Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Tổng hợp thiết kế Biệt Thự


Bài tổng hợp: Biệt thự Á – Âu | Asian – Euro Villa

Quantcast
woodside-bay-architectureBiệt thự (Villa) là loại hình nhà ở được thiết kế và xây dựng trên một không gian tương đối hoàn thiện và biệt lập tương đối với không gian xây dựng chung. Đây là một dinh thự có diện tích lớn đứng độc lập trên một mảnh đất rộng rãi, có khuôn viên bao quanh ngôi nhà, rộng rãi và thoáng mát, thường có hàng rào chắn, trong biệt thự thường có bể bơi. Trong biệt thự có một không gian sống tiện nghi và thoải mái, yên tĩnh không ồn ào vì vậy biệt thự thường được tọa lạc ở những vùng ngoại ô, đồng quê, nông trại yên tĩnh.
Bài cùng chuyên đề:
  • Các phong cách kiến trúc biệt thự Bắc Mỹ | Picture Dictionary of House Styles in North America and Beyond
  • 10 Đặc trưng phong cách kiến trúc biệt thự Bắc Mỹ | Home Style Guide
Biệt thự phải là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và cảnh quan xung quanh, kiến trúc phải đảm bảo công năng, hình khối phải đạt tỷ lệ phù hợp. Đẹp và sang trọng là 2 yếu tố cơ bản nhất của một biệt thự.
Nói chung biệt thự thường là nơi ở của những người có thu nhập cao. Biệt thự trong lịch sử được hình thành ở thời kỳ La Mã, là nơi ở của tầng lớp thượng lưu La Mã cổ đại. Sau sự sụp đổ của Cộng hoà La Mã, những nhà biệt thự được chuyển giao cho Giáo Hội để tái sử dụng như một tu viện. Sau đó, chúng dần dần phát triển lại qua các thời Trung Cổ và đến ngày nay…

Ngôi nhà xanh tiết kiệm năng lượng 4M - Sài Gòn, Việt Nam


Đây là một căn nhà ống tiêu biểu của đô thị Việt Nam nhưng thay vì được thiết kế khép kín như thường thấy, căn nhà hoàn toàn "mở tung" với tiêu chí thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Căn nhà của một cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi, trên lô đất có diện tích 4 x 20 m. Trong quá trình thiết kế, nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Sanuki Daisuke, Nishizawa Shunri đã quan tâm đến các phương pháp tiếp cận sinh thái học, thông qua việc tham khảo nhiều nguyên tắc trong kiến trúc sinh khí hậu và kiến trúc nhà Việt Nam truyền thống với sân trong. Căn nhà chỉ cần điện chiếu sáng vào buổi tối và hoàn toàn không có bất kỳ một chiếc điều hòa nhiệt độ nào.

Cấu trúc ngôi nhà là khung bê tông cốt thép phổ biến ở Việt Nam. Mặt đứng trước và sau hoàn toàn được tạo nên bởi các lớp bồn hoa bằng bê tông, nối hai bức tường bên. Chiều cao và khoảng cách giữa những bồn hoa được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trưởng của cây, từ 25 cm đến 40 cm. Để tưới cây và chăm sóc dễ dàng, ngôi nhà có hệ thống tưới tự động được đặt bên trong các bồn hoa.

Ngoài mặt đứng, mảng xanh còn được thiết kế trên mái để tạo ra một lớp vỏ bọc có tác dụng chắn ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tiếng ồn từ đường phố và ô nhiễm. Ánh nắng không thể chiếu trực tiếp mà sẽ len lỏi qua lá cây và thay đổi hình dạng. Phía sâu bên trong sẽ là những lớp kính nên căn nhà được cách nhiệt rất tốt. Giữa mảng xanh và lớp kính là những khoảng rộng nên không khí sẽ không bị đốt nóng và thoát lên trên cao qua những dàn thép, tuần hoàn. Nhờ đó, không khí tồn tại trong nhà bao giờ cũng mát mẻ. Đây là giải pháp mà giới chuyên môn gọi là double skin (thuật ngữ về hai lớp da). Hiện nay, hầu hết các công trình xanh trên thế giới sử dụng double skin đều dùng hai lớp kính nhưng ở đây tác giả đã tạo được nét đặt biệt khi “lớp da ngoài” là cây xanh để góp phần hút bớt khí CO2 và nhả khí O2 nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường.

Trong nội thất, các bức tường ngăn giữa các phòng được dùng rất ít để tạo sự thông thoáng. Gió tự nhiên cũng luân chuyển dễ dàng hơn qua các khoảng không đó và những khoảng thông tầng. Nội thất tối giản giúp người ở có thể luôn nhìn thấy những mảng xanh của lá cây từ mọi ngóc ngách của ngôi nhà.

Ngôi nhà nhận được ánh sáng từ nhiều hướng khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong ngày, tô điểm bởi ánh sáng từ điểm trung tâm của ngôi nhà. Vào buổi sáng và chiều, nắng tràn vào nhà len vào lá cây từ hai mặt tiền tạo ra một hiệu ứng đổ bóng đẹp trên các bức tường đá.

Một trong những hạn chế của dạng công trình này tại Việt Nam là thiết kế phí khá cao, khoảng 250 triệu đồng so với chi phí xây dựng chỉ trung bình 10 triệu đồng một m2. Là công trình thuộc dạng mới ở nước ta nên theo kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, chi phí bị đội lên nhiều do phải đầu tư cho công tác quản lý và nghiên cứu. Dù vậy, nhóm thiết kế mong rằng các đô thị Việt Nam, nhất là tại những thành phố chật chội và ô nhiễm như Hà Nội và TP HCM sẽ có nhiều công trình tương tự để tạo nên bộ mặt xanh cho đô thị.




Mảng xanh trên tầng mái.


Double skin - mảng xanh và kính với tác dụng bảo vệ môi trường.


Phòng ngủ thông thoáng.


Phòng khách với những vệt nắng đổ dài.


Khu vệ sinh thư giãn.


Khu bếp và phong ăn.


Cầu thang trong nhà.


Khoảng thông tầng rộng rãi.


Khoảng thông này có tác dụng thông gió tự nhiên.
















Mặt cắt chi tiết.


Sơ đồ căn nhà.


Sơ đồ thông gió, ánh sáng và tiếng ồn.

Ảnh: Oki Hiroyuki Thiết kế bởi KTS. Võ Trọng Nghĩa

Sài Gòn, Việt Nam

Thiên đường ở Thái Lan | Paradise in Thailand
Quantcast

Nằm gần bờ biển Kamala ở Phuket, Thái Lan, biệt thự tuyệt đẹp diện tích trong nhà hơn 700m2 cộng với khuôn viên 700m2, 4 phòng ngủ, 4 phòng tắm là nơi lý tưởng cho những đại gia săn tìm nhà đẹp. Thiên đường này đang được rao bán với giá 8,66 triệu USD.
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
Thiên đường ở Thái Lan - http://www.tapchidiaoc.net
* Bản đồ chỉ tham khảo về thành phố, nước, có thể không chính xác địa điểm.  

24 không gian trong căn hộ 32m2, Hong Kong

Đây là căn hộ của kiến trúc sư Gary Chang ở trung tâm Hồng Kông, điển hình của dạng cải tạo nội thất, với diên tích vỏn vẹn 32m2 nhưng ông đã nghiên cứu tất cả các khả năng để tận dụng không gian một cách linh động tùy nhu cầu.












Các phương án chuyển đổi


Cửa sổ/ Màn chiếu phim


Tường di động


Bàn làm việc/ Bàn ăn


Tường di động

Sofa / Giường

Hong Kong

Biệt thự hướng ngoại, Đà Nẵng, Việt Nam

đăng 07:28 20-09-2010 bởi Tropic Space   [ đã cập nhật 07:52 20-09-2010]

Chủ nhân của căn biệt thự này là người làm trong lĩnh vực kinh doanh nội thất, muốn có những khoảng nhìn ra bên ngoài thoáng đãng và không gian trong nhà trang trí theo sở thích của “người trong nghề”
Biệt thự hướng ngoại

Cầu thang với hệ cửa kính chạy suốt ba tầng
Người thiết kế đã dành cho những ô kính lớn thay cho các mảng tường để hướng ra bên ngoài. Những vách kính lớn đó được trồng cây lớn, nhỏ tuỳ theo từng góc. Cầu thang lên ba tầng lầu cũng có vách nhìn ra bên ngoài đều bằng kính, ở đây một cây lớn có tán cây xanh mướt được trồng. Việc này tạo hiệu quả như nhìn ra một mảng vườn xanh tốt. Phòng khách cũng nhìn ra những ngọn cây dừa lớn và hồ nước nhỏ tạo nên khung ảnh thiên nhiên biến động. Phòng ăn ô cửa thấp hơn thì có các loại cây trồng vừa với tầm nhìn. Bếp cũng được chú ý khi khung cửa áp sát với giàn mướp leo trĩu quả. Tất cả các khung cửa tạo nên một hiệu quả dường như ngôi nhà được bao bọc trong một khu vườn.
Đặc biệt là khu vực tầng ba được dành cho sự riêng tư và thư giãn, với phân chia khu vực thờ cúng, phòng giải trí, nơi ngồi hóng mát trong hàng hiên và khu ngồi bên ngoài trời. Tất cả các khu vực đều hướng ra và xoay quanh một hồ sen ở giữa.
Việc bố trí không gian rất rõ ràng khi tầng trệt dành cho các sinh hoạt chung, phòng khách, phòng xem ti vi vừa kết hợp như là nơi tiếp khách thân. Phòng ăn với ba phía nhìn ra ngoài thoáng đãng. Tầng một dành cho các phòng ngủ và học tập vui chơi của trẻ. Tầng ba dành cho khách và chủ yếu là thư giãn ngoài trời.

Mặt bằng hầm


Mặt bằng trệt
Mặt bằng lầu 1

Mặt bằng lầu 2

Phòng giải trí và tiếp khách thân ở tầng trệt


Phòng ăn nhìn ra vườn bao quanh
Bếp có ô cửa lớn nhìn ra giàn mướp
Phòng khách hướng ra bên ngoàiCác sinh hoạt gia đình và cả phòng ngủ được bố trí ở lầu 1

 

Không gian và ánh sáng trong nhà liên kế, Phú Mỹ, Sài Gòn, Việt Nam

đăng 06:37 25-09-2010 bởi Tropic Space   [ đã cập nhật 07:22 06-11-2010]
Nhà phố luôn là mảng công việc thường xuyên của đa số các văn phòng kiến trúc, qua các giai đoạn phát triển, cả về ý tưởng hoặc kỹ thuật. Sự lặp lại về hình thức thiết kế là điều dễ hiểu. Để đánh dấu được với thời gian dấu ấn của công trình, các kiến trúc sư nói riêng hay tập thể văn phòng kiến trúc luôn nỗ lực để đưa những hình thức thể hiện mới, tư duy ứng dụng nội ngoại thất góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị.

Phòng khách với trần cao và khung kính lớn, nối liền ngoại cảnh vào nội thất, ánh sáng tràn ngập và được gia giảm bằng mành kéo điện

Địa chỉ: E32 khu dân cư Phú Mỹ
Diện tích: 128m2 diện tích sử dụng 518m2

Nhà liền kề của gia chủ tại khu dân cư Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM là một ví dụ tương đối sắc nét cho một thiết kế nhà phố hiện đại, trong đó tư duy kết nối bởi môi trường sống với môi trường thiên nhiên được liên kết bằng ánh sáng. Căn nhà được thiết kế với sự đồng thuận cao giữa chủ nhà và kiến trúc sư, nhờ vận dụng yếu tố chuyên nghiệp là tìm hiểu rõ gia cảnh và tâm tính của chủ nhà, khả năng tài chính hoặc trình độ văn hoá. Gia chủ đã ở vào độ tuổi xế chiều, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và cuộc sống, đặc biệt lại hoạt động trong lĩnh vực thời trang cao cấp nên có đòi hỏi về thẩm mỹ ở mức khá tốt.


Quan điểm về một không gian sống tiện nghi, không rườm rà và cầu kỳ mà vẫn toát lên vẻ sang trọng là yêu cầu thẩm mỹ của chủ nhà đặt ra cho người thiết kế nội thất. Một không gian phải tạo ra cảm giác thư thái và hấp dẫn khi sống trong đó, một không gian hiểu theo một cách khác “của chính mình”. Bên cạnh, chủ nhà là gia đình người Việt gốc Hoa vốn coi trọng yếu tố truyền thống, trong nhà có nhiều ảnh, kỷ vật để nhắc nhở con cháu về nguồn cội và gia phong.


Hành lang tầng 2 thông cùng phòng khách tạo không gian thoáng và hiện đại bằng việc dùng các vật liệu nhẹ và êm về màu sắc


Có thể coi đây là mẫu gia đình có thu nhập cao trong xã hội, với công việc gắn với yếu tố thẩm mỹ. Vì vậy một yêu cầu cao và tương phản toát lên trong thiết kế đã bắt hoạ sĩ phải thể hiện hết khả năng năng lực vốn có. Một không gian nội thất với tông màu sáng chủ đạo, kết hợp với vật liệu công nghệ mới, vừa đảm bảo được tiêu chí bảo vệ môi trường, vừa tạo được phong cách ăn nhập cùng đường nét kiến trúc căn nhà. Với 55% diện tích xây dựng, và đạt tới 200% diện tích sử dụng, có thể nói kiến trúc căn nhà phố này đạt được nhiều tiêu chí trong kiến trúc nhà phố hiện nay tại Việt Nam. Các khoảng không dành cho vận động và thư giãn (bể bơi sau nhà và terrace bên hông) thực sự trở thành khao khát của nhiều gia đình. Không gian càng đẹp hơn bởi sự kết nối với môi trường thiên nhiên mà ở đây được các kiến trúc sư “mở toang” bằng những tường kính lớn thông suốt mặt bên của căn nhà. Với sự tính toán khéo léo, ánh sáng ùa vào phòng khách tôn vẻ đẹp tự thân của nó. Tính tiện nghi và hiện đại hiện diện khá kỹ tại căn nhà này, các tấm mành điều khiển từ xa, cùng với sự hoàn hảo trong mọi chức năng công năng (bếp, nhà vệ sinh, thiết bị điện) đã tạo ra vẻ sang trọng và tiện lợi. Các món đồ nội thất với đa phần là gỗ MDF vân basswood hoặc walnut thể hiện vẻ đẹp hiện đại và mạch lạc như chính tính cách của gia chủ.
Bếp được thi công cẩn thận và kỹ càng

Kính chịu lực và đá vân mây được chọn lựa kỹ, kết hợp cùng gam màu mát của tường, trần khiến không gian vừa hiện đại, vừa sang trọng

Mỗi một phòng ngủ trong nhà đều được làm theo gu thẩm mỹ của mỗi người

Phòng tắm là nơi ông bà chủ nhà tâm đắc không chỉ vì vẻ sang trọng mà vật liệu đem lại, tính hiện đại và tiện nghi có được nhờ các thiết bị cao cấp được lắp đặt khéo và kỹ

Phòng tắm nhìn ra vườn và hồ bơi sau nhà.


Một terrace nhỏ nhưng rất tiện nghi.


Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng tầng 2 Có nhiều cách để nhận biết vẻ đẹp của một công trình kiến trúc nội thất, và một trong những cách nhìn cái đẹp đó chính là sự đồng nhất. Sự đồng nhất không chỉ dừng lại ở phong cách trong và ngoài (nội ngoại thất), hay vẻ đẹp xa xỉ trong diện tích xây dựng, không chỉ ở sự đắt tiền của trang thiết bị, vật liệu…. cái đẹp khó vươn tới nhất chính là sự đồng nhất giữa bản vẽ thiết kế và tính cách của chủ nhà, thể hiện được cá tính và tinh thần của chính người sống trong ngôi nhà đó. Xin nhường lại cảm nhận trên cho những người khách đến thăm nhà, ở đây sự đồng thuận giữa chủ nhà và nhóm thiết kế đã là điều đáng quý.
.

http://trelangkienviet.com/2011/09/17/bai-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-bi%E1%BB%87t-th%E1%BB%B1-a-au-asian-euro-villa/

https://sites.google.com/a/tropicspace.com/www/kien-truc-noi-that/biet-thu

 Biệt thự phá cách Kayu Aga, Indonesia
Sự tinh tế trong nghệ thuật kiến trúc của Yoko Sara thể hiện rõ ràng trong thiết kế biệt thự Kayu Aga, Canggu, Indonesia. Ngôi nhà được Yoko Sara International thực hiện theo đặt hàng của doanh nhân người Ý Alberto Agazzi.

Ngôi nhà này là tổ hợp của một bãi đậu xe và 3 gian nhà trực giao ở bốn góc của khu đất. Nằm cách trung tâm là một căn gác hai tầng dành cho các sinh hoạt chính: phòng ăn, tầng trên có một phòng thu và khu vườn xanh trên mái. Căn gác này dùng một cầu thang hình bầu dục với lan can bằng tre men theo một cái ao nhỏ hình ê-líp. Mỗi phòng ngủ lại được bao quanh bởi một không gian riêng tư với sân thượng và phòng tắm lộ thiên. Các hành lang dẫn đến phòng trung tâm được ẩn một cách tinh tế.





Thiết kế này mang dấu ấn của kiến trúc truyền thống Bali: đó là nơi sinh hoạt gia đình nằm ở trung tâm và giao nhau với các phòng ngủ. Tuy vậy, các đặc điểm giống với cấu trúc truyền thống lại được tác giả phá cách với sự sắp xếp (được cho là ngẫu nhiên) của các bức tường quanh co, uốn lượn quanh các góc, nối các khu vực sinh hoạt khác với nhau nhưng đồng thời cũng để tách riêng các hoạt động của chúng.




Cả khu nhà được chia thành 4 lớp từ tây sang đông với các bán kính khác nhau. Lớp đầu tiên là một hàng rào để ngăn tiếng ồn từ con đường chạy dọc theo ranh giới phía tây khu đất. Hàng rào này là một bức tường cao chạy dọc khu nhà từ hướng bắc. Lớp thứ hai là "bãi cỏ phía tây" tạo khoảng cách giữa nhà chính với nguồn tiếng ồn nói trên. Lớp thứ ba là cấu trúc tuyến tính của gian nhà trung tâm, với phòng thu và vườn trên mái nhà. Lớp cuối cùng là "bãi cỏ phía đông" ngăn giữa gian nhà trung tâm và hồ bơi. Ngoài ra, các con đường nhỏ dẫn thẳng đến bể bơi dài dài 25m với một vọng lâu trong không gian yên tĩnh của cuộc sống nông thôn.


Phủ lên khi các lớp từ phía tây đến đông là các bức tường được uốn quanh khu đất. Các bức tường rẽ ngang khung cảnh phía đông, trên cánh đồng lúa, đón mặt trời mọc vào lúc bình minh của một ngày mới. Chúng có hoa văn màu xám và sọc dọc màu xanh được lặp đi lặp lại cho đến cổng vào.


Ánh sáng tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong thiết kế. Nó vừa dùng để chiếu sáng lại vừa là một hình thức trang trí. Hệ thống mành tre không chỉ làm nhiệm vụ giảm bớt sự gay gắt của mặt trời mà còn nhằm khơi dậy trí tò mò.
Thiết kế của Yoko Sara giải quyết một cách hợp lý các đặc điểm địa hình và khí hậu. Ngôi nhà đem lại cảm giác thư thái và tránh xa khỏi sự ngột ngạt của đô thị








Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng tầng 2











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean