Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Xây nhà 3 tầng, 3 phòng ngủ trên đất 30 m2

Mặt bằng tầng một.

[thietkenhanho] - Tiếp tục gửi đến các bạn những giải pháp cho ngôi nhà nhỏ của bạn. Masgroupvn rất hân hạnh được giúp các bạn giải đáp những thắc mắc của mình trước khi quyết định xây ngôi nhà của mình. 

Gia đình tôi có mảnh đất 30 m2, muốn xây nhà 3 tầng và một tum. Trong đó, tại tầng một, tôi muốn mở một quán ăn nhỏ. Mong kiến trúc sư tư vấn. (Văn Minh).

Yêu cầu:
Khu sinh hoạt gia đình bắt đầu từ tầng 2. Gia đình cần 3 phòng ngủ, một phòng thờ, thông thoáng.


Trả lời:
Do diện tích gia đình bạn khá hẹp nên chúng tôi có phương án xây nhà lệch tầng để tiết kiệm diện tích. Theo đó tại tầng một, chúng tôi chừa lại một khoảng 14 m2 làm không gian nhỏ.

Mặt bằng tầng một.
Mặt bằng tầng một.


Tiếp đến là bếp và phòng ăn. Ngăn cách bếp và không gian bán hàng là một bar mimi nhỏ, tạo điểm nhấn cho cả bếp và không gian bán hàng, rất tiện dụng khi bày rượu, đồ uống để tiếp khách hoặc ăn nhanh buổi sáng. Thang sẽ được đặt cuối nhà để tiết kiệm diện tích tầng một đồng thời tiết kiệm diện tích khu vệ sinh gầm thang.

Mặt bằng tầng 2.
Mặt bằng tầng 2. 


Tầng lửng là không gian sinh hoạt chung cao 2,75 m. Với cách bố trí này, bạn vẫn có thể quan sát không gian bán hàng ở dưới. Tiếp theo thang được dịch ra giữa nhà tạo ô thoáng cho phòng sinh hoạt chung, đồng thời giúp các tầng tiếp theo có 2 phòng ngủ theo yêu cầu của chủ nhà. Lên cao độ tiếp theo là phòng ngủ một. Tuy bé nhưng nó được sắp xếp hợp lý đồ đạc trong phòng.

Mặt bằng tầng 3.
Mặt bằng tầng 3.


Lên cao độ tiếp theo là phòng ngủ bố mẹ. Đây là căn phòng được thiết kế rộng tạo không gian thoáng cho bố mẹ. Phòng ngủ 3 được bố trí ở cao độ tiếp theo. Phòng thờ và phòng giặt được thiết kế cao nhất tạo không gian thoáng đãng cho từng không gian.

Mặt bằng tầng tum.
Mặt bằng tầng tum. 
Không gian chiếu sáng cho toàn bộ căn nhà gồm tiếp cận 3 hướng: trước, sau, giếng trời thang, giải quyết bài toán thông gió và chiếu sáng cho tòan bộ căn nhà.

Kiến trúc sư Bùi Anh Việt Nguồn: vnexpress.net
Sưu tầm:  masgroupvn

Lời giải bài toán khủng hoảng sinh thái có thể là...... Cao ốc xanh


[thietkenhanho]"Việc xây dựng các cao ốc xanh  khiến chi phí tăng lên khoảng 25% tổng suất đầu tư cho tòa nhà nhưng mang lại hiệu quả lâu dài".Các đô thị toàn cầu đang quá tải bởi công trình cao tầng thải lượng lớn khí CO2 và tiêu thụ nhiều năng lượng, theo các kiến trúc sư Pháp, đối mặt với khủng hoảng sinh thái, TP HCM cần đầu tư xây dựng cao ốc xanh.,cao ốc xanh trong tương lai cần chú trọng đến hai yếu tố: sử dụng vật liệu tại chỗ và tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên: gió, ánh sáng, nước cho việc thông gió, chiếu sáng, làm mát
.





Ngày 24/11, tại hội thảo Thiết kế và kiến trúc tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà, kiến trúc sư Pháp Albert Abut cho biết, việc xây dựng các công trình dày đặc đã thải ra lượng khí CO2 lớn trên toàn cầu. Người cư ngụ trong các tòa nhà đang phải gánh chịu chí phí năng lượng ngày một tăng cao. Với tình trạng này kéo dài, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh thái.


Ông Albert Abut cho hay: "Giải pháp cho cuộc khủng hoảng sinh thái trong tương lai chính là xây dựng cao ốc xanh tiết kiệm năng lượng. Việc xây dựng này khiến chi phí tăng lên khoảng 25% tổng suất đầu tư cho tòa nhà nhưng mang lại hiệu quả lâu dài".


Theo vị kiến trúc sư này, các giải pháp xây cao ốc xanh đã có sẵn trong tự nhiên. Ông chỉ ra, ở từng khu vực có khí hậu và vùng địa lý khác nhau, người dân địa phương có cách xây dựng nhà ở khác nhau nhưng lại rất phù hợp với môi trường như: có hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống cách nhiệt và cách âm cổ điển nhưng hiệu quả.

Nhiều chuyên gia kiến trúc nhận xét, lượng cao ốc xanh tại TP HCM còn quá mỏng.
Ông Albert Abut nói thêm: "Chúng tôi đang nghiên cứu cách tạo một lớp vỏ bọc của công trình nhằm tăng tính cách nhiệt, giảm thiểu mức sử dụng máy điều hòa, tiết kiệm năng lượng và lọc tiếng ồn".


Tương tự, kiến trúc sư Olivier Souquet cảnh báo, các tòa nhà được xây dựng quá dày đặc trong những đô thị lớn sẽ không thể đảm bảo các yếu tố về sinh thái và năng lượng. Quan điểm của ông Souquet, cao ốc xanh trong tương lai cần chú trọng đến hai yếu tố: sử dụng vật liệu tại chỗ và tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên: gió, ánh sáng, nước cho việc thông gió, chiếu sáng, làm mát.


Nữ kiến trúc Myriam Oliver cho hay, ở Pháp, khi xây các tòa nhà đạt chuẩn xanh chi phí tăng thêm 15% so với những tòa nhà bình thường. Tuy nhiên, các chi phí này có thể thu hồi được khi tòa nhà đi vào hoạt động vì các hệ thống tiết kiệm năng lượng sẽ giúp việc vận hành tòa nhà hiệu quả và tiết kiệm hơn.


Myriam Oliver phân tích, để giảm tiếng ồn và làm mát các cao ốc, chủ đầu tư cần phải quan tâm ngay từ lúc xây dựng công trình. Thực tế là vật liệu cách nhiệt cũng có thể giúp giảm được tiếng ồn vì cách nhiệt và cách âm luôn gắn liền nhau.


Đồng giám đốc Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị, kiến trúc sư Fanny Quertamp Nguyễn cho rằng, TP HCM đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu nên rất cần khuyến khích đầu tư xây dựng cao ốc xanh. Bà nhấn mạnh, cách tiếp cận mới cho các nhà quy hoạch TP HCM là cần quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

Một trong những tiêu chí của cao ốc xanh là: sử dụng năng lượng hiệu quả, kiến trúc hài hòa với không gian và quy hoạch chung, cách nhiệt, chiếu sáng tự nhiên, giảm tiếng ồn và có tính sáng tạo cao.
Fanny Quertamp Nguyễn nhận định, là đô thị lớn, những thách thức mà TP HCM phải giải quyết trong thời gian tới là vấn đề đô thị hóa quá nhanh, cao ốc đua nhau mọc lên nhưng chưa có nhiều cao ốc xanh. Không những thế, TP HCM có đến 60% diện tích đất không xây dựng được vì ngập nước hoặc thuộc diện bảo tồn.


Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM Huỳnh Kim Tước nhận định, một công trình "xanh" sử dụng năng lượng hiệu quả có nhiều ưu điểm mà bất cứ ai cũng mong muốn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là suất đầu tư sẽ gia tăng trung bình 20% thậm chí lên đến 40% cho các chi phí liên quan đến lĩnh vực thiết bị cơ điện. Một hạn chế khác, Việt Nam thiếu đội ngũ có kinh nghiệm tư vấn thiết kế xây dựng công trình xanh. Cần có cơ chế hỗ trợ tài chính hoặc chính sách ưu đãi đất đai cho những đơn vị đầu tư xây dựng công trình xanh.


Theo ông Tước, Việt Nam hiện có 2 xu hướng phát triển công trình xanh. Một là xây dựng các làng nông thôn đô thị, chuyển hóa làng xã nông thôn theo hướng đô thị hóa. TP HCM đang chọn một xã tại huyện Củ Chi để thực hiện. Hai là phát triển các làng, khu công nghiệp, đô thị sinh thái. Hai xu hướng này đang thu hút nhiều nhà đầu tư, phát triển rất nhanh nhưng còn tự phát. Hiện các chuẩn mực như thế nào là kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái Việt Nam vẫn chưa có tiêu chí riêng.


Ông Tước cho hay, chứng nhận của nhà nước do những tiêu chuẩn bắt buộc về hiệu quả năng lượng trong công trình mang tính bắt buộc do Sở Xây dựng địa phương thẩm định. Thứ hai là các chứng nhận về công trình xanh, tòa nhà hiệu quả năng lượng do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
Nguồn: khoahoc.com.vn

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Thiết kế nhà nhỏ 3m x 7m

[Xaynhannho.vn]Tôi muốn xây nhà 4 tầng trên diện tích đất 7m x 3m (từ tầng 2 có thể đua ra thêm 1 m). Hướng của mảnh đất: Đông 7m , Tây 7m, Nam 3m, Bắc 3m... (Phạm Khánh An)

Yêu cầu :
Vị trí mảnh đất ở trong ngõ Đường Phạm Hùng (ngõ rộng 3m). Hai bên đã có nhà 3 tầng 1 tum, mặt ngõ trước thoáng, mặt sau nhà hiện tại là đất trống.



- Tầng 1 : Phòng ăn , bếp , WC , chỗ để xe . từ sàn tầng 1 lên đến gác xép (Phòng khách ) cao 2-2.5m có một cầu thang đi lên gác xép


- Tầng xép : trên tầng 1 . Làm phòng khách , có cầu thang đi lên tầng 2 (Không có WC) Xép cao khoảng 2.5-2.7m


- Tầng 2 : Làm 1 Phòng ngủ , có 1 WC , cửa gỗ kéo (Tầng này có thể đua ra ngõ thêm 1m dài ) tầng này làm thấp nhất có thể là bao nhiêu m ?


- Tầng 3 : Làm 1 Phòng ngủ , có 1 WC , cửa gỗ kéo (ra ngõ thêm 1m dài ) tầng này làm thấp nhất có thể là bao nhiêu m ?


- Tầng 4 : Làm 1 Phòng ngủ , có 1 WC , cửa gỗ kéo (đua ra ngõ thêm 1m dài ) tầng này làm thấp nhất có thể là bao nhiêu mét?


- Tầng tum : Máy giặt , phơi quần áo , v v (thấp nhất là bao nhiêu mét thì hợp lý )
Cửa sổ từ tầng 2-3-4 mở rộng nhất có thể .


Nhà tôi có hai vợ chồng , sắp có một bé nữa ra đời , thỉnh thoảng ông bà đến ở vài hôm.
Tôi tuổi Đinh Tỵ (1977). Rất mong được các KTS tư vấn phương án xây dựng. Trân trọng cảm ơn 


Trả lời:
Theo yêu của về số lượng không gian cần thiết của bạn, chúng tôi đưa ra một phương án với các mặt bằng sơ bộ như sau.


Về tổng thể, ngôi nhà được tính toán sao cho tận dụng tối đa diện tích sử dụng, mặt khác vẫn tạo được sự thông thoáng cần thiết cho ngôi nhà.




Ở tầng 1, chừa lại diện tích nhỏ phía cửa ra vào có thể để được 3 chiếc xe máy. Ngăn cách giữa diện tích này với vị trí bàn ăn là kệ trang trí nhỏ (có thể để giầy, dép bên dưới, bên trên là đồ vật trang trí).


Một diện tích tiểu cảnh nhỏ nằm đối diện với bàn ăn tạo khoảng xanh mang lại sinh khí cho không gian bếp và ăn nhỏ này. Không gian giao thông theo chiều đứng được đẩy vào trong cùng, wc được đặt dưới vế của cầu thang lên nhằm tiết kiệm diện tích.




