Đăng ngày : 12/04/2012 | Lượt xem tin : 19841
Ngôi Nhà Xinh - Giếng trời là giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ánh sáng, trao đổi không khí trong nhà ở dân dụng đặc biệt là trong nhà phố vốn có đặc điểm diện tích hẹp về chiều ngang và sâu về chiều dài.
Dễ dàng nhận thấy từ lâu đã có xuất hiện của giếng trời trong nhà ở của người Việt (điển hình ở các khu phố cổ Hội An, Hà Nội). HIện nay các kiến trúc sư đưa giếng trời vào không gian sống có nhiều sự cách tân hiện đại, biến tấu làm cho ngôi nhà thêm đẹp.
Cùng với sự phát triển của ngành vật liệu và kĩ thuật xây dựng hiện đại cũng như sự đa dạng của vật liệu trang trí nên giếng trời cũng được cải biến và thiết kế theo nhiều phong cách khác nhằm tăng giá trị thẩm mỹ trong không gian kiến trúc ngôi nhà, tạo ra môi trường sống tốt cho gia chủ.
Một số tư vấn của kiến trúc sư:
Vị trí giếng trời thường đặt tại cầu thang, nhà bếp hay phòng ăn, thậm chí phòng khách…
Cấu tạo giếng trời gồm:
- Chân giếng: tiếp xúc mặt đất
- Lưng giếng: chiếu sáng các tầng bên trên
- Mái giếng: chiếu sáng và thông gió
Trong ba phần thì chân giếng là không gian được lưu tâm nhiều nhất, vì đây là nơi gia chủ thể hiện khiếu thẩm mỹ, sáng tạo. Lưu ý khi chọn loại hoa, cây cảnh. Theo Kts tư vấn, gia chủ nên chọn loại cây ưa bóng râm, không quá khó chăm sóc, không thu hút côn trùng.
Khi thiết kế giếng trời cần chú ý các điểm sau:
- Về tiếng ồn do tiếng vọng và các dòng không khí cần khắc phục bằng cách tìm những vật liệu chống ồn.
- Nếu có đưa tiểu cảnh, bố trí thác nước, bể cá thì phải đảm bảo được hệ thống chống thấm tốt. Cần có những biện pháp vệ sinh để khu vực này không phát ra mùi ẩm thấp, tanh hôi.
- Trên các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ.
- Không bố trí chỗ ngồi, chỗ sinh hoạt ngay dưới chân giếng.
Giếng trời đi vào không gian sống một cách lặng lẽ nhưng thực sự quan trọng, hữu ích và không thể thiếu trong ngôi nhà.
Dễ dàng nhận thấy từ lâu đã có xuất hiện của giếng trời trong nhà ở của người Việt (điển hình ở các khu phố cổ Hội An, Hà Nội). HIện nay các kiến trúc sư đưa giếng trời vào không gian sống có nhiều sự cách tân hiện đại, biến tấu làm cho ngôi nhà thêm đẹp.
Cùng với sự phát triển của ngành vật liệu và kĩ thuật xây dựng hiện đại cũng như sự đa dạng của vật liệu trang trí nên giếng trời cũng được cải biến và thiết kế theo nhiều phong cách khác nhằm tăng giá trị thẩm mỹ trong không gian kiến trúc ngôi nhà, tạo ra môi trường sống tốt cho gia chủ.
Một số tư vấn của kiến trúc sư:
Vị trí giếng trời thường đặt tại cầu thang, nhà bếp hay phòng ăn, thậm chí phòng khách…
Cấu tạo giếng trời gồm:
- Chân giếng: tiếp xúc mặt đất
- Lưng giếng: chiếu sáng các tầng bên trên
- Mái giếng: chiếu sáng và thông gió
Trong ba phần thì chân giếng là không gian được lưu tâm nhiều nhất, vì đây là nơi gia chủ thể hiện khiếu thẩm mỹ, sáng tạo. Lưu ý khi chọn loại hoa, cây cảnh. Theo Kts tư vấn, gia chủ nên chọn loại cây ưa bóng râm, không quá khó chăm sóc, không thu hút côn trùng.
Khi thiết kế giếng trời cần chú ý các điểm sau:
- Về tiếng ồn do tiếng vọng và các dòng không khí cần khắc phục bằng cách tìm những vật liệu chống ồn.
- Nếu có đưa tiểu cảnh, bố trí thác nước, bể cá thì phải đảm bảo được hệ thống chống thấm tốt. Cần có những biện pháp vệ sinh để khu vực này không phát ra mùi ẩm thấp, tanh hôi.
- Trên các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ.
- Không bố trí chỗ ngồi, chỗ sinh hoạt ngay dưới chân giếng.
Giếng trời đi vào không gian sống một cách lặng lẽ nhưng thực sự quan trọng, hữu ích và không thể thiếu trong ngôi nhà.
CÁC TIN KHÁC:
Những điểm cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp 31/07/2012
Để phòng khách nhỏ mà vẫn thoáng 22/02/2012
Lựa chọn đèn cho phòng ăn 03/02/2012
Giải pháp cho nhà nghịch hướng và thóp hậu 10/01/2012
Sắp đặt nội thất trong phòng khách rộng 06/01/2012
Gợi ý một số kiểu hàng rào đẹp cho nhà ống 23/12/2011
Thiết kế cầu thang nhà phố cao tầng 20/12/2011
Chọn cửa sổ phù hợp cho nhà ở 15/12/2011
Tư vấn bài trí phòng khách bề ngang 3m 09/12/2011
Treo ảnh gia đình đơn giản mà đẹp 05/12/2011
Quy tắc vàng bố trí đồ đạc cho nhà mới 05/12/2011
Những lưu ý khi xếp đồ cho nhà mới 29/11/2011
Chuyên gia Nhật tư vấn làm nhà kiểu Nhật 28/11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét