Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cà phê LightBox - Quán cafe ở Tp. HCM

Với thiết kế trẻ trung, mang đậm nét nghệ thuật cùng không gian thoáng đãng, góc cà phê của LightBox là nơi để bạn nhẹ nhàng tận hưởng những giây phút thư giãn. Với không gian của âm nhạc, sự bài trí của nội thất, góc cà phê LightBox còn là sự lựa chọn phù hợp để bạn có thể gặp gỡ bạn bè hay giao lưu với đối tác. Đến với LightBox, quý khách sẽ được thưởng thức tinh túy của cà phê Tây Nguyên cùng những loại thức uống khác với công thức pha chế đặc biệt.












Đặc biệt, với những bạn làm việc văn phòng, LightBox sẽ là sự lựa chọn mới với những bữa cơm trưa thư giãn tại đây .Thấu hiểu tâm lý “cơm nhà ngon nhất”, thực đơn cơm trưa tại đây sẽ cho bạn nhiều sự lựa chọn và khẩu vị như đang dùng bữa tại gia đình. Bên cạnh đó, LightBox còn set up Quầy Salad tự chọn để đem lại 1 cảm giác thoải mái, tự do khi thưởng thức món ăn tại LightBox từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Chỉ 10 phút di chuyển từ trung tâm thành phố, quý khách sẽ được đón tiếp tại không gian trẻ trung, nghệ thuật và đầy thân thuộc mà LightBox đem lại cho mỗi khách hàng.

Tọa lạc tại 179 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM, đến với LightBox, quý khách hàng sẽ được phục vụ những buổi cơm trưa mang đậm thong khí gia đình, được cảm nhận những giây phút thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng và được thưởng thức những món đặc biệt chỉ có tại LightBox (café – event – studio )

Được thiết kế theo phong cách hiện đại, trẻ trung với không gian trên 500m2, LightBox event là lựa chọn mới để bạn có thể tổ chức các sự kiện cho công ty, cơ quan, hay những buổi họp mặt, sinh nhật dành cho gia đình,...

Sau những giây phút căng thẳng của công việc, một không gian trẻ trung đầy ánh sáng của LightBox sẽ giúp mang lại những tiếng cười làm cho buổi họp mặt đoàn viên hay những event trở nên thân mật và ấm cúng hơn.

LightBox event vinh dự được phục vụ tiệc từ 10 – 400 khách. Với đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ trung, chuyên nghiệp, đội ngũ đầu bếp giàu kinh nghiệm. LightBox sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng khi tổ chức sự kiện hay họp mặt tại đây. Để phục vụ cho tiệc sự kiện, chúng tôi có một thực đơn đa dạng và phong phú, quý khách sẽ được tư vấn để lựa chọn món ăn, đồ uống phù hợp cho buổi tiệc của mình.

Nếu đã đến với LightBox, bạn sẽ không thể bỏ qua không gian Studio theo phong cách sang trọng của biệt thự Pháp nhưng không kém phần hiện đại với phim trường được trang bị đầy đủ dụng cụ chuyên về nhiếp ảnh.

Điều đặc biệt, chủ nhân của “Hộp ánh sáng” đã khéo léo lồng ghép hàng trăm bức ảnh có thật được cung cấp từ các nhiếp ảnh chuyên nghiệp với nhiều nội dung, hình ảnh khách nhau : từ mọi miền Đất nước hay những khoảnh khắc đẹp của mỹ nhân Việt,… trên nền đen trắng, trên những họa tiết trứu tượng... . Vậy thì tại sao lại không lưu lại những khoảng khắc kỷ niệm của bạn với LightBox Studio?

Với diện tích của studio hơn 50m2 và nội thất được bố trí theo phong cách hiện đại với chủ đề “Ánh sáng”, LightBox Studio là một phim trường lý tưởng cho việc tạo dáng trước ống kính của bạn. Đặc biệt, LightBox Studio còn được bố trí 01 dàn đèn studio miễn phí và phông màn cho quý khách sử dụng khi ghi hình.

Dịch vụ cho thuê Studio của LightBox sẽ cho bạn không gian tuyệt vời để có những shoot hình ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm ấn tượng nhất.

Địa chỉ (quan hay): LightBox - 179 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM.

Theo GCF.

Quán nem nướng Quen

Nghe tôi than chán đồ ăn nhiều dầu mỡ sau chuyến đi dài ngày, sáng đó, cô bạn cùng phòng xung phong dẫn tôi đi ăn cháo cá lóc rau đắng. Vốn không lạ với món cháo đặc sản phương Nam này song tôi vẫn khá ngạc nhiên khi thay vì phần ăn hoàng tráng với nồi cháo, đĩa cá lóc, đĩa thịt viên, cùng hàng loạt đĩa rau xanh khủng... như thường thấy thì trước mặt chỉ là một tô cháo nghi ngút khói cùng đĩa rau đắng "khiêm tốn" không kém.




Tuy “nhỏ” nhưng tô cháo của quán vẫn “có võ”. Nghĩa là, trong tô vẫn đầy đủ những nguyên liệu thường thấy của món cháo cá lóc quen thuộc gồm những búp nấm rơm ngọt lịm, những viên thịt băm nhỏ, viên tròn được gia giảm thêm ít tiêu, nước mắm tươi ngọt. Những lát cá lóc xắt mỏng nhất có thể, với thớ thịt trắng phau, ngọt thanh. Nhưng lạ nhất là cháo, tơi mềm, mịn đến bất ngờ.

Có được tô cháo như thế vì nguyên liệu nấu cháo không phải là gạo mà là loại nếp đặc sản của Long An. Cách nấu cũng không phải cho trực tiếp nếp sống vào nước dùng mà rang chín vàng với một ít tiêu, muối nên cháo có độ thơm và độ mềm rất khó loại gạo nào đạt được. Ngoài ra, để tăng độ ngọt cho cháo, người nấu đã kỳ công xé (giã) nhỏ mực và tôm khô đến mức hai nguyên liệu này có thể lẫn vào cháo mà không gây cảm giác khác biệt.

Cái lạ tiếp theo của món cháo là nước chấm. Không phải là nước mắm nguyên chất mà là món tương bần. Sự thay đổi mang tính trải nghiệm này khiến những lát cá tươi, ngọt quyện với hương thơm, vị bùi bùi của đậu ngọt hơn, thơm hơn.

Dọn kèm cháo cá lóc là đĩa rau đắng thoạt trông có vẻ “suy dinh dưỡng”. Song theo kinh nghiệm dân gian thì chính loại rau “ốm yếu” ấy mới là loại rau ngon nhất. Bởi nó là rau đắng đất, loại rau mọc ven bờ đất ở quê nhà, cọng nhỏ xíu nhưng vị thơm, đắng hơn rau đắng biển nên khi thưởng thức cho cảm giác "đã" hơn. Chưa kể loại rau này còn có đặc tính lúc đầu thì đắng, một lúc sau thì vị ngọt lan tỏa trong cuốn họng, càng khiến món cháo đậm đà.

Ngoài món cháo cá lóc rau đắng, quán cũng giới thiệu món bánh canh cá lóc đúng điệu miền Tây với những cọng bánh canh khủng, món nem nướng Long An béo ngậy.... cùng hàng loạt món khác. Quán mở cửa từ 7h – 22h các ngày trong tuần. Giá các món từ 30.000 – 75.000 đồng. Ngoài ra, quán có giao hàng miễn phí trong khu vực nội thành.

Địa chỉ (quan hay): Quán nem nướng Quen, 150/37 Nguyễn Trãi, Q.1, TP. HCM.

Trích Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam

Phở An

Phở An - bình yên tràn ngập ngay từ bản thân tên gọi. Quán được thiết kế đơn giản với tông màu vàng, đỏ khiến cả không gian sáng bừng lên, vừa sang trọng hiện đại nhưng cũng không kém phần ấm cúng. Tuyệt biết bao khi giữa guồng quay của cuộc sống năng động, bạn vẫn có những giây phút lắng mình cùng người thân, bạn bè thưởng thức những tô phở đậm đà bản sắc quê hương. Chỉ vậy thôi cũng đủ để cho bạn ấm áp hơn giữa những ngày cuối năm bắt đầu nhuốm lạnh.

Địa chỉ (quan hay): 149 Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Trích zing.

Nhỏ mà sáng

[Nhà nhỏ - Nhà đẹp] - Hiện nay trong điều kiện nhà cửa sát nhau, việc trổ cửa số trở nên khó khăn hơn dẫn đến việc thiếu ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Bài sưu tầm này sẽ giới thiệu một số cách làm cho nhà bạn sáng và ấm áp hơn. 

Trong điều kiện đất đai chật hẹp hiện nay, trường hợp những căn nhà lô phố chỉ có một mặt thoáng rất phổ biến. Khi đó, việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho ngôi nhà rất khó khăn, thậm chí đối với nhiều nơi là không thể.

Những tấm kính cường lực hình chữ nhật đươc đặt trong những khung thép cài cố định trên tường tạo nên một hành lang trong suốt. Và tất cả các bậc thang đều được làm từ gỗ sồi Tasmania rắn chắc.

Nhu cầu sử dụng mặt bằng quá cao so với diện tích eo hẹp của lô đất đã dẫn tới những giải pháp lấy sáng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay như tạo giếng trời, khe thông gió, sân trong hoặc sân sau... Nhưng KTS Tom Rivard (Australia) đã có một giải pháp thông gió rất hay cho ngôi nhà dạng chia lô 3 tầng không có giếng trời. Ông đã sử dụng vật liệu kính trong thiết kế hành lang và cửa sổ mái, kết hợp với các khe hở của những bậc thang để làm nơi thông gió và truyền ánh sáng tự nhiện vào trong nhà.

Các bậc thang được được treo bằng hệ cáp inox gắn vào dầm thép trên trần tầng 3.

Để dẫn thêm nhiều ánh sáng vào được nhà bếp ở tầng dưới, sàn nhà của phòng học tầng 2 được làm bằng tấm lưới nhôm tạo ra bề mặt sàn thoáng và không cản ánh sáng.

Kiến trúc sư đã thiết kế thang và hành lang vào trung tâm của ngôi nhà và là nơi thiếu sáng nhất. Đó cũng chính là nơi tính toán để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên. Sàn hành lang ở giữa bằng kính cường lực và cửa sổ mái nhà ở vị trí cao cho phép ánh nắng mặt trời và ánh sáng tự nhiên trải dài vào giữa ngôi nhà.


Để có được lượng ánh sáng lớn nhất, cầu thang được bố trí về một phía và ở giữa ngôi nhà.

Những viên gạch kính và lưới nhôm của sàn nhà phòng học ở trên giúp cho ánh sáng và không khí vào trong nhà bếp nhiều hơn.

Ông Rival cho rằng ban ngày, ánh sáng tự nhiên và nắng mặt trời sẽ được truyền xuyên qua những tấm kính và vào tất cả các căn phòng ở cả 3 tầng. Vào buổi tối, ánh sáng sẽ được phản chiếu theo cả hai hướng, từ trên xuống và dưới lên, tạo ra hiệu quả thú vị khắp ngôi nhà.

Ánh sáng và không gian trong phòng bếp cũng được cải thiện bởi việc dùng lưới nhôm thoáng để tạo thành mảng trần trong bếp và sàn nhà phòng học ở phía trên. Bức tường bằng gạch kính cũng góp phần đem lại hiệu quả ánh sáng như vậy.

Tựa gốc:"Lấy sáng tự nhiên cho nhà lô chật hẹp"
Theo Đô Thị

Cách làm nội thất ít tiền nhưng vẫn đẹp

[Xây nhà đẹp] - Đa phần người Việt sau khi xây nhà không làm nội thất. Lý do là nội thất để làm đẹp cần rất nhiều chi phí.  Rất nhiều gia đình không có đủ điều kiện tài chính để hoàn thiện khâu nội thất từ A đến Z cùng một lúc, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.


Vì vậy, một vài lời khuyên của các KTS dưới đây có thể sẽ hữu ích cho những ai đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán này:



1. Làm nội thất theo từng giai đoạn

Vịêc mua sắm và trang trí nội thất là khâu quan trọng sau khi hoàn thiện phần thô của ngôi nhà. Nếu không thể hoàn tất cùng một lúc thì nên chia việc này thành nhiều giai đoạn tuỳ theo khả năng tài chính của chủ nhà để giảm nhẹ áp lực về hầu bao mà vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng. Gia chủ có thể mua sắm, thay đổi dần dần đồ nội thất trong nhà đến khi nào hoàn thiện. Giải pháp này giúp nhà chủ có thể chủ động hạch toán tài chính và phân bổ một cách hợp lý, để mọi không gian trong ngôi nhà đều được trang hoàng như ý.


 



2. Ưu tiên những nhu cầu thiết thực trước

Những căn phòng cần sử dụng ở thời điểm hiện tại nên được ưu tiên trang trí trước như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, vệ sinh. Và ở những căn phòng này gia chủ cũng chỉ nên chọn những món đồ nội thất thiết yếu nhất bao gồm các thiết bị vệ sinh, tủ bếp, bàn ăn, tủ quần áo, chăn ga gối nệm…. còn các không gian chức năng chưa cần dùng ngay như phòng giải trí, phòng ngủ khách, phòng thờ… có thể lắp đặt nội thất và trang trí sau.




3. Giảm thiểu các vách ngăn chưa cần thiết

Ở những không gian không cần nhiều sự riêng tư như phòng khách và bếp ăn, giếng trời, phòng sinh hoạt chung và phòng thờ gia chủ có thể bỏ trống hoặc chỉ dùng các vách ngăn ước lệ, một phần là để tiết kiệm chi phí cho việc làm vách ngăn cố định, phần khác là tạo không gian liên thông, rộng và thoáng đãng hơn. Nếu trong tương lai muốn có sự kín đáo thì có thể thực hiện sau.


  



4. Lựa chọn vật liệu vừa túi tiền

Trên thị trường các thiết bị nội thất khá đa dạng về mẫu mã và chủng loại, hầu như giá nào cũng có. Vậy nên, khi lựa chọn thiết bị tiện nghi cho ngôi nhà, gia chủ cần cân nhắc giữa các tính năng, thương hiệu, thẩm mỹ với hầu bao của mình và một yếu tố nữa là nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn, chủ nhà chưa cần đến một hệ thống âm thanh giải trí thật xịn nhưng không thể thiếu bếp, máy hút khói hay tủ lạnh.



  

5. Tận dụng món đồ cũ hoặc tự làm những phụ kiện trang trí đơn giản

Khi chưa có điều kiện mua sắm cái mới thì có thể tận dụng đồ vật cũ một thời gian, đây cũng là cách tiết kiệm chi phí cho chủ nhà khi còn phải lo thêm nhiều thứ khác. Đồng thời, gia chủ có thể tự làm những đò trang tí cho ngôi nhà của mình như tranh tường, lọ hoa bằng những vật liệu đơn giản, rẻ tiền. Trang hoàng cho ngôi nhà không phải là công vịêc làm trong một ngày và gia chủ cũng có thể xem đó là một thú vui dài hạn.


Tựa gốc "5 gợi ý thiết kế nội thất khi tài chính eo hẹp"
Theo: afamily.vn
Sưu tầm: masgroup.vn

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Làm ấm nhà mùa đông - Phần 4 - Thảm nhà: Đẹp - ấm - sang


[Nhà đẹp online] - Trong bài lần này, Nhadeponline sẽ hướng dẫn cách chọn thảm cho mùa đông. Chọn một mẫu thảm thích hợp sẽ giúp nhà bạn ấm hơn, đẹp hơn và sang trọng hơn. 


Sắc màu ấm áp






Bí quyết trải thảm đẹp - ấm - sang - Archi 


Những bức tường và đồ nội thất mang sắc trung lập (neutral) cho phép một tấm thảm có thể nổi bật trên nền của chúng. "Đó là một cách tốt đẹp nhất để thêm màu sắc cho căn phòng mùa đông nếu bạn không muốn thử một hòa sắc mạnh mẽ trên rèm cửa hay đồ furniture", nhà thiết kế Jennifer Duneier nói."Nó làm phòng ấm lên đồng thời và có thể phân cách một cách ước lệ các không gian khác nhau trong một căn phòng lớn". Trong hình trên, chỗ ngồi được 'tôn' bằng một tấm thảm ấm áp, tách chúng riêng ra trong không gian của toàn căn phòng rộng.
Kích cỡ chuẩn làm nên sự tuyệt vời
Bí quyết trải thảm đẹp - ấm - sang - Archi 

Designer Celia Berliner chỉ cho chúng ta thấy một 'mẹo' trải thảm là: "Kích thước của thảm hơi 'hụt' hơn một chút so với diện tích được bao phủ bởi đồ nội thất. Làm như vậy, nó sẽ đủ lớn bao bọc không gian cần tôn lên, nhưng cũng sẽ đủ rông cho những luồng giao thông đi lai bao xung quanh không gian đó".

Một nhà thiết kế khác, Jennifer Duneier cho biết kích thước của các tấm thảm phụ thuộc vào cách bố trí nội thất. Jen thích hai chân trước của ghế được đặt trên thảm (hai chân sau 'thòi' ra ngoài sàn, tất nhiên). Không gian sẽ vừa duyên dáng vừa tuân thủ những quy luật cơ bản về tạo hình. Bạn thử xem!
Thoải mái với màu sắc đậm
Bí quyết trải thảm đẹp - ấm - sang - Archi 

Hãy táo bạo ít nhất là trong mùa đông này. Nhà thiết kế Andreea Avram Rusu tin rằng, một tấm thảm được dùng đúng chỗ có thể làm một căn phòng từ bình thường trở nên đặc sắc."Đừng ngại sử dụng một màu đậm hoặc hoa văn phong phú." Tương phản với tường, sàn, ghế đều trắng, tấm thảm ngựa vằn này là một cú sốc về màu sắc và trở thành tâm điểm của căn phòng mùa đông này.

Phân chia không gian
Bí quyết trải thảm đẹp - ấm - sang - Archi


Không có một quy tắc nào giới hạn một không gian chỉ cần một tấm thảm. Trong phòng yoga kiêm phòng khách này, nhà thiết kế Andreas Charalambous sử dụng hai tấm  thảm để xác định các khu vực riêng biệt trong không gian lớn này. Hãy chắc chắn rằng hai tấm thảm  này có thể bổ sung và phối hợp với nhau, bởi vì, theo designer Celia Berliner, nhiều loại thảm chỉ OK trong phòng lớn. "Nếu bạn có một căn phòng rất lớn, vị trí của thảm sẽ tạo ra và xác định những không gian khác nhau riêng biệt và mang lại sự hòa hợp và thống nhất với thiết kế tổng thể," cô nói.


 Tựa gốc: "Bí quyết trải thảm đẹp - ấm - sáng"


(Theo afamily)

Chính sách cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường!


[Xây dựng xanh] - Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.


Nhưng ở Việt Nam, dù nguồn nguyên liệu dồi dào, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất cần áp dụng, vật liệu xây không nung lại vẫn “giẫm chân tại chỗ,” mà trong đó có nguyên nhân từ việc cụ thể hóa các cơ chế chính sách.

Mỗi năm mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp


Theo tiến sỹ Thái Duy Sâm và các nhà khoa học ở Viện Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, dự báo nhu cầu vật liệu xây ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 41-43 tỷ viên gạch (quy tiêu chuẩn)/năm.

Nếu sản xuất gạch đất sét nung với số lượng này phải tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m3 đất sét và 5,3-5,6 triệu tấn than. Như vậy, mức độ hao hụt của đất nông nghiệp là vô cùng lớn, chưa kể đến sự ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên không tái tạo được.

Không những mất đất nông nghiệp, khói đốt lò gạch thủ công đã trở thành nỗi lo hàng chục năm nay của nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn bởi nguồn phát thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây mất mùa cho một số diện tích canh tác. Không những thế, nhiều chủ lò gạch còn ngang nhiên vi phạm luật đất đai, luật đê điều để lấy đất làm gạch...

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã giảm bớt các lò gạch thủ công, đầu tư các lò nung Tuynel để sản xuất gạch xây. Tuy nhiên, cho dù có cải tiến công nghệ, gạch xây bằng đất sét nung vẫn có rất nhiều hạn chế khi phải mất lượng lớn đất, nhiên liệu và phát thải nhiều loại khí độc hại.

Nhằm giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020.

Đồng thời, hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

So với gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung có nhiều ưu điểm nổi bật như nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm, không ảnh hưởng đến đất trồng trọt, tận dụng được nguồn phế thải công nghiệp; giảm chi phí năng lượng, đặc biệt là giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, có thể sản xuất vật liệu xây không nung ở quy mô nhỏ, đơn giản, dễ tạo ra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu về cường độ, kích thước, có độ chính xác cao. Một ưu điểm nổi bật nữa là một số vật liệu xây không nung nhẹ, cách nhiệt, cách âm tốt, góp phần tiết kiệm năng lượng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.

Có thể lấy ví dụ: giữa xây tường bằng gạch tuynel hai lỗ thông dụng với một loại vật liệu xây không nung là gạch blốc rỗng SHB2-150 có kích thước 390x150x190mm cho thấy xây gạch blốc tiết kiệm vữa 60%, thời gian xây 1m2 giảm 60%, giá viên gạch đã quy kích thước tiêu chuẩn giảm 25%...

Nhiều cơ chế khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung


Hiện nay, cả nước có khoảng gần 900 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, với tổng công suất 1.529 triệu viên (quy tiêu chuẩn)/năm. Tính cả khoảng 350 cơ sở sản xuất có công suất rất nhỏ (dưới 1 triệu viên/năm), tổng công suất gạch không nung là khoảng 1.700 triệu viên/năm.

Theo đánh giá chung, sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chủ yếu ở quy mô rất nhỏ bé, manh mún, tự phát, tỷ lệ cơ sở sản xuất có công suất vừa và lớn tương đối thấp (28%). Việt Nam chưa có một số loại gạch không nung như gạch silicat, gạch bêtông khí chưng áp... mà các loại này tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Theo tiến sỹ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, với hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, việc thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung sẽ là một xu thế phát triển. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay chính là cơ chế chính sách và thói quen của ngưới tiêu dùng.

Hiện nay, các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu thiết kế, hướng dẫn thi công xây dựng và nghiệm thu chưa cụ thể hóa cho từng đối tượng sản phẩm vật liệu xây không nung. Do đó, nhà tư vấn thiết kế chưa mạnh dạn thiết kế đưa sản phẩm vật liệu xây không nung vào phổ cập trong các công trình xây dựng.

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết từ năm 2001, Trung Quốc đã ban hành danh sách 170 thành phố cấm sử dụng gạch đặc đất sét nung vào xây dựng công trình; quy định thu thêm một loại phí đối với kiến trúc nhà sử dụng gạch đất sét nung.

Trong khi đó, ở Thái Lan, không cần ban hành chính sách khuyến khích vật liệu xây không nung nhưng Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất đai. Do đó, vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu xây không nung. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu xây không nung ở Thái Lan rất phát triển như bêtông nhẹ đã có cách đây 10 năm.

Theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây; khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.

Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây không nung, Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm...

Chính phủ cũng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung; lập danh mục các loại thiết bị, vật tư sản xuất vật liệu xây không nung được miễn thuế nhập khẩu; xây dựng lộ trình và đôn đốc thực hiện việc xóa bỏ lò gạch thủ công theo các vùng, miền; tổ chức việc thông tin, tuyên truyền về sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung..../.
Tựa gốc: " Vật liệu xây không nung bảo vệ tài nguyên, môi trường"

Hải Quang

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Bếp "xanh"

Xem hình
[Xay dung xanh]  - Trong bài sưu tầm này, Masgroup giới thiệu các bạn một gian bếp "xanh". Ở đây xanh không phải là tiết kiệm năng lượng hay sử dụng công nghệ mới, mà xanh có nghĩa là mang cả thiên nhiên vào gian bếp làm cho tâm trạng gia chủ thật thoải mái và sản khoái mỗi khi vào bếp. 


Ở thành thị, đất đai ngày càng chật hẹp đi con người ta muốn có chút không gian xanh trong nhà cũng đều phải tận dụng và biến tấu cho thoả cơn khát thiên nhiên, cây cỏ.

Để thoả mãn chút nhu cầu này, Gia chủ đã tận dụng toàn bộ căn bếp thành một khu vực xanh tươi, mát mắt bởi màu xanh của tủ bếp và các vật dụng trang trí cho thêm phần sinh động.


Chất liệu tủ bếp gỗ công nghiệp sơn bóng 7 lớp theo công nghệ sơn ô tô được KitchenID sử dụng làm cánh tủ bếp phát huy được tối đa các ưu điểm của gỗ sơn: không bay màu theo thời gian, dễ lau chùi, đem lại cảm giác sáng hơn và rộng rãi hơn cho căn bếp. Gia chủ đã chọn cách phối giữa màu trắng và màu xanh lá cây tạo sự tương phản nhẹ nhàng vừa mang đem lại sự thư giãn trong quá trình nấu nướng bởi theo nghiên cứu thì màu xanh là màu hoà bình và yên tĩnh.

Hơn nữa bếp là khu vực Hoả nhiều nên gia chủ thích chọn những tone màu nhẹ nhàng làm trung tâm cho ngôi nhà. Dù chất liệu và màu sắc tủ bếp sáng cho cảm giác không gian rộng hơn nhưng với chiếc cửa sổ rộng và nan ngang như chào đón những tia nắng ùa vào trong căn bếp mỗi buổi sáng nấu bữa sáng cho cả gia đình.

Hệ thống giá kệ rỗng phối toàn bộ là màu xanh vừa để trang trí các vật dụng nho nhỏ như: gấu sứ, giỏ rượu…vừa là khu vực để lò vi sóng ngang tầm mắt tiện cho việc vừa nấu nướng vừa quan sát các món đang nấu trong lò mà không cần cúi hay nghiêng người. Gía rượu thiết kế nhỏ gọn phía trên tủ lạnh dành cho rượu ít dùng nên vị trí đó mang tính chất trang trí nhiều hơn là tiện dụng. Còn đồ uống thường dùng là chiếc tủ rượu xinh xắn ở bàn bar nhằm làm giảm độ hẫng khi  kết thúc bar và cũng tiện khi lấy rượu ở đây.
Căn bếp này nằm trong không gian mở, với dạng nhà hình ống, thoáng 3 mặt, gia chủ đã quyết định bếp là trung tâm của tầng 2, với các vị trí xếp đặt là phòng khách và phòng ăn ở 2 đầu nhà và bếp nằm ở giữa và chủ ý là khách đến chơi nhà thì đi ngang qua khu vực bếp.
Bar của bếp chạy dài gần như song song với toàn bộ tủ bếp ở khu vực bồn rửa với mặt kính ốp ngoài và đèn rọi trang trí, mặt trên bar là kính với chân inox, sử dụng 2 chất liệu đối lập: mỏng manh và vững chắc.
Bếp – khác hẳn với những khu vực khác trong nhà như phòng khách, phòng ngủ…bởi tự thân các vật dụng dùng trong bếp có thể trang trí và làm đẹp thêm căn bếp mà không cần thêm quá nhiều vật trang trí khác như những chiếc bình thuỷ tinh, xoong, ấm đun nước, các lọ để gia vị…
Để các vật dụng khác trong bếp cùng hoà hợp màu sắc với tủ bếp, gia chủ đã rất kỹ lưỡng chọn màu sắc và chất liệu của các vật dụng ở khu vực này như: ghế ngồi (2 chiếc trắng và 1 chiếc xanh lá non) cùng tone, hay bình đựng nước trang trí (1 xanh va 1 trắng), gạch mosaic kính ốp trên tường cũng chỉ sử dụng 2 tone màu này. Những chùm hoa trong đĩa, những loại quả trong ly thuỷ tinh lớn, các loại rau củ trong thố thuỷ tinh…tất cả đều mang lại ấn tượng về thiên nhiên mà không cần một cây cỏ tự nhiên nào trong căn bếp này.


(Theo KitchenID)
Tựa gốc: "Bếp với thiên nhiên xanh" 
Sưu tầm: masgroup

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Làm ấm nhà mùa đông - Phần 3 - Sử dụng ánh sáng

Archi - 4 cách để tạo sáng trong nhà vào mùa đông
[Xây nhà đẹp] - Tiếp tục loạt bài giới thiệu những cách để bạn trang hoàng ngôi nhà của mình trong mùa đông sắp tới. Ánh sáng tự nhiên là nguồn năng lượng giúp ngôi nhà ấm tự nhiên. Bài viết này sẽ giới thiệu 4 cách để nhà bạn "tràn ngập" ánh sáng. 



Sự có mặt của những thiết bị nội thất sáng màu trong một căn phòng có thể truyền tải một không khí tươi vui và thoải mái. Những không gian ảm đạm và bó buộc có thể thay đổi ngay tức thì nếu được bố trí hợp lý.


1. Khắc phục sự thiếu hụt ánh sáng tự nhiên

Archi - 4 cách để tạo sáng trong nhà vào mùa đông 

Trong nhiều căn nhà, thiếu cửa sổ và những nguồn sáng tự nhiên là phổ biến. Nội thất có tông màu sáng sẽ giúp căn phòng tối tăm nhìn dễ chịu hơn và giúp điều chỉnh lại ánh sáng làm căn phòng trở nên tươi tắn. Những đồ dùng sáng màu cũng có thể đi kèm với những phụ kiện có gam màu tối để làm gia tăng độ tương phản và tạo điểm nhấn cho căn phòng.

Bạn có thể sử dụng những chiếc gối, thảm tối màu đi kèm với những vật dụng khác có gam màu trung tính. Những tầng lớp màu sắc sẽ làm cho mắt người sử dụng không nhàm chán bởi tông màu duy nhất của căn phòng và làm không gian thoải mái hơn.



2. Làm không gian nhỏ trở nên rộng hơn

Archi - 4 cách để tạo sáng trong nhà vào mùa đông 

Nếu căn phòng của bạn khá chật chội, hoặc bạn muốn tạo cảm giác rộng rãi hơn, nội thất sáng màu có thể giúp bạn được điều này. Ngoài việc lựa chọn bàn ghế nhỏ gọn để tận dụng tối đa không gian, việc kết hợp sử dụng bề mặt bằng kính và vật liệu kim loại sáng bóng như bàn và các phụ kiện cũng rất hữu dụng. Sử dụng những vật dụng có độ phản xạ cao cũng giúp phần làm cho căn phòng của bạn trở nên phóng khoáng hơn.



3. Tạo điểm nhấn bằng các đồ dùng có màu sắc tương phản

Archi - 4 cách để tạo sáng trong nhà vào mùa đông 

Bạn có thể kết hợp giữa màu sắc sáng và tối để tạo ra một góc nhìn thú vị và lôi cuốn trong không gian nhà mình. Đối với phong cách hiện đại, sử dụng vật liệu bằng gỗ tối mầu hoặc sàn nhà bằng bêtông với đồ gỗ tươi sáng sẽ tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa vật liệu và màu sắc. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với những tấm thảm bằng lông thú và nguồn sáng tự nhiên để tạo sự cân bằng về ánh sáng giữa sàn nhà tối, nặng nề và đồ gỗ tươi tắn, nhẹ nhàng.

Archi - 4 cách để tạo sáng trong nhà vào mùa đông 



4. Sử dụng màu sắc

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của việc sử dụng đồ dùng sáng màu là khả năng đưa vào bất kỳ màu sắc nào. Nếu bạn muốn tạo một không gian thư giãn, hãy sử dụng những tông màu xanh lam nhẹ và tông màu cam. Còn khi bạn muốn tạo một không gian hấp dẫn, lôi cuốn, màu đỏ, xanh da trời, hồng tươi, be, trắng sẽ là sự lựa chọn tốt đấy.
(Theo NDHmoney)
Tựa gốc: "4 cách  tạo ánh sáng trong nhà vào mùa đông"
Sưu tầm: masgroup

Xi măng “xanh” Celitement

[Xay dung xanh] - trong bài viết trước, chúng tôi giới thiệu các bạn về xi măng "trong suốt", trong bài viết này, vẫn với chủ đề là xi măng, chúng tôi tiếp tục giới thiệu một loại xi măng "xanh" có khả năng giảm nhiêu liệu sản xuất và giảm lượng CO2 thải ra môi trường. 



Quá trình sản xuất xi măng là “thủ phạm” lớn nhất gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Khoảng 5% khí thải CO2 trên thế giới thoát ra từ các lò xi măng, cao gấp đôi lượng khí thải từ các động cơ phản lực của toàn bộ ngành hàng không dân dụng. 

Vấn đề nằm ở cơ chế hóa học của quá trình sản xuất xi măng, 2 lần sinh ra CO2. Đầu tiên, calcium carbonate (CaCO3) có trong đá vôi thành phẩm được nung trong lò ở nhiệt độ hơn 1.400 độ C. Quá trình này ngốn nhiều năng lượng, thường dùng than đá. Sau đó, lại thêm một đợt thải CO2 nữa khi biến CaCO3 thành CaO. Tổng cộng, sản xuất 1 tấn xi măng sẽ thải ra 770 kg CO2 vào không khí.


Không như một số công ty chọn cách chế tạo xi măng hút CO2 để cân bằng lượng CO2 sản sinh trước đó, Viện Công nghệ Karlsruhe (Đức) đã tìm ra cách vừa giảm nhiên liệu cần dùng trong quá trình sản xuất cũng như lượng CO2 thải ra trong quá trình kế tiếp. Theo giới thiệu của nhà hóa học Peter Stemmermann, xi măng tên gọi Celitement trong giai đoạn đầu chỉ cần nung ở 300 độ C. Và do dùng một hỗn hợp ít canxi hơn cùng với những vật liệu silicon khác, đồng thời thêm nước vào sớm hơn, xi măng của Stemmermann đã biến đổi chuỗi phản ứng hóa học và giảm lượng khí CO2 thoát ra.

Nhược điểm lớn nhất của Celitement là giá thành khá cao, nhưng bù lại xi măng này vừa “xanh” vừa bền, chống được sự xói mòn tốt hơn xi măng thông thường. Hiện Công ty Schwenk (Đức) đang hợp tác với các chuyên gia để mở nhà máy sản xuất xi măng Celitement, với công suất thiết kế đạt 66.000 tấn/năm vào năm 2014.


Hạo Nhiên
Theo : ashui.com
Girls Generation - Korean