Biệt thự trong khu sinh thái Setia tại Kuala Lumpur – Malaysia
Đơn vị thiết kế kiến trúc: TWS & Partners
Địa điểm: Kuala Lumpur, Malaysia
Principal in charge: Tonny W Suriadjaja
Nhóm thiết kế: Arianto, Budi Setiawan, Grace Dian
Chủ đầu tư: Setia Berhad
Thiết kế nội thất: Grace Dian – TWS & Partners
Diện tích xây dựng: 400 sqm
Năm thiết kế: 2006
Năm tiến hành thi công: 2007
Dữ liệu hình ảnh: Chủ đầu tư & dữ liệu của tập đòan TWS & partners
VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH & YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Dự án này nằm tại một khu vực trồng dừa cọ, thuộc huyện Syah Alam, cách 15 phút đi xe từ thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Khu đất xây dựng công trình này là một phần trong dự án quy họach tổng thể của thành phố vệ tinh, trong đó bao gồm các khu dân cư, cùng các công trình phụ trợ khác, được đặt tên là khu sinh thái Setia.
Bước tiến này đem lại những ý tưởng về môi trường sinh thái, được kết hợp trong dự án quy họach tổng thể, dành cho những hộ dân có thu nhập cao.
Yêu cầu của chủ đầu tư là tạo ra được một kiểu dáng kiến trúc độc đáo, hiện đại, thân thiện với môi trường mà không đặt các nhân tố nhiệt đới lên hàng đầu.
Khu đất của tòa nhà là một phần trong dự án quy họach được tích hợp bởi các công trình nhà ở và công trình công cộng, gọi là khu sinh thái Setia, trong đó chứa đựng ý tưởng về môi trường xanh, một phần trong ý tưởng thiết kế tổng thể, và nơi đây cũng được lên kế họach để bán cho các hộ dân có thu nhập cao.
Phần nhiệm vụ thiết kế được đề xuất từ phía chủ đầu tư với mục đích tạo ra môi trường sống mang đậm phong cách kiến trúc châu Á hiện đại mà không lấy các nhân tố nhiệt đới làm yếu tố bắt buộc trong thiết kế.
Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC
Việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện để tạo ra không gian kiến trúc thân thiện với môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu của chủ đầu tư, chúng tôi quyết định bổ sung thêm yếu tố tạo hình để có thể hòan thiện một khối nhà, và cùng lúc, một không gian chức năng.
Không gian nội thất được giải thích bằng dạng hình học đơn thuần, nó được bố sắp xếp bên cạnh nhau và kết nối khu vực này với khu vực kia bằng một “khỏang trống” ở giữa, có thể hiểu như một vùng đệm, để không khí thiên nhiên và ánh sáng ban ngày đi qua, càng nhiều càng tốt.
Theo chiều dọc, khối nhà được xoay góc và đặt vuông góc khối này với khối kia để tạo ra không gian bước vào khu vườn mái.
Với khu vườn mái này, chúng tôi đã cố gắng để tạo ra các bề mặt thu nước mưa để thay thế vùng đất đai bị công trình che lấp.
Thiết kế trau chuốt hơn cho các phòng ở tầng trên tạo nên một yếu tố hướng ngọai trực tiếp từ bên trong công trình.
Việc xoay các khối nhà cũng góp phần tạo bóng râm cho các phòng bên dưới.
Việc sử dụng hạn chế các vật liệu và màu sắc cho tòa nhà này, cũng diễn tả sự phong phú và đa dạng của kiến trúc châu Á nói chung.
VIỆC SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN ĐỂ TẠO RA MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THÂN THIỆN
Việc bố trí mái đón rộng ở phần trên cùng của tòa nhà cũng đóng một vai trò kép, là nơi để đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, và đồng thời làm chức năng mái đón.
Số lượng các tấm pin năng lượng mặt trời này đã được tính toán để giảm 30% năng lượng tiêu thụ trong biệt thự này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét