Mau Phong Tam | Mau Noi That - Tuy là không gian phụ nhưng phòng vệ sinh chiếm vai trò quan trọng và có tần suất sử dụng nhiều trong ngôi nhà bởi nó chứa khá nhiều thiết bị liên quan đến nguồn cấp thoát nước mà diện tích "khiêm tốn" chỉ vài mét vuông. Vậy bố trí thế nào cho thích hợp để tạo sự tiện dụng là điều cực kỳ quan trọng.
Vị trí và cách sắp xếp:
Trong kiến trúc hiện đại, nhà vệ sinh thường kết hợp chung với phòng tắm trong một không gian tạo sự thuận tiện khi sử dụng và cũng là cách tiết kiệm diện tích. Trong đó, phần lớn không gian thiết kế được ưu tiên cho việc tắm, giặt của gia đình, phần nhỏ còn lại bố trí cho khu vực vệ sinh chính vì vậy diện tích nhà vệ sinh ở các căn hộ thường dao động từ 2m hoặc dưới 2m, được ngăn chia với phòng tắm bằng cửa kéo, bên bồn cầu, bên tắm.
Có thể đặt những khu vực vệ sinh phụ dành cho khách đến nhà ở gầm cầu thang hoặc góc lệch trong nhà vừa kín đáo, vừa nắn lại ngôi nhà trở nên vuông vức hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian sống. Về cách sắp xếp, dựa trên diện tích của từng căn hộ mà “tùy cơ ứng biến”, ví dụ, phòng có diện tích nhỏ thì có thể đưa bồn rửa mắt (lavabo) ra ngoài phòng tắm, tận dụng không gian trên trần làm kho.
Với phòng có diện tích trung bình hoặc lớn một chút (2 – 4m2) thì ngoài hai thiết bị chính, bồn cầu và lavabo, có thể lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng vì sẽ gây chật chội.
Với phòng có diện tích trung bình hoặc lớn một chút (2 – 4m2) thì ngoài hai thiết bị chính, bồn cầu và lavabo, có thể lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng vì sẽ gây chật chội.
Với phòng có diện tích 5m² trở lên thuộc dạng rộng có thể thiết kế tường bằng một vài họa tiết bắt mắt, nội thất trong đó như bồn rửa, bồn tắm biến hóa theo nhiều hình dáng khác nhau như hình ngũ giác, tam giác, tròn, bầu dục…tạo sự lạ mắt cho không gian tổng thể. Những phòng vệ sinh của các tầng nên nằm trên một trục thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng có hai phòng vệ sinh, bố trí chúng “đâu lưng” lại với nhau để thuận lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Cách trang trí:
Tuy là khu vực phụ nhưng ngoài mặt công năng gia đình cũng nên chú ý đến tính thẩm mỹ để tạo cảm giác thoải mái, sạch sẽ cho phòng vệ sinh. Những không gian nhỏ có thể trang trí bằng việc chọn gạch ốp màu sáng, giúp phòng trông thoáng rộng và sạch sẽ hơn. Hạn chế những hoa văn rườm rà, nhiều chi tiết.
Phòng lớn hơn thì có thể dùng gạch hoa văn hoặc gốm sứ cách điệu trên tường, đặc biệt nếu nhà bạn có khoảng vườn nhỏ thì có thể thiết kế từ phòng tắm nhìn ra ngoài thông qua vách kính, tuy nhiên phải đảm bảo là từ ngoài không thể nhìn vào trong.
Và dù với bất kỳ không gian lớn hay nhỏ nào nếu điểm thêm một hoa xinh xắn trên lavabo cũng giúp không gian trở nên sinh động, tươi vui hơn.
Xem Thêm Những Mẫu Thiết Kế Nội Thất Khác - Thiết Kế Nội Thất
(Địa chỉ: 382 D Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q 3, TP.HCM)
(Địa chỉ: 382 D Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q 3, TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét