ đầu đường Nguyễn Huệ đến khu vực Nhà máy Ba Son có diện tích khoảng 20.000m2 với 5-7 tầng hầm, sức chứa tối thiểu 1.400 ôtô. Dự án này vẫn trong giai đoạn tìm kiếm chủ đầu tư, song vấn đề khó khăn lớn nhất đặt ra vẫn là nghiên cứu giải quyết khâu kinh tế kỹ thuật, phòng chống cháy nổ, thoát hiểm, vấn đề chống ngập úng, triều cường, thông gió, chiếu sáng, ảnh hưởng tác động môi trường, an toàn cho người và phương tiện... Vì vậy, dù được quan tâm khởi động từ năm 2005 đến nay nhưng các dự án về bãi đậu xe ngầm vẫn đang giẫm chân tại chỗ.Gần đây UBND TP đã chấp thuận cho Sở Giao thông vận tải thực hiện thí điểm xây dựng bãi đậu xe nổi lắp ghép cơ động tại các công viên, nhà ga, vỉa hè, bờ kè... song xem ra cách làm này vẫn lấn chiếm diện tích và không gian gây nên tình trạng vừa chật chội vừa manh mún, ảnh hưởng trực diện đến mỹ quan đô thị. Quy mô công trình lại nhỏ, mang tính tạm bợ theo giải pháp tình thế nên không phù hợp với tổng thể kiến trúc của một thành phố văn minh hiện đại, khó có thể đáp ứng nhu cầu dừng đậu xe, gửi xe cho cả TP.Giải pháp mớiGiải pháp về một mô hình kiến trúc kiểu mới là khai thác hợp lý không gian trên sông rạch làm nhà đậu xe nằm trong sáng kiến “nhà trên đường - nhà không tốn đất”. Chiếm lĩnh không gian trên sông rạch thay cho giải pháp bãi đậu xe ngầm trong lòng đất ẩm thấp, tối tăm... cùng nhà đậu xe nổi lắp ghép trên mặt đất gây lấn chiếm không gian của các công viên, vườn hoa, vỉa hè, bờ kè... là nét đặc trưng của đồ án.Công trình kiến trúc đa chức năng, cầu vượt kết hợp nhà để xe 3-5 tầng cho những đoạn kênh hẹp dưới 100m. Cách làm này vừa góp phần chống ùn tắc giao thông khu vực hai bên kênh, vừa tạo được bãi đậu xe cố định lâu dài có khối tích lớn. Với những sông và rạch lớn cho giao thông thủy qua lại, chỉ làm nhà nổi thủy tạ nhiều tầng ven bờ. Giải pháp thi công móng cọc bêtông cốt thép chống lên nền đất để đảm bảo không lấn chiếm mặt nước và không cản trở lưu thông dòng chảy, mặt thoáng bốc hơi nước làm mát môi trường, hệ thống bao che thông thoáng đảm bảo lưu thông không khí.Giàn thép không gian lắp ghép đảm bảo an toàn và sử dụng lâu dài. Công trình có lưu không thích hợp không làm ảnh hưởng đến lưu thông đường thủy lại đảm bảo chống ngập úng, thông gió và chiếu sáng tự nhiên, dễ dàng kiểm soát phòng cháy, dễ khắc phục khi có cháy hoặc sửa chữa vận hành, tiết kiệm được rất lớn năng lượng sử dụng.Thay cho giải pháp bãi đậu xe ngầm 5-7 tầng dọc đường Tôn Đức Thắng, từ đường Nguyễn Huệ đến cảng Ba Son, phải đào bới vận chuyển hơn 1 triệu m3 đất, có thể gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường... Tổ chức nhà nổi đậu xe trên sông có lợi hơn về nhiều mặt, sức chứa lại cao hơn, có thể lên tới 2.500-3.000 xe mà không phải là 1.400 xe như mục tiêu đề ra. Dự án dễ dàng thực hiện khi gọi vốn đầu tư, thi công nhẹ nhàng, nhanh gọn chỉ trong 6-8 tháng, giá thành công trình nổi chỉ bằng một phần năm so với công trình ngầm.Công trình nhà nổi hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, phong phú hình khối, bề thế dễ dàng tạo ra những công trình có nét kiến trúc riêng biệt, dễ làm đẹp, tạo ấn tượng mạnh để tạo được những điểm nhấn cần thiết cho các đoạn sông rạch TP. Công trình lại kiên cố mang tính bền vững lâu dài, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Các công trình phù hợp với kiến trúc xanh - kiến trúc bền vững - tiết kiệm năng lượng sử dụng, hài hòa với thiên nhiên, tương xứng với tầm vóc TP hiện đại.Giải pháp kỹ thuật đơn giản, sử dụng móng cọc bêtông cốt thép, hệ giàn bêtông cốt thép hoặc giàn thép lắp ghép có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động. Thời gian thi công nhanh, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và không gây ô nhiễm môi trường so với giải pháp thi công nhà để xe tầng hầm.Về tài nguyên môi trường: không ngốn diện tích đất đai cây xanh, không gây ngập úng đô thị và ô nhiễm sông rạch, góp phần cải thiện môi trường sông rạch cho TP. Khai thông ách tắc giao thông, giảm mật độ phương tiện trên đường phố, cải thiện môi trường và cảnh quan TP.Về kinh tế: dễ dàng triển khai dự án bằng việc huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp và tư nhân trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng hưởng lợi. Hoạt động kinh doanh quản lý có sự quản lý nhà nước, nhanh chóng thu hồi vốn và có đóng góp cho ngân sách TP. Không gian trên các sông rạch hoàn toàn do Nhà nước quản lý, mà trực tiếp là UBND TP, nên khi thực hiện dự án hoàn toàn không tốn kém kinh phí và thời gian đền bù giải tỏa di dời...Tóm lại, khai thác hợp lý không gian trên sông rạch sẽ nhanh chóng đáp ứng mọi nhu cầu đỗ xe, gửi xe, vừa kết nối giao thông đôi bờ, tránh ùn tắc, cùng lúc giải quyết nhiều bài toán về tài nguyên môi trường, kiến trúc quy hoạch, xây dựng giao thông, kinh tế và trật tự an toàn xã hội.Theo Tuổi Trẻ Cuối Tuần
Ảnh các đồ án đoạt Giải thưởng kiến trúc TP.HCM 2008
Cao ốc văn phòng Sacombank - TG : KTS.Trần Song Sơn
Khu Tropicana Resort - TG : KTS.Dương Hồng Hiến
Kho bạc nhà nước TP.HCM - TG : KTS.Nguyễn Trường Lưu & KTS.Ngô Đằng Vân
Quy hoạch 1/500 và thiết kế kiến trúc trường ĐH CNTT TP.HCM - TG : KTS.Nguyễn Thị Dự Thư & KTS.Huỳnh Thị Thu Thủy
Văn phòng công ty Daiko Việt Nam - TG : KTS.Võ Cao Thắng
Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ - TG : KTS.Nguyễn Văn Tất và cộng sự
Quán Cafe Du Miên - TG : KTS.Trần Anh Đoàn và cộng sự
Nhà Nhiệt Đới - TG : KTS.Trần Thị Ngụ Ngôn & KTS.Phan Thanh Hùng
Nhà hàng cụm trung tâm - TG : KTS.Trần Anh Đoàn và cộng sự
Nhà di động - TG : KTS.Hồ Văn Thọ
Siêu Ý Tưởng Kiến Trúc
8 tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Siêu ý tưởng kiến trúc”(do Hội Kiến trúc sư TP.HCM tổ chức)
| ||||||||||||
TPHCM: Tổ chức cuộc thi ý tưởng kiến trúc quốc tế cụm công trình Quảng trường trung tâm
(1) Quảng trường trung tâm (2) Công viên bờ sông (3) Cầu đi bộ |
Đối tượng dự thi là các công ty thiết kế kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị, quy hoạch và xây dựng dân dụng trong nước và quốc tế... Cuộc thi diễn ra từ ngày 17.3.2008. Cuộc thi có 3 giải chính thức, trong đó, giải nhất trị giá 50.000USD và quyền thương thảo hợp đồng phát triển ý tưởng thiết kế chi tiết các khu quảng trường trung tâm, công viên bờ sông và cầu đi bộ với BQL Thủ Thiêm.
Cuộc thi “Đánh thức không gian”: giải thưởng dành cho người trẻ, do Hội đồng Anh và báo Thể Thao & Văn Hóa tổ chức vừa khép lại với lễ trao giải tại Hà Nội (ngày 27-3) và TP.HCM (ngày 29-3).Theo đó, các giải thưởng gồm: giải nhất trị giá 20 triệu đồng thuộc về tác phẩm Cầu Long Biên - ngày và đêm của nhóm tác giả Lại Thành Tín, Lê Anh Quyến, Đặng Ngọc Tú (sinh viên năm 4, lớp O5K2, khoa kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội); giải nhì (gồm năm giải, trị giá mỗi giải 5 triệu đồng) trao cho các tác phẩm: Bồn nước - mơ chiếc áo mới (Nguyễn Thành Nhân, sinh viên năm 4, khoa sơn dầu Đại học Mỹ thuật TP.HCM); Đánh thức không gian bằng âm nhạc và ánh sáng (Trần Thị Trường - báo Đô Thị, Hà Nội); Con đường đặc biệt cho “nghệ thuật không bình thường” (Trương Trần Tiên Thảo - Nguyễn Hồ Kim Long, TP.HCM); Dòng sông sắc màu (Nguyễn Trần Hiếu, Hà Nội); Cột điện - bóng cây (Trương Nam Thuận, TP.HCM).
Bốn giải ý tưởng (2 triệu đồng/giải) thuộc về các tác phẩm: Qua đường nhớ phố (Trần Hậu Yên Thế, Hà Nội); Con đường âm nhạc (Đào Nguyên Thạch Thảo - Nguyễn Thọ Cường, TP.HCM); Bức tranh của tự nhiên (Trương Nam Thuận, TP.HCM); Vô di ảnh (Đỗ Thái Thuận, TP.HCM). Ngoài ra cuộc thi còn có một giải Ashui (kiến trúc) cho tác phẩm Chung và riêng (Dương Hồng Hiến, TP.HCM) cùng 10 bằng khen cho 10 tác giả đề xuất ý tưởng xuất sắc.
Cuộc thi “Đánh thức không gian” được tổ chức từ tháng 12-2008, kết thúc nhận tác phẩm dự thi vào cuối tháng 2-2009. Từ một ý tưởng xem chừng “viển vông” trong bối cảnh đô thị VN xô bồ, chưa định hình như hiện nay, cuộc thi đã được đánh giá là thành công khi thu hút nhiều tác phẩm tham dự. Điều đặc biệt là hầu hết tác giả đoạt giải đều còn rất trẻ. Và những tác phẩm dù được mô tả ở mức độ ý tưởng nhưng hoàn toàn khả thi nhằm “đánh thức không gian”, đặc biệt là không gian đô thị như chủ đề cuộc thi đặt ra.
Cuộc thi ý tưởng Quy hoạch Kiến trúc Quốc tế
Thời gian bắt đầu: 25/02/2009
Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng Quy hoạch Kiến trúc quốc tế Khu đô thị mới, Khu công viên giải trí và công viên khoa học Gia Lâm – Hà Nội.
Ngày 17/02/2009, VIDIFI đã quyết định phê duyệt cơ cấu giải thưởng, Nhiệm vụ và Quy chế thi tuyển ý tưởng Quy hoạch - Kiến trúc Khu đô thị mới, Khu công viên giải trí và công viên khoa học Gia Lâm – Hà Nội.
Cơ cấu giải thưởng:
01 giải nhất - 30.000 USD
01 giải nhì - 20.000 USD
02 giải ba - 10.000 USD/giải;
Những cá nhân và tổ chức nộp bài dự thi hợp lệ theo quy chế thi tuyển nhưng không trúng giải sẽ được Ban tổ chức hỗ trợ kinh phí 5.000 USD/đơn vị.
Các đơn vị được mời tham gia cuộc thi bao gồm 18 đơn vị tư vấn có uy tín trong nước và quốc tế.
Thời gian dự kiến phát động cuộc thi: 9 giờ ngày 25/02/2009.
Địa điểm: Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - Tầng 4 – Tòa nhà VIT – số 519 Phố Kim Mã – Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.
Kính mời các đơn vị theo danh sách thư mời có thể tham khảo các tài liệu đính kèm:
- Thư mời dự thi;
- Danh sách các đơn vị mời dự thi;
- Nhiệm vụ cuộc thi;
- Quy chế thi tuyển.
Trang WEB tìm hiểu thông tin: http://www.ashui.com/ và http://www.vidifi.vn/
Thi ý tưởng kiến trúc ba công trình tại Thủ Thiêm
Ban quản lý khu Thủ Thiêm đã bắt đầu cuộc thi quốc tế nhằm tìm kiếm ý tưởng kiến trúc cho ba công trình lớn là quảng trường trung tâm, công viên bờ sông và cầu đi bộ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM.
Cuộc thi ý tưởng kiến trúc cụm ba công trình trên là một cuộc thi mở, gồm hai giai đoạn. Đối tượng dự thi là các công ty thiết kế kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị, qui hoạch và xây dựng dân dụng trong nước và quốc tế. Ban tổ chức cuộc thi khuyến khích hình thức liên doanh giữa đơn vị trong nước và nước ngoài.
Theo đó, vòng 1 là vòng thi mở với các đơn vị dự thi ẩn danh và không được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu. Sáu đơn vị được chọn vào vòng 2 sẽ được hỗ trợ kinh phí 20.000 USD/đơn vị để tiếp tục nghiên cứu (vẫn ẩn danh). Bài thi đoạt giải nhất sẽ được chọn trong sáu bài nộp về ban giám khảo.
Ông Trang Bảo Sơn, phó Ban quản lý Thủ Thiêm, cho biết đơn vị đoạt giải nhất sẽ nhận được giải thưởng 50.000 USD và quyền thương thảo hợp đồng phát triển ý tưởng thiết kế chi tiết cụm ba công trình trên với Ban quản lý Thủ Thiêm. Giải nhì trị giá 30.000 USD và giải ba trị giá 15.000 USD.
Ban tổ chức bắt đầu tiếp nhận đăng ký dự thi ngày 17-3-2008 và hạn chót đăng ký dự thi là ngày 7-4-2008.
Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế quy hoạch chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa I”
Thực hiện chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa I, ngày 21/7/2008, Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) đã phát động Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế quy hoạch chuyển đổi KCN Biên Hòa I thành Khu Đô thị - Thương mại – Dịch vụ An Bình”. Mục đích của Cuộc thi là nhằm tìm kiếm một thiết kế quy hoạch tối ưu, ý tưởng có tính khả thi, phù hợp với tính chất đặc thù của dự án là chuyển đổi một Khu công nghiệp thành Khu Đô thị - Thương mại – Dịch vụ
Sau 4 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được bản đăng ký dự thi của 08 đơn vị tư vấn có uy tín trong lĩnh vực quy hoạch đô thị trong và ngoài nước (trong đó có 01 đơn vị tư vấn nước ngoài). Ngày 14/11/2008, tại Công ty Phát triển KCN Biên Hòa, Hội đồng xét duyệt, phản biện và Ban Tổ chức Cuộc thi đã lắng nghe các đơn vị tư vấn thuyết trình về ý tưởng thiết kế quy hoạch chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa I. Tham gia Hội đồng xét duyệt, phản biện là các chuyên gia, các kiến trúc sư (KTS) uy tín, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực quy hoạch đô thị như: TS. KTS Lê Văn Năm - Nguyên KTS trưởng TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc TP.HCM; KTS Khương Văn Mười - Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, Trưởng Khoa quy hoạch Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM; Ths. KTS. Lý Thành Phương – Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc Đồng Nai; KTS. Trần Anh Việt – TP QLQH Sở Xây dựng; Ths. KTS Nguyễn Phong An - PP. CNN Văn phòng UBND Tỉnh; KS. Doãn Văn Đồng - TP. QLĐT thành phố Biên Hòa; KS. Cao Tiến Sỹ - TP. QHMT Ban Quản lý các KCN Đồng Nai; KS Bùi Ngọc Chuyên - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Đồng Nai; KTS. Đỗ Thiện Tâm - Chủ tịch Hội KTS Đồng Nai; ông Phạm Xuân Bách - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sonadezi; KTS. Nguyễn Mạnh Dũng – Chuyên viên Công ty Sonadezi; các thành viên phản biện, gồm có: PGS. TSKH Trần Đăng Hy - Tổng thư ký Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, KTS. Trần Thu Hằng - Chuyên viên chính Vụ kiến trúc quy hoạch xây dựng (Bộ Xây dựng)Sau khi nghe các đơn vị tư vấn trình bày ý tưởng, nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia, Hội đồng xét duyệt đã xem xét, chọn ra 3 ý tưởng tốt nhất để đánh giá xếp hạng. Kết quả như sau: không có giải nhất; đồng giải nhì thuộc về Công ty TNHH Xây dựng Kiến trúc miền Nam (ACSA) và Công ty Hyder Consulting (liên doanh Anh – Hong Kong); giải ba thuộc về Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tân Thuận. Nhìn chung, các đồ án đạt giải đã thể hiện được ý tưởng về một Khu Đô thị - Thương mại – Dịch vụ hiện đại, là cửa ngõ phía Đông của thành phố Biên Hòa trong tương lai; đồng thời, đề ra được các giải pháp đảm bảo công năng và tính khả thi của đồ án, về cơ bản đáp ứng các yêu cầu Ban Tổ chức đặt ra là Khu Đô thị - Thương mại – Dịch vụ mới sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố Biên Hòa và sông Đồng Nai, thay đổi diện mạo kiến trúc và phù hợp định hướng quy hoạch phát triển thành phố Biên Hòa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả Cuộc thi, Công ty Phát triển KCN Biên Hòa sẽ báo cáo UBND Tỉnh để chỉ đạo làm các bước tiếp theo nhằm mau chóng triển khai Nghị quyết của Tỉnh về việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa I chậm nhất vào năm 2015.
Cuộc thi Ý tưởng thiết kế : “Kiến trúc Cổng cửa khẩu Việt Nam”
Cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh
Sau gần 4 tháng phát động (Từ ngày 25/5/2008 - 15/9/2008), cuộc thi ý tưởng thiết kế kiến trúc cổng cửa khẩu Việt Nam do Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn (KTQHÐT&NT), Tạp chí Kiến trúc Việt Nam tổ chức đã nhận được 56 phương án tham gia dự thi với nhiều ý tưởng đa dạng và phong phú cho các cửa Khẩu Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào, Việt Nam với Campuchia.Cửa khẩu Quốc tế (Quốc Môn) là điểm mốc đánh dấu sự thay đổi gianh giới giữa các nước láng giềng. Kiến trúc cửa khẩu là một biểu tượng về văn hóa, tình đoàn kết, hữu nghị của người dân vùng biên giới, đồng thời thể hiện nét độc đáo về văn hóa - kiến trúc của mỗi nước.Vừa qua, Viện KTQHÐTNT đã tổ chức chấm thi. Hội đồng chấm thi gồm 9 thành viên.Kết quả cuộc thi:Hội đồng chấm thi đã thống nhất chọn ra 09 phương án đạt giải, bao gồm: 01 giải Nhất, 01 Giải Nhì , 02 Giải Ba; 05 giải Khuyến khích.
Cụ thể như sau:
Giải Nhất:Phương án mã số: LC 689
Nhóm tác giả: Nguyễn Như Hải, Ðỗ Duy Khang, Ðinh Mỹ Hảo Nhi
Ðịa chỉ: Công ty TNHH Kiến Trúc Nguyên Bản (Orig.architecture), 69/A Hoàng Hoa Thám, P.6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Giải Nhì:Phương án mã số: KD 020
Nhóm tác giả: Lê Thu Trang, Vũ Ngọc Tú, Ðào Thái Hà, Nguyễn Minh TrìÐịa chỉ: Nhóm sinh viên trường ÐH Xây Dựng Hà Nội
Giải Ba:- Phương án mã số: VH 268
Nhóm tác giả: Dương Thành Trung, Nguyễn Vân Hà, Dương Trung HiếuÐịa chỉ: Văn phòng Kiến trúc Nhiệt đới, nhà A5, Lương Ngọc Quyến, Hà Nội
- Phương án mã số: VIE 02
Nhóm tác giả: CTy Cổ phần Tư vấn đầu tư và Phát triển đô thị VIEALIFE
Ðịa chỉ: 43 Pháo Ðài Láng, Ðống Ða, Hà Nội
Giải Khuyến khích:
- Phương án mã số: SU 190
Nhóm tác giả: CTy Cổ Phần Tư vấn kiến trúc Dương MinhÐịa chỉ: 189 Nguyễn Tất Thành, Hải Châu, TP. Ðà Nẵng
- Phương án mã số: KD 081
Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Vũ, Ðào Xuân Hiệu
Ðịa chỉ: Số 15A, ngõ 214, Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Phương án mã số: SDS 07
Nhóm tác giả: Phòng KT 02, Cty Tư vấn Sông Ðà Sao
Ðịa chỉ: Số 505 nhà CT3- Khu đô thị Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Phương án mã số: TG 159
Nhóm tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn, Ðoàn Ðức Việt, Bùi Chu Du, Nguyễn Hoàng Nam
Ðịa chỉ: 26 Thể Giao, Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Phương án mã số: NF 108
Nhóm tác giả: Phòng Lịch sử Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn Ðịa chỉ: 389 Ðội cấn - Ba Ðình - Hà Nội
Khi sự lãng mạn được chắp cánh
Với mục đích tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo về giải pháp kiến trúc cho khu phố cổ Hà Nội, đồng thời góp phần tạo cảnh quan cho từng phố, năm 2003, lần đầu tiên, mạng kiến trúc Ashui.com phối hợp cùng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội và Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (Bộ Xây dựng) tổ chức Cuộc thi sáng tác kiến trúc mang tên
Phố cổ Hà Nội vẫn nhếch nhác, dù ngày đại lễ đang đến gần
“Hà Nội 36 phố phường - ý tưởng cho một góc phố đẹp”.Giải A của cuộc thi năm ấy được trao cho đồ án “Góc phố đời thường” của 5 kiến trúc sư còn rất trẻ. Không muốn đồ án chỉ dừng lại ở mức ý tưởng, khi thiết kế, tác giả đã cố gắng không thay đổi nhiều hoạt động vốn có của phố Gia Ngư, không thay đổi không gian nội thất và hình thức kiến trúc mà chỉ tác động lên bề mặt kiến trúc như cải tạo mặt tiền của các ngôi nhà, tôn cao vỉa hè, lát lại đường, lắp đặt các trang thiết bị đô thị...
Đồ án đoạt giải B đề xuất giải pháp cải tạo tháp nước vườn hoa Hàng Đậu thành một gallery nghệ thuật, còn giải C thuộc về đồ án cải tạo phố Gầm cầu Hàng Cót - Phùng Hưng thành một khu phố đi bộ và bán hàng lưu niệm. Năm 2004, mạng Ashui.com lại tiếp tục phát động một cuộc thi ý tưởng kiến trúc “Tôn vinh thành phố” dưới sự bảo trợ của Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL), Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Mở rộng đề tài, cuộc thi lần này nhằm cải tạo điều kiện sống cho người dân sống trong khu phố cổ, khu nhà tạm, chung cư, vùng ngoại ô và cư dân ven sông.
Đến năm 2007, lại thêm một cuộc thi nữa được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu kiến trúc (Bộ Xây dựng) mang tên “Làm đẹp thành phố Hà Nội”. Đoạt giải nhất cho ý tưởng đề xuất mới về quy hoạch kiến trúc là đề án “Mang dòng sông trở lại”. KTS Trần Nguyễn Quảng (Viện Nghiên cứu kiến trúc) cùng 5 đồng nghiệp rất táo bạo đề xuất làm sống lại những con sông chết của thành phố như sông Lừ, sông Sét bằng cách đưa ra giải pháp cống ngầm hình hộp một đoạn sông Lừ bắt đầu từ cầu Trung Tự tới hồ Xã Đàn.
Một dòng sông nhân tạo sẽ được chảy bên trên hệ thống cống ngầm này. Cũng tính tới phương án “lấy ngắn nuôi dài”, các KTS đã “ngắm” một số đoạn vỉa hè trên dòng sông để tiến hành dịch vụ gia tăng như cho thuê chỗ làm quán cà phê, các nhà hàng nhỏ ngoài trời. Đặc biệt, tại một số vị trí thuận lợi có mặt cắt phù hợp, có thể bố trí thêm một đến hai tầng hầm làm chỗ để xe ôtô, tăng cường diện tích giao thông tĩnh cho Hà Nội...
Giải nhất thứ 2 dành cho giải pháp sử dụng vật liệu được trao cho đề án “Thiết kế đô thị khu vực chợ Hàng Da” của 5 sinh viên Đại học Xây dựng. ý tưởng thiết kế chung của đồ án là liên kết không gian 3 chiều với việc tạo dựng một quảng trường ngầm - không gian chuyển tiếp, liên kết với các không gian thương mại chợ Hàng Da - không gian văn hóa rạp Hồng Hà và tuyến phố đi bộ thương mại du lịch Yên Thái ở phía trên.
Kiến trúc của chợ Hàng Da được lấy ý tưởng từ mái nhà lô xô tạo sự liên kết mật thiết với khu phố cổ. Tuyến phố Yên Thái kế đó sẽ được thống nhất các biển hiệu, sử dụng chung mái hiên che đèn lồng treo và sử dụng vật liệu gạch tự nhiên để ốp chân tường...
Chìm vào lãng quên
Đã hơn 7 năm kể từ sau cuộc thi ý tưởng làm đẹp thành phố lần đầu tiên được tổ chức, tất cả các đồ án đoạt giải, từng được giới chuyên môn đánh giá là rất khả thi đều vẫn chỉ dừng ở trên... giấy. Theo KTS Lê Việt Hà - Chủ nhiệm mạng kiến trúc Ashui.com thì trong tiêu chí của mọi cuộc thi do Ashui.com tổ chức, tính khả thi của mỗi đồ án đều phải được đưa lên hàng đầu.
Việc áp dụng 3 đồ án đoạt giải cao trong cuộc thi “Hà Nội 36 phố phường - ý tưởng cho một góc phố đẹp” vào thực tiễn là việc hoàn toàn có thể thực hiện được bởi đây không phải là đồ án tốn kém, cũng không phụ thuộc quá nhiều vào việc giải phóng mặt bằng, chỉ cần có sự quyết tâm của cơ quan quản lý và sự đồng thuận của người dân phố cổ là chúng ta đã có được những “góc phố đẹp”. KTS Nguyễn Việt Hà cho biết thêm, ngay sau khi cuộc thi kết thúc vào năm 2003, những ý tưởng này đã được chuyển giao cho Ban Quản lý phố cổ - đơn vị đồng tổ chức “để tìm cách ứng dụng vào thực tế”.
KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, trong quá trình xét duyệt giải thưởng, nếu ý tưởng hay mà không có tính khả thi sẽ không được lựa chọn để trao giải. Tuy nhiên, giữa ý tưởng về tổ chức không gian, chỉnh trang đô thị và khả năng thực thi bao giờ cũng còn một khoảng cách.
Khoảng cách đó được thu hẹp hay nới rộng phụ thuộc vào chính quyền đô thị hoặc người đặt hàng có quyết tâm thực hiện hay không. Lấy ví dụ từ cuộc thi ý tưởng Quy hoạch hồ Gươm đang được tổ chức bởi Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, KTS Nguyễn Tấn Vạn cho biết dù giải thưởng còn chưa công bố, nhưng mọi người đều lường được rằng, rất có thể 10-20 năm hoặc lâu hơn nữa mới được áp dụng vào thực tế.
Cái được trước mắt mà cuộc thi mang lại là đã đánh thức nhận thức của toàn xã hội, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người, và cuộc thi cũng đã đưa ra thông điệp rằng, không gian đó là của cả cộng đồng, đừng ai chiếm đoạt nó làm của riêng cho mình.
Mỗi cuộc thi như thế được tổ chức đều đã ít nhiều đánh thức được tình yêu Hà Nội trong lòng mỗi người dân Thủ đô. Đoạt giải đã là một niềm vui, nhưng niềm vui ấy sẽ được sẻ chia cùng hàng vạn con người khi những ý tưởng đó thành hiện thực.
Phát động cuộc thi “Ý tưởng kiến trúc tháp Hùng Vương”
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa tổ chức phát động cuộc thi “Ý tưởng kiến trúc tháp Hùng Vương - Khu di tích lịch sử Đền Hùng”.
Ý tưởng xây dựng công trình tháp Hùng Vương nhằm tôn vinh công lao các Vua Hùng đã có công dựng nước, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và hướng về cội nguồn, đồng thời để hoàn chỉnh hơn nữa quần thể kiến trúc Khu di tích Lịch sử Đền Hùng. Công trình có chức năng lưu giữ và giới thiệu những báu vật của thời đại Hùng Vương, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, những vật phẩm quý hiếm của địa phương, là nơi quan sát toàn cảnh khu di tích và vùng phụ cận.
Tháp Hùng Vương được đặt trên đồi Mom Gà cao 60 m, trên khu đất rộng 14 ha, cách Đền Hùng khoảng 3 km về phía Đông Nam. Cơ cấu giải thưởng gồm: 3 đồ án loại A, mỗi đồ án có giá trị 80 triệu đồng; 10 đồ án được chọn vào vòng tuyển , mỗi đồ án có giá trị 30 triệu đồng.
Cuộc thi "Ý tưởng kiến trúc cửa ô phía Nam Hà Nội
"KẾT QUẢ CUỘC THI " Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC CỬA Ô PHÍA NAM HÀ NỘI" DO TẠP CHÍ KIẾN TRÚC THUỘC HỘI KIẾN TRÚC SƯ VN TỐ CHỨC SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO CHIỀU NAY (26/12). TT&VH CÓ CUỘC TRAO ĐỔI VỚI KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH, UỶ VIÊN BCH HỘI KTS VN, PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VỀ CUỘC THI:
* "Còn 6 năm nữa là tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội. Vậy mà đến lúc này chúng ta vẫn còn loay hoay bàn cãi về tên gọi của công trình tiêu biểu sẽ được xây dựng nhân cột mốc lịch sử đó: Nào là " Khải hoàn môn 1000 năm Thăng Long", " Đài biểu tượng 1.000 năm Thăng Long" rồi " Đài Chiến thắng"... Trong khi ấy, theo cuộc thi của tạp chí Kiến trúc, công trình mang tên " Cửa ô phía Nam Hà Nội". Cái tên ấy có " khiêm tốn " quá không?"
-Đúng là đến hôm nay vẫn còn bàn về tên gọi của công trình là quá muộn, lẽ ra chúng ta đã phải tiến hành thiết kế, thi công ngay từ bây giờ mới kịp. Những công trình làm theo kiểu nước đến chân mới nhảy thường thì chất lượng không ra sao. Theo chúng tôi, với tên gọi " Cửa ô " là phù hợp hơn cả. Hai từ: Cửa ô " đã thân quen với bao thế hệ người dân Thủ đô. Hà Nội một thời từng có đến 16 cửa ô.
* "Nhưng giờ đây ta chỉ xây có một cửa ô. Vì sao nó được đặt ở phía Nam?"
-Ở một Hà Nội đã phát triển rộng lớn hôm nay, chúng tôi nhận thấy phía Nam là phù hợp hơn cả. Có thể coi đây là một công trình kiến trúc có tính điểm nhấn như một cửa ngõ khi vào thành phố, nên phải đạt yêu cầu về cảm xúc và gây được ấn tượng khó quên.
* "Nhưng cuộc thi vẫn chưa xác định được một địa điểm với không gian cụ thể, mà chỉ tổ chức thi ý tưởng kiến trúc cho một không gian mông lung nào đó ở phía Nam Hà Nội."
-Ở nhiều nước trên thế giới thông thường khi thiết kế một công trình quan trọng bao giờ cũng tổ chức thi làm hai bước. Bước đầu thi về ý tưởng kiến trúc mang tính gợi mở nhằm khai thác tư duy sáng tạo của KTS. Bước sau mới thi thiết kế công trình trong một không gian và giải pháp cụ thể. Ở ta mới quen làm bước sau nên hiệu quả các cuộc thi thường bị hạn chế. Cuộc thi này rất mở, KTS dễ đóng góp tư duy của mình cho thành phố Hà Nội.
* "Vì thế kết quả đạt được khá phong phú?"
-Đúng vậy, 100 phương án dự thi rất đa dạng về quy mô và cách tổ chức không gian, về hình khối công trình và hình tượng nghệ thuật cũng như những vị trí được đề xuất; với nhiều hình thức khác nhau, từ hình thức là cổng, biểu tượng, cho đến những thiết kế theo tuyến. Tuy vậy còn thiếu vắng dạng thể hiện một tổng thể kiến trúc với quảng trường lớn có các công trình kiến trúc chung quanh để tạo nên sự hoành tráng gây ấn tượng sâu sắc khi vào thành phố.
* "Ông có thể bình vài nét về 3 phương án đoạt giải?"
-Đoạt giải Nhất là phương án số 95 với chủ đề "Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội thượng võ hào hoa" của nhóm KTS Công ty kiến trúc HAAI (gồm Trần Nguyễn Hoàng, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hoành, Nguyễn Đông Giang). Thăng Long - Rồng bay đã gắn liền với Thủ đô nghìn năm văn hiến. Hình ảnh rồng trên tàu đao mái đình cũng trở nên gần gũi với bao đời người. Rồng còn thể hiện cội nguồn dân tộc: "Con Rồng cháu Tiên". Bằng hình khối điêu khắc khoẻ khoắn, bay vút, tám cặp rồng tạo thành một tuyến dài thể hiện khát vọng vưon lên của Hà Nội. Con số tám cặp rồng còn tượng trưng cho sự phát đạt (ảnh 1).
-Giải Nhì thuộc về phương án số 80 mang chủ đề "Đất lành chim đậu" của nhóm sinh viên Trường đại học Kiến trúc Hà Nội (Hồ Mộng Long, Đỗ Văn Bình ). Nhóm tác giả đặt cửa ô tại quốc lộ 1B kết hợp với khu vui chơi hồ Yên Sở để tạo thành một quần thể công viên theo thuyết âm dương. Biểu tượng chính của cổng khai thác nét chuyển mình cất cánh của chim Lạc, cũng là sự vươn lên của Hà Nội trong thiên niên kỷ mới. Trong biểu tượng chứa đựng hình thể cách điệu Việt Nam hay nét khái quát của rồng bay. Khối cầu pha lê thể hiện tinh hoa của dân tộc, Hà Nội - trái tim của cả nước (ảnh 2).-Giành giải Ba là phương án số 91 của 2 KTS Trịnh Hồng Việt, Nguyễn Thanh Tùng và nhóm sinh viên Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Phương án này đặt vị trí xây công trình ở giữa các đường vành đai 3, quốc lộ 1A, 1B. Nơi đây được tổ chức một công viên hiện đại vời hệ thống siêu thị, nhà hàng, đài tưởng niệm và các không gian biểu diễn với quy mô lớn. Các điểm nút giao thông được hoá giải vừa mang tính hoành tráng vừa đáp ứng với yêu cầu giao thông, đánh dấu sự phát triển của thời đại (ảnh 3).Ngoài ra còn có 5 giải Khuyến khích.
* "Ông có cho rằng những phương án này có tính khả thi ?"
- Dĩ nhiên. Đó là tiêu chí mà cuộc thi đặt ra. Ngoài tính khả thi, hầu hết các phương án đoạt giải đều đáp ứng những tiêu chí khác của cuộc thi này, như phải có ý tưởng mới lạ và đặc sắc; kiến trúc hiện đại và đẹp.
CUỘC THI SÁNG TÁC PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC NHÀ QUỐC HỘI VÀ HỘI TRƯỜNG BA ĐÌNH (MỚI)
NHỮNG PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC ĐƯA RA LỰA CHỌN CHIỀU 15/3, UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI HỌP PHIÊN THỨ 7 ĐÃ NGHE BQL DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ QUỐC HỘI VÀ HỘI TRƯỜNG BA ĐÌNH (MỚI)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG NÀY. THEO BÁO CÁO, HỘI ĐỒNG CHẤM THI QUỐC TẾ, SAU KHI XEM XÉT VÀ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ TỪNG PHƯƠNG ÁN TRÊN CƠ SỞ 5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (NHƯ PHÙ HỢP VỚI ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH, CÓ TÍNH DÂN TỘC,HIỆU QUẢ SỨ DỤNG, TÍNH THỜI ĐẠI), ĐÃ CHỌN RA ĐƯỢC 3 PHƯƠNG ÁN TỐT NHẤT XẾP LOẠI A, GỒM: PHƯƠNG ÁN SỐ 17 (CẢ 3 VÒNG BẦU CHỌN ĐỀU ĐẠT SỐ PHIẾU TÍN NHIỆM TUYỆT ĐỐI LÀ 9/9), PHƯƠNG ÁN SỐ 4 (VÒNG 1 ĐẠT 5/9 PHIẾU, VÒNG 2 VÀ VÒNG 3 ĐẠT 7/9 PHIẾU) VÀ PHƯƠNG ÁN SỐ 13 (VÒNG 1 ĐẠT 4/9 PHIẾU, VÒNG 2 ĐẠT 8/9 PHIẾU, VÒNG 3 ĐẠT 7/9 PHIẾU). THẾ NHƯNG SAU MỘT THỜI GIAN TRIỂN LÃM ĐỂ TRƯNG CẦU Ý KIẾN NHÂN DÂN, THÌ NHIỀU NGƯỜI ĐẾN XEM LẠI ỦNG HỘ PHƯƠNG ÁN SỐ 6- MỘT PHƯƠNG ÁN CHỈ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CHẤM THI DÀNH 1 PHIẾU Ở VÒNG 1.
PHƯƠNG ÁN 17 Không chỉ giành điểm cao nhất của Hội đồng chấm thi quốc tế, phương án này cũng được giới KTS Việt Nam đánh giá cao và là phương án được nhân dân ủng hộ nhiều phiếu thứ hai (chỉ kếm Phương án 6). Sở dĩ như vậy là vì tác giả của nó đã khai thác những nét tượng trưng tinh tế vốn có trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam, những hình dáng nguyên thuỷ vuông – tròn viên mãn của đất - trời (đất vuông - trời tròn). Phương án có nhiều cấu trúc rõ ràng giữa bên ngoài và bên trong, có mối liên hệ mạch lạc giữa Nhà Quốc hội ở phía trước, Hội trường Ba Đình ở phía sau và khu Văn phòng ở dãy nhà hai bên, do đó mà công năng sứ dụng tốt, đáp ứng với yêu cầu. Phòng họp Nhà Quốc hội 700 chỗ ngồi được xây dựng theo hình tròn và nổi bật lên với khối hình trụ được bao bọc bới sành lớn thoáng đãng với lối vào trực tiếp từ phía Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác. Hội trường 3.500 chỗ ngồi hình lập phương, hướng về phía đường Hoàng Diệu, có lối ra vào riêng, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Nhà Quốc hội liền kề đó, song vẫn gắn bó nhau thành một khối thống nhất, mạch lạc, có sự liên kết nội bộ, cùng sử dụng chung các công trình phụ trợ, đặc biệt là phòng tiệc nằm giữa hai Nhà Quốc hội và Hội trường. Phương án này có cùng một ngôn ngữ kiến trúc, thể hiện rõ đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam là nhiều hiên, mái che, thông thoáng, đưa thiên nhiên luồn lách vào trong kiến trúc. Đây là công trình biết khai thác vẻ đẹp truyền thống, dễ hài hoà với tổng thể không gian các công trình vốn có ở Quảng trường Ba đình như Lăng Bác, Đài tưởng niệm Bắc Sơn, trụ sở Bộ Ngoại giao..., nhưng lại thể hiện được tính thời đại, có thể xứng tầm với xu hướng phát triển khoa học - kỹ thuật trong thiên niên kỷ mới của các nước phát triển trên thế giới. Dĩ nhiên Phương án 17 cũng còn một số nhược điểm như: Hình khối công trình còn khô cứng, có phần đơn điệu, chưa lộ rõ tính chất của một hội trường lớn mang tính quốc gia, mật độ xây dựng còn dày đặc, chưa tạo cho công trình có cấu trúc mở...
PHƯƠNG ÁN SỐ 4
Công trình có tỷ lệ hài hoà giữa các khối chức năng: Nhà Quốc hội, Hội tường, Văn phòng. Thể hiện tính thời đại, tỷ lệ hài hoà, sinh động, đẹp mắt. Khối Nhà Quốc hội hình tròn, khối Hội trường hình chữ nhật, cái đắt giá là đặt nghiêng góc một chút nên thể hiện rõ cảm giác về kiến trúc hiện đại, linh hoạt. Tuy nhiên khối Văn phòng phía đường Hoàng Diệu còn nặng nề. Hai khối nhà tập trung đông người nhất lại dồn cả về phía đường Độc Lập – nơi có Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác nên chưa thích hợp. Hai khối nhà lớn này xây dựng gần nhau sẽ gây ảnh hưởng đến nhau mỗi khi cùng hoạt động. Lối vào cho hai khối nhà chính nhỏ hẹp, bất tiện, thiếu tính trọng thể và hoành tráng của một cơ quan lập pháp tối cao. Thềm dốc tạo thành ta luy quá cao, vô tình đã hạ thấp những công trình quanh đó, như Đài tưởng niệm liệt sĩ kề bên.
PHƯƠNG ÁN SỐ 13
Là một công trình giàu tính sáng tạo, hiện đại, tạo được nhiều không gian đẹp. Các khối chức năng như Nhà Quốc hội, Hội trường, Văn phòng gắn kết chặt chẽ. Nhà Quốc hội nổi bật, có sảnh, lối vào trang trọng. Tác giả có tay nghề chuẩn mực. Thể hiện ý tưởng rõ ràng. Tuy vậy công trình mang tính chất văn hoá hay khoa học - kỹ thuật nhiều hơn, thiếu sự định hương và ổn định. Công trình dàn trải quá nhiều nên khó quản lý và bảo đảm an ninh.
PHƯƠNG ÁN SỐ 6
Không được Hội đồng chấm thi quốc tế xêp vào loại A, nhưng lại giành được sự ủng hộ cao nhất trong cuộc triển lãm láy ý kiến nhân dân ở Hà Nội. Tại cuộc triển lãm này (kéo dài từ 22/2 đến 10/3 vừa qua, trưng bày toang bộ 25 phương án dự thi), đã có 8.681 phiếu góp ý kiến, trong đó phương án số 6 có số phiếu bầu chọn cao nhất, 3.678 phiếu. Nguyên nhân cũng dễ thấy, vì phương án này dễ "bắt mắt" bởi bố cục đối xứng, trông bề thế, phảng phất đường nét "kiến trúc Pháp" - một mốt đang thịnh hành trong việc xây dựng công sở ở ta hiện nay. Tuy nhiên một motif kiến trúc quá quen thuộc từ giữa thế kỷ XX đã thịnh hành ở nhiều nước châu Âu và châu Á như vậy liệu có phù hợp với tiêu chí đặt ra cho công trình là vừa có tính dân tộc, vừa có tính thời đại hay không cũng là câu hỏi cần đặt ra. Theo dự kiến, UB Thường vụ Quốc hội sẽ có báo cáo về chủ trương xây dựng cônh trình trong phiên họp thứ 8 và có thể đưa ra 3 phương án xếp hạng A và Phương án số 6 được nhân dân bầu ủng hộ nhiều nhất ra để đại biểu đóng góp ý kiến. Nhà quốc hội, Hội trường Ba Đình (mới) là một công trình tiêu biểu cho thời đại, một công trình mở đầu của thế kỷ XXI. Hy vọng rằng các cấp lãnh đạo sẽ quyết định chọn ra một phương án tối ưu để tồn tại mãi với thời gian, làm đẹp mãi không gian Quảng trường Ba Đình lịch sử.
KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH
(THỂ THAO&VĂN HOÁ, THỨ SÁU, Số 23 (1428)-21-3-2003)
Tham gia cuộc thi thiết kế công trình nhà Quốc hội và hội trường Ba Ðình có 25 phương án. 25 phương án này đang được giới thiệu tại Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam đường Giảng Võ, Hà Nội đến 10.3.2003. Dự kiến công trình nhà Quốc hội và hội trường Ba Ðình mới sẽ được khởi công xây dựng trong quý 4 này.Nhà Quốc hội được thiết kế có sức chứa 1.100 chỗ bố trí tại hướng tây nam của khu đất cũng là nơi gần nhất về phía lăng Hồ Chủ tịch. Tòa nhà Quốc hội được đặt trên hồ nước tạo cảm giác đang nổi trên mặt nước nhờ sự phản quang của mặt tiền bằng kính.
Bông sen trên mặt hồ
Công trình theo phương án mang mã số dự thi số 4 được chia ra thành ba dải liên tiếp nhau từ đông đến tây.
Dải “phía đông” gồm tòa nhà văn phòng và khối hành chính với các phòng làm việc và lễ tân đặt tại tầng trệt. Dải "trung tâm" dành để xây dựng hai toà nhà Quốc hội và hội trường Ba Ðình, mỗi dải đất được bao quanh bởi hồ giả để tạo ra một sự liên kết giữa bầu trời và mặt đất, biểu tượng của toàn bộ dự án. Dải "phía tây" thiết kế không gian trống để tạo một khoảng tường xanh có vị trí hơi dốc. Khối thể tích hình nón có mái hơi nghiêng về phía lăng Hồ Chủ tịch tượng trưng sự kính cẩn trước lăng. Ðáy của hình nón có đường kính 46m. Hình dáng tròn này của toà nhà biểu tượng một bông sen trên mặt hồ nước, một trong những biểu tượng cao quý của Việt Nam.
Biểu tượng trời và đất
Mặt bằng tổng thể của công trình nhà Quốc hội và hội trường Ba Ðình theo phương án dự thi mang mã số 13 được thể hiện bởi hình vuông tượng trưng cho mặt đất và hình tròn thể hiện bầu trời.Hình tròn được thể hiện như một giải pháp quy hoạch và kiến trúc để bao quanh công trình cho phép tạo tầm nhìn bao quát từ các phía và định hướng các lối vào tùy theo mức độ quan trọng và cho phép tạo ra một vòng tròn đi dạo. Mặt bằng tổng thể công trình được chia làm 2 trục. Trục chính bắc nam tạo liên kết giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư với quảng trường phía nam qua đường đi nội bộ mang tính phục vụ các cơ quan nội bộ và hoàn toàn được bảo vệ. Trục đông tây cho phép chia công trình thành 4 khu thể hiện bốn bộ phận của công trình và định hướng vào công trình theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người như mỗi vùng của một quốc gia. Nhà Quốc hội được thiết kế ở góc bắc tây, phòng họp Quốc hội được thiết kế cho 700 đại biểu Quốc hội và 400 ghế dành cho khách mời.
Soi bóng vuông tròn
Biểu tượng tượng trưng công trình tòa nhà Quốc hội và hội trường Ba Ðình mới theo phương án dự thi mang mã số 17 không thông qua những kiểu cách hoành tráng mà được tìm thấy bằng những cái tinh tế vốn có trong truyền thống lịch sử của Việt Nam, đó là hình dáng nguyên thủy vuông tròn.Phòng họp Quốc hội được xây dựng dựa trên hình tròn và nổi bật lên với hình trụ có tường xiên ra ngoài. Nó được bao bọc bởi một sảnh lớn thoáng đãng với tầm nhìn trực tiếp ra quảng trường Ba Ðình và lăng Hồ Chủ tịch. Phòng họp dựa trên 8 tấm tường vây quanh một khoảng không gian trong sảnh tạo nên một chỗ long trọng để đón tiếp, chào hỏi và lễ hội. Phần kia của quần thể là hội trường, nơi hội họp và gặp gỡ nhân dân dựa trên nền hình vuông, hội trường nổi lên như là một hình lập phương không chỉ về hình khối mà cả về cảm nhận vì nó trong suốt từ ngoài vào trong.Hai phần nhà Quốc hội và hội trường Ba Ðình quay lưng lại với nhau nhưng vẫn được liên kết lại thành một khối thống nhất, hướng về hai phía đối lập nhau tạo ra sự liên kết nội bộ và cùng sử dụng các công trình phụ trợ. Giữa hai khu được thiết kế phòng tiệc.Về phía bắc và nam của quần thể là một khoảng không gian rộng có mặt nước nằm giữa đường và công trình. Công trình soi bóng xuống đó và người đi bộ có thể ngắm nhìn toàn bộ công trình.
Gò Găng là vùng đất nguyên sinh với nhiều hệ sinh thái rừng đước, mắm, bần và các khu đất ngập mặn được người dân khai thác làm ruộng muối. Ảnh: Đức Tiện
Nhằm lựa chọn các Ý tưởng quy hoạch sáng tạo phù hợp và khả thi nhất trong khai thác địa hình, cảnh quan và đặc thù văn hóa xã hội của địa điểm quy hoạch; đảm bảo công năng hoạt động và mối quan hệ với các khu vực xung quanh; bố cục không gian kiến trúc mới, hài hòa, có tính hiện thực. Đáp ứng cao các yêu cầu cho một khu đô thị mới văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.I- MỤC ĐÍCH CUỘC THI
Cuộc thi ý tưởng quy hoạch núi Lớn – núi Nhỏ sẽ góp phần cải tạo, chỉnh trang các công trình nhà ở hiện hữu dưới chân núi. Ảnh: Mỹ Phượng.
Nhằm lựa chọn các Ý tưởng quy hoạch sáng tạo phù hợp và khả thi nhất trong khai thác địa hình, cảnh quan và đặc thù văn hóa xã hội của địa điểm quy hoạch; đảm bảo công năng hoạt động và mối quan hệ với các khu vực xung quanh; bố cục không gian kiến trúc mới, hài hòa, có tính hiện thực. Đáp ứng cao các yêu cầu cho một khu đô thị mới văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.II- CƠ QUAN TỔ CHỨC, HÌNH THỨC THI TUYỂN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN1- Cơ quan tổ chức cuộc thi:- Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Địa chỉ liên lạc: Số 9, Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Vũng Tàu.
- Tel: 84-64.3852031 – 3511680; Fax: 84-64.3852234.
Email: soxd@baria-vungtau.gov.vn
Website: http://soxd.baria-vungtau.gov.vn/
Website: http://www.moc.gov.vn/2- Hình thức thi tuyển:
- Thi tuyển rộng rãi. Các đơn vị, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước đều có thể tham gia.
- Tổ chức tuyển chọn gồm 2 vòng: Vòng 1 ( Vòng sơ tuyển ) để chọn tư vấn đủ điều kiện tham gia cuộc thi, vòng 2 ( vòng chính thức ) để chọn ra phương án tốt nhất.
- Giới hạn thi: Ý tưởng quy hoạch.3- Tiến độ thời gian:
3.1. Thông báo, phát động cuộc thi và nhận HỒ SƠ NĂNG LỰC của các đơn vị tư vấn đăng ký tham gia vòng 1 từ ngày 30/01/2009 đến ngày 15/02/2009.
3.2. Hội đồng 1: Xét chọn năng lực các đơn vị tư vấn vào vòng 2 từ ngày 16/02/2008 đến ngày 17/02/2009.
3.3. Tổ chức tiếp xúc, gửi hồ sơ dự thi, giải đáp thắc mắc và tổ chức tham quan cho 09 đơn vị tư vấn được chọn vào ngày 19 và 20/02/2009.
3.4. Tổ chức triển khai thực hiện phương án dự thi từ ngày 21/02/2009 đến ngày 24/4/2009.
3.5. Thời hạn cuối cùng Ban tổ chức nhận HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN dự thi : 16h00 ngày 24/4/2009.
3.6. Triển lãm các phương án dự thi từ ngày 27/4/2009 đến ngày 03/5/2009.
3.7. Hội đồng 2: Tuyển chọn phương án từ ngày 05/5/2009 đến ngày 08/5/2009.
3.8. Công bố kết quả: Ngày 18/5/2009.
III- GIẢI THƯỞNG
Tổng giá trị giải thưởng: 105.000 (một trăm lẻ năm ngàn) USD, Trong đó:
1. Giải thưởng cho Ý tưởng quy hoạch núi Lớn – núi Nhỏ, TP. Vũng Tàu
- 01 giải nhất : Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT và giải thưởng trị giá 30.000 (ba mươi ngàn) USD.
- 01 giải nhì: 10.000 (mười ngàn) USD.
- 01 giải ba: 5.000 (năm ngàn) USD.
2. Giải thưởng cho Ý tưởng quy hoạch đảo Gò Găng, TP. Vũng Tàu
- 01 giải nhất : Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT và giải thưởng trị giá 30.000 (ba mươi ngàn) USD.
- 01 giải nhì: 10.000 (mười ngàn) USD.
- 01 giải ba: 5.000 (năm ngàn) USD.
3. Các đơn vị dự thi chính thức không trúng giải sẽ được nhận khoản kinh phí hỗ trợ 2.000 USD.
IV - YÊU CẦU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA CUỘC THI.
Hồ sơ năng lực của các đơn vị tư vấn đăng ký tham gia cuộc thi gồm có:
1. Tài liệu pháp lý:
- Tên đơn vị (tổ chức, công ty), Số Giấy đăng ký hành nghề cấp tại nước sở tại, địa chỉ trụ sở (chính) đã đăng ký, số điện thoại, fax, e_mail, website. (Các giấy tờ phải được xác nhận của Chính quyền sở tại là đúng sự thật và còn hiệu lực)
- Tên người chịu trách nhiệm cao nhất của đơn vị (là người xác nhận tham gia cuộc thi).
- Tóm tắt phương hướng hoạt động và tiêu chí hướng tới của đơn vị.
- Tóm tắt về tổ chức hoạt động của đơn vị trong việc tiến hành một dự án quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị.
- Số lượng cán bộ: Kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, kiến trúc sư cảnh quan, quản lý dự án...cùng với kinh nghiệm và thâm niên công tác.
- Các khách hàng chính đã tư vấn, bao gồm cả các tổ chức thuộc chính phủ, thuộc doanh nghiệp và thuộc tư nhân.
2. Năng lực tư vấn:
- Liệt kê và mô tả (kèm hình ảnh và bản vẽ minh hoạ) các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị có quy mô lớn hoặc tương tự mà đơn vị đã thực hiện tại Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam.
- Liệt kê và mô tả (kèm hình ảnh và bản vẽ minh hoạ) các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị có quy mô lớn hoặc tương tự mà đơn vị đã được triển khai thực hiện trong thực tế.
- Liệt kê và mô tả (kèm hình ảnh và bản vẽ minh hoạ) các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị mà đơn vị đã được giải cùng với tên của tổ chức trao giải, năm đoạt giải.
Ghi chú:
- Hồ sơ được trình bày trên khổ Ao, số trang không giới hạn.
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt. Nếu sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác phải kèm theo bản dịch tiếng Việt Nam.
- Tài liệu ghi trên đĩa DVD (không bắt buộc): bản vẽ và hình ảnh minh hoạ được định dạng JPEG và các văn bản định dạng DOC.
- Hồ sơ năng lực nộp tại địa chỉ nêu trên, thời hạn cuối cùng: ngày 08/5/2009. Sau khi có kết quả chấm năng lực tư vấn (vòng 1) Ban tổ chức sẽ gửi đề thi đến 09 đơn vị được chọn vào cuộc thi (vòng 2).
Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trân trọng kính mời các đơn vị tư vấn về quy hoạch và kiến trúc đô thị ở trong và ngoài nước tham dự cuộc thi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét