Trong bài Khoảng cách nghiệt ngã đăng trên tạp chí KTVN số 8-2005, KTS Tôn Đại đã nói rõ sự tụt hậu của kiến trúc VN. Tác giả so sánh cụ thể các trào lưu kiến trúc thế giới với VN, từ trào lưu Hiện đại, Hậu hiện đại đến High-tech, Deconstruction… Ở tất cả các trào lưu này, chúng ta đều tụt hậu từ 30 đến 50 năm, thậm chí 100 năm (đối với nhà cao tầng).
Bài học từ các bậc thầy
Vậy câu chuyện là mất bao nhiêu thời gian chúng ta mới xóa được khoảng cách này? Chúng ta có khả năng đó không? Hay từ kinh nghiệm của những nền kiến trúc đã phát triển, chúng ta có thể chủ động từng bước kiến tạo một hướng đi riêng?
Để trả lời, cần một nhận thức đúng về con đường và cách thức tiếp nhận những thành tựu công nghệ và khoa học vật liệu tiên tiến phương Tây. Chúng ta đều biết nghệ thuật và kỹ thuật trong kiến trúc là cặp phạm trù 2 trong 1 không thể phân chia. Một tác phẩm kiến trúc thành công là tác phấm có sự cộng sinh 1+1>2 giữa nghệ thuật và kỹ thuật.
Trào lưu Hightech và Deconstruction với các đại biểu Renzo Piano, Norman Foster, Calatrava hay Gehry… đã luôn cổ súy kỹ thuật và công nghệ cao. Thành tựu của họ là xóa nhòa ranh giới giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Họ làm được những điều tưởng như không thể. Khoảng cách giữa kiến trúc VN theo trào lưu này với thế giới xa vời vợi, chúng ta dường như vô vọng trong cố gắng bắt kịp họ.
Tuy nhiên bên cạnh đó, thế giới còn những đại biểu không kém phần ưu tú: những Tadao Ando, Charlles Correa, Mario Botta, Glenn Murcutt. Tôi chỉ nêu những KTS mà chúng ta có thể rút ra những bài học thiết thực. Ở những KTS này đều tồn tại điểm chung:
1. Họ làm chủ yếu công trình quy mô nhỏ và trung bình, tính kỹ thuật - công nghệ không quá phức tạp.
2. Kiến trúc của họ đậm đặc tính địa phương
3. Cái tính địa phương ấy lại toát ra được cái toàn nhân loại.
Ở Tadao Ando là những mảng bê tông trần, là chất Thiền đạo Nhật Bản. Ông thiết lập những không gian riêng tư đối lập với không gian xã hội thông tin ầm ĩ bên ngoài, đấy là cái toàn nhân loại. Charles Correa thấm đẫm văn hóa Hindu, những mảng sân trong zic-zắc, kiến trúc của ông phổ quát cho người nghèo, người thu nhập thấp. Murcutt với nhà khung thép mái tôn bình thường mà rất rõ chất thảo nguyên Australia, đồng thời nó toàn nhân loại ở khả năng sử dụng hiệu quả năng lượng, ở tính tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng cái thần địa điểm, “kiến trúc chạm nhẹ vào đất”. Botta kế thừa - đổi mới kiến thức châu Âu Trung cổ qua những khối hình học tròn vuông giản dị và kiến trúc của ông đã khơi dậy nơi con người hiện đại niềm tin thích thú “biết ngạc nhiên”…
Những KTS nêu trên đều ứng dụng nhuần nhuyễn công nghệ và vật liệu mới nhằm chuyển tải những ý tưởng nhân văn rất riêng, rất bản địa song lại mang tính toàn cầu.
Chưa xây được những điểm tựa tinh thần
Vấn đề với chúng ta, với những KTS làm công việc sáng tác cũng chính là vấn đề mà Ando, Botta, Correa, Murcutt đã từng gặp và giải quyết thành công. Khác nhau ở chỗ chúng ta chưa thấu hiểu và làm chủ được quá trình cốt tử của sáng tạo kiến trúc như các bậc thầy thế giới đã làm: đó là việc sáng tạo, một ý niệm xuyên suốt trong tổ chức không gian và khả năng xử lý kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới tương ứng. Chúng ta chưa xây dựng được những điểm tựa tinh thần - có thể là một hình thái, một triết lý không gian của riêng VN - để từ đó chủ động khúc xạ và ứng dụng khoa học công nghệ phương Tây, chứ không chỉ bị động chạy theo để rồi luôn tụt hậu và lạc hậu.
Một thời chưa xa, tổng thể kiến trúc các làng truyền thống đồng bằng Bắc bộ đã là niềm tự hào, là nét văn hoá tiêu biểu cho lối sống Việt. Tiếc rằng cái tinh hoa cốt lõi ấy đã bị hiểu nhầm, hiểu sai dẫn đến không thể phát huy. Nên chăng chúng ta cần thức nhận lại khái niệm “không gian mở”, “không gian lớp”. Đã có “mở” tức có “đóng”, đã có “lớp” tức có “cấu trúc các lớp”, có sự “giao thoa giữa các lớp”… Vấn đề là khả năng thẩm cảm và chuyển hoá tới đâu mà thôi.
Bên cạnh đấy cũng cần nhận thức lại mối tương quan giữa xây dựng và khoảng trống, giữa khả năng sống thích ứng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người xưa…
Và để sớm có thể hy vọng vào một tinh thần kiến trúc Việt thời hội nhập, giới KTS VN còn một hạn chế cố hữu nữa phải vượt qua, đó là: trong cái bản địa, cái rất riêng của mình nhất thiết phải ẩn chứa những mã thông điệp mang tính toàn nhân loại.
Cuối cùng, thực tế kiến trúc xây dựng hiện vô cùng sôi động. Các văn phòng kiến trúc nước ngoài đang chiếm thế thượng phong trong hầu hết những cuộc đấu thầu tư vấn lớn. Chúng ta, những KTS Việt, liệu có đủ khả năng cạnh tranh và đương đầu trước thách thức? Có đủ khả năng sớm phát lộ một phong cách kiến trúc Việt - hiện đại đích thực?
Tôi tin vào sự nhận thức của các bạn KTS trẻ. Tin rằng “nhân loại chỉ đặt ra những vấn đề mà họ có khả năng giải quyết”. Song cần lưu ý, then chốt nằm chính ở tính trung thực của vấn đề được nêu.
Theo KTS Hoàng Thúc Hào - Thể thao & Văn hóa
Bài học từ các bậc thầy
Vậy câu chuyện là mất bao nhiêu thời gian chúng ta mới xóa được khoảng cách này? Chúng ta có khả năng đó không? Hay từ kinh nghiệm của những nền kiến trúc đã phát triển, chúng ta có thể chủ động từng bước kiến tạo một hướng đi riêng?
Để trả lời, cần một nhận thức đúng về con đường và cách thức tiếp nhận những thành tựu công nghệ và khoa học vật liệu tiên tiến phương Tây. Chúng ta đều biết nghệ thuật và kỹ thuật trong kiến trúc là cặp phạm trù 2 trong 1 không thể phân chia. Một tác phẩm kiến trúc thành công là tác phấm có sự cộng sinh 1+1>2 giữa nghệ thuật và kỹ thuật.
Trào lưu Hightech và Deconstruction với các đại biểu Renzo Piano, Norman Foster, Calatrava hay Gehry… đã luôn cổ súy kỹ thuật và công nghệ cao. Thành tựu của họ là xóa nhòa ranh giới giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Họ làm được những điều tưởng như không thể. Khoảng cách giữa kiến trúc VN theo trào lưu này với thế giới xa vời vợi, chúng ta dường như vô vọng trong cố gắng bắt kịp họ.
Tuy nhiên bên cạnh đó, thế giới còn những đại biểu không kém phần ưu tú: những Tadao Ando, Charlles Correa, Mario Botta, Glenn Murcutt. Tôi chỉ nêu những KTS mà chúng ta có thể rút ra những bài học thiết thực. Ở những KTS này đều tồn tại điểm chung:
1. Họ làm chủ yếu công trình quy mô nhỏ và trung bình, tính kỹ thuật - công nghệ không quá phức tạp.
2. Kiến trúc của họ đậm đặc tính địa phương
3. Cái tính địa phương ấy lại toát ra được cái toàn nhân loại.
Ở Tadao Ando là những mảng bê tông trần, là chất Thiền đạo Nhật Bản. Ông thiết lập những không gian riêng tư đối lập với không gian xã hội thông tin ầm ĩ bên ngoài, đấy là cái toàn nhân loại. Charles Correa thấm đẫm văn hóa Hindu, những mảng sân trong zic-zắc, kiến trúc của ông phổ quát cho người nghèo, người thu nhập thấp. Murcutt với nhà khung thép mái tôn bình thường mà rất rõ chất thảo nguyên Australia, đồng thời nó toàn nhân loại ở khả năng sử dụng hiệu quả năng lượng, ở tính tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng cái thần địa điểm, “kiến trúc chạm nhẹ vào đất”. Botta kế thừa - đổi mới kiến thức châu Âu Trung cổ qua những khối hình học tròn vuông giản dị và kiến trúc của ông đã khơi dậy nơi con người hiện đại niềm tin thích thú “biết ngạc nhiên”…
Những KTS nêu trên đều ứng dụng nhuần nhuyễn công nghệ và vật liệu mới nhằm chuyển tải những ý tưởng nhân văn rất riêng, rất bản địa song lại mang tính toàn cầu.
Chưa xây được những điểm tựa tinh thần
Vấn đề với chúng ta, với những KTS làm công việc sáng tác cũng chính là vấn đề mà Ando, Botta, Correa, Murcutt đã từng gặp và giải quyết thành công. Khác nhau ở chỗ chúng ta chưa thấu hiểu và làm chủ được quá trình cốt tử của sáng tạo kiến trúc như các bậc thầy thế giới đã làm: đó là việc sáng tạo, một ý niệm xuyên suốt trong tổ chức không gian và khả năng xử lý kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới tương ứng. Chúng ta chưa xây dựng được những điểm tựa tinh thần - có thể là một hình thái, một triết lý không gian của riêng VN - để từ đó chủ động khúc xạ và ứng dụng khoa học công nghệ phương Tây, chứ không chỉ bị động chạy theo để rồi luôn tụt hậu và lạc hậu.
Một thời chưa xa, tổng thể kiến trúc các làng truyền thống đồng bằng Bắc bộ đã là niềm tự hào, là nét văn hoá tiêu biểu cho lối sống Việt. Tiếc rằng cái tinh hoa cốt lõi ấy đã bị hiểu nhầm, hiểu sai dẫn đến không thể phát huy. Nên chăng chúng ta cần thức nhận lại khái niệm “không gian mở”, “không gian lớp”. Đã có “mở” tức có “đóng”, đã có “lớp” tức có “cấu trúc các lớp”, có sự “giao thoa giữa các lớp”… Vấn đề là khả năng thẩm cảm và chuyển hoá tới đâu mà thôi.
Bên cạnh đấy cũng cần nhận thức lại mối tương quan giữa xây dựng và khoảng trống, giữa khả năng sống thích ứng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người xưa…
Và để sớm có thể hy vọng vào một tinh thần kiến trúc Việt thời hội nhập, giới KTS VN còn một hạn chế cố hữu nữa phải vượt qua, đó là: trong cái bản địa, cái rất riêng của mình nhất thiết phải ẩn chứa những mã thông điệp mang tính toàn nhân loại.
Cuối cùng, thực tế kiến trúc xây dựng hiện vô cùng sôi động. Các văn phòng kiến trúc nước ngoài đang chiếm thế thượng phong trong hầu hết những cuộc đấu thầu tư vấn lớn. Chúng ta, những KTS Việt, liệu có đủ khả năng cạnh tranh và đương đầu trước thách thức? Có đủ khả năng sớm phát lộ một phong cách kiến trúc Việt - hiện đại đích thực?
Tôi tin vào sự nhận thức của các bạn KTS trẻ. Tin rằng “nhân loại chỉ đặt ra những vấn đề mà họ có khả năng giải quyết”. Song cần lưu ý, then chốt nằm chính ở tính trung thực của vấn đề được nêu.
Theo KTS Hoàng Thúc Hào - Thể thao & Văn hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét