MỖI LOẠI BÁNH TRUYỀN THỐNG LẠI GẮN LIỀN VỚI MỘT NGHI THỨC NÀO ĐÓ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC.
Trong suốt cuộc đời, người Hàn Quốc trải qua nhiều nghi thức truyền thống khác nhau và mỗi sự kiện lại gắn liền với một số loại bánh đặc trưng.
1. Lễ Samch’il-Il
Đây là lễ đánh dấu ngày thứ 21 kể từ khi mới chào đời của một em bé. Họ hàng và người thân trong gia đình quây quần bên nhau, để chúc mừng sự hiện diện của bé trên thế giới này, cũng như ca ngợi sự hy sinh của người mẹ trong quá trình mang thai. Các món ăn được sử dụng cho dịp lễ samchi’il-Il là súp rong biển miyeok guk và bánh gạo hấp baekseolgi. Món bánh này được xem là biểu tượng cho sự thiêng liêng. Vì vậy, mọi người chỉ dùng bánh baekseolgi cùng với người thân, chứ không phải bạn bè và hàng xóm.
2. Lễ Baek-il ( 100 ngày sinh của em bé)
Con số 100 hàm í về sự trưởng thành và hoàn hảo. Mọi người mang các món quà và lời chúc tốt đẹp cho em bé. Nhiều loại bánh gạo được phục vụ trong dịp lễ 100 ngày này, như baekseolgi, bulkunp’at gomul (bánh gạo đậu đỏ), chalsusu gyongdan và osaek songpyeon (bánh gạo 5 màu).
Bulkunp’at gomul được hiểu như là linh hồn quỷ dữ, trong khi chalsusu gyongdan ví von như sự quay trở lại của đứa trẻ sau khi được giải cứu. Bánh gạo 5 màu rất đẹp mắt, tượng trưng cho 5 yếu tố hài hòa của tự nhiên. Bánh trong ngày lễ baek-il được mời đến tất cả hàng xóm và bạn bè.
3. Tol (Sinh nhật 1 tuổi)
Bánh gạo cho ngày này cũng giống như dịp lễ baek-ip. Tuy nhiên, tol có một nghi thức rất thú vị là bố mẹ đặt lên bàn một số món đồ như gạo, sách, bút, bát, sợi chỉ và mũi tên để xem em bé chọn vật dụng gì và đoán xem tương lai của bé ra sao.
4. Honryae (Lễ cưới)
Loại bánh gạo sử dụng trong ngày lễ trọng đại này là bongchae deok, do gia đình nhà gái chuẩn bị. Nguyên liệu chủ yếu để làm ra bongchae deok gồm táo, đậu đỏ và gạo nếp. Mỗi nguyên liệu lại mang ý nghĩa khác nhau, gạo nếp như sự kết dính của vợ chồng, bảy quả táo như hy vọng cho 7 cậu con trai, và đậu đỏ để xua đuổi linh hồn quỷ dữ. Ngoài ra, còn xuất hiện 2 loại bánh trong lễ cưới của người Hàn Quốc, gồm bánh gạo mặt trăng như cuộc sống tròn đầy của vợ chồng và bánh gạo hai màu như hai con gà, nghĩa là một cặp đôi.
5. Hwaegap (Thượng thọ 60 tuổi)
Thượng thọ cho người bước qua tuổi 60 có ý nghĩa quan trọng đối với người Hàn. 60 năm đánh dấu sự quay trở lại đúng năm một người chào đời. Họ hàng thường chuẩn bị một bàn tiệc thượng thọ rất lớn, bánh gạo được bày ở vị trí trang hoàng nhất.
6. Jaeryae (Cúng ngày giỗ)
Ngày giỗ để tưởng nhớ người đã khuất bắt buộc phải có bánh gạo, gồm musokhaegui. Món bánh này được pháp sư phù phép để trừ tà ma, mang lại lời chúc tốt đẹp.
7. Seolnal (Tết âm lịch)
Trong nhiều món trên bàn tiệc tết của người Hàn Quốc, deok-guk được ưa chuộng hơn cả. Đây là món súp bánh gạo trắng. Họ ăn deok-guk với cầu mong năm mới sẽ tinh tươm như màu trắng của món bánh. Theo truyền thống, người Hàn chỉ ăn deok-gul khi bước sang một tuổi mới, vì thế người ta thường có câu hỏi bạn đã được ăn bao nhiêu lần bánh deok-gul rồi với hàm í về tuổi đời.