Ở tầng lửng, toàn bộ diện tích này được dành cho phòng khách. Hai giếng trời nhỏ ở phía trước và phía sau mang lại sự thông thoáng cần thiết cho không gian phòng khách kết hợp sinh hoạt chung.


Ngoài mặt đứng, chia những mảng kính lớn, tạo view tốt cho các thành viên sinh hoạt trong không gian này. Đề xuất của KTS, với không gian phòng khách nhỏ, có thể thiết kế nội thất ngồi sàn (ngồi bệt), diện tích sử dụng lớn hơn. Mặt khác, kiểu ngồi này mang lại cảm giác thân mật hơn.




Tầng 2 và 3, mỗi tầng là một phòng ngủ, một vệ sinh riêng. Ở cửa ra vào, tạo hệ cửa lùa trên, nếu cần có thể mở ra nhằm tạo sự lưu thông không khí qua phòng ngủ đến giếng trời phía thang.




Tầng 4, có hai không gian chính là phòng giặt và sân thượng. Không gian giặt đặt trong nhà là phòng giặt. Bạn không yêu cầu làm phòng thờ, nhưng nếu cần có thể biến diện tích này thành một phòng thờ nhỏ, đặt diện tích giặt, phơi được chuyển ra phía ngoài.


Trên là phương án và một số gợi ý về không gian của KTS, chúc bạn có được một ngôi nhà đẹp với chất lượng sống cao nhất!
Nguồn: archi.vn
Sưu tầm: masgroupvn

Kiến trúc bền vững - hiểu một cách đơn giản

[Xaydungnhaxanh.vn]Kiến trúc bền vững” – cụm từ này trong những năm gần đây được nhắc tới rất nhiều. Khái niệm “kiến trúc bền vững” này gắn liền, thậm chí đồng nhất với các khái niệm kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng… nhằm đạt tới một giá trị bền vững cho môi trường sống của con người, giảm thiểu các tác động tiêu cực vào môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, cách hiểu này dù đúng nhưng chỉ là một khía cạnh, bởi lẽ đó là cái người ta đang thiếu và cần hướng tới. Hãy thử tiếp cận và hiểu kiến trúc bền vững một cách tổng quát và đơn giản hơn…


Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Công trình phải làm đẹp thêm cảnh quan, không gian
Bền vững về kết cấu, vật liệu, kỹ thuật
Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người. Vì vậy, sự bền vững của kiến trúc đầu tiên chính là nghĩa đen, đơn giản nhất: công trình phải chắc chắn, an toàn. Tất nhiên mỗi thể loại công trình, tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền vững khác nhau, nhưng đều có yêu cầu tối thiểu về độ bền vững cơ học, bền vững kết cấu. Một ngôi nhà, một kiến trúc hay và đẹp đến mấy mà bị… sụp đổ thì kiến trúc đó không còn giá trị sử dụng và cái hay, cái đẹp cũng không còn giá trị hiện hữu.

Trong khoa học xây dựng, bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết đến nhau là bền vững, tiện ích, thẩm mỹ, kinh tế thì “bền vững” luôn đứng ở đầu (trong khi hai yếu tố cuối là “thẩm mỹ” và “kinh tế” có thể hoán đổi cho nhau trong từng thời kỳ).

Khoa học kỹ thuật và khoa học xây dựng ngày càng phát triển, công nghệ vật liệu phát triển cho phép làm những toà nhà hiện đại có kết cấu bền vững hơn kiến trúc cổ nhiều lần. Nhưng những kiến trúc hiện đại cũng cao – lớn hơn, chứa đựng nhiều con người và tài sản; đòi hỏi yếu tố an toàn cao hơn nữa. Kiến trúc và con người ngày càng đối mặt nhiều với những bất ổn do cả thiên nhiên và xã hội (động đất, sóng thần, bão lũ, khủng bố…) nên sự bền vững kết cấu ngày càng trở nên quan trọng.

Bền vững về kết cấu gắn liền với bền vững vật liệu tạo nên kết cấu đó. Với kiến trúc cổ thì đó là gỗ, gạch, đá; với kiến trúc hiện đại đó là bê tông, thép. Bên cạnh vật liệu kết cấu, thì sự bền vững của những vật liệu tạo nên hình hài kiến trúc cũng rất quan trọng để tạo nên sự bền vững chung của cả công trình. Tất nhiên có nhiều trường hợp, nhiều công trình vật liệu đóng cả hai vai trò: vừa là vật liệu kết cấu chịu lực, vừa là vật liệu kiến trúc để tạo nên hình thức, giá trị thẩm mỹ của công trình.

Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong công trình cũng là một phần quan trọng và đòi hỏi tính bền vững. Đó là những hệ thống phổ biến như hệ thống điện, chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp – thoát nước, hay ở mức độ cao hơn ở những kiến trúc hiện đại như hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống thang máy, hệ thống báo cháy – chữa cháy, hệ thống giám sát, hệ thống điều khiển thông minh… Công trình bền vững có nghĩa là những hệ thống này cũng phải bền vững, được thiết kế và lắp đặt khoa học, hoạt động ổn định, an toàn; thuận tiện và dễ dàng bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thay thế hay xử lý nếu xảy ra sự cố.

Bền vững về quy hoạch, cảnh quan, môi trường
Một công trình tồn tại có ý nghĩa khi nó được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Công trình phải làm đẹp thêm cảnh quan, không gian và ngược lại, không gian sẽ tôn công trình đó lên. Nói theo thuật ngữ chuyên môn là công trình kiến trúc phải phù hợp quy hoạch, và quy hoạch phải có giá trị, phải bền vững. Nhiều kiến trúc đô thị đã đã tồn tại hàng trăm năm mà vẫn đẹp. Chúng đẹp ở tự thân nghệ thuật kiến trúc, và đẹp vì được xây dựng đúng chỗ, hài hoà với cảnh quan đô thị, có những điểm nhìn đẹp. Thực tế ở những đô thị như Hà Nội hay TP.HCM, những kiến trúc Pháp vẫn bền vững qua thời gian, khẳng định giá trị của quy hoạch đô thị. Có thể kể tới những công trình công sở ở khu vực Ba Đình – Hà Nội, như sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở bộ Ngoại giao), Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), trường Albert Sarraut (nay là trụ sở Trung ương Đảng)… hoặc những công trình ở quận 1 – TP.HCM, như Toà Đô chánh Sài Gòn (nay là UBND TP.HCM), Bưu điện, nhà thờ Đức Bà… Các công trình này là những điểm nhấn của đô thị, góp phần tạo nên cấu trúc, diện mạo của đô thị. Nhưng cũng có một thực tế đáng buồn khác là nhiều công trình bản thân có giá trị về kiến trúc, nhưng lại được đặt không đúng chỗ, không phù hợp không gian, cảnh quan đô thị nên đã bị giảm giá trị. Lại có những công trình vi phạm quy hoạch (vì lý do này khác) phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế cũng gây nên những hệ quả xấu cho bản thân công trình và quy hoạch. Và cuối cùng là những không gian đô thị đang bị biến đổi một cách đáng sợ trước cơn lốc xây dựng, mà nhiều di sản kiến trúc, nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị đang bị chèn ép, bức hiếp đến nghẹt thở, mất không gian – cảnh quan, bị chìm khuất trong những công trình kém giá trị khác mới xây. Tệ hại hơn có những công trình bị phá bỏ để xây dựng công trình mới. Ở Hà Nội và TP.HCM, rất nhiều biệt thự cũ từ thời Pháp có giá trị về kiến trúc và đô thị đã, đang bị phá dỡ để nhường chỗ cho những dự án cao ốc. Điều đó cho thấy nếu quy hoạch không ổn định hoặc quản lý quy hoạch – đô thị không tốt cũng ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình.

Bền vững về môi trường là một khái niệm mà đầu bài viết đã nhắc tới. Bền vững về môi trường có quan hệ với các vấn đề quy hoạch, cảnh quan. Yếu tố môi trường cũng được hiểu rộng cả nghĩa tự nhiên và xã hội. “Kiến trúc bền vững” như thường nói đề cập nhiều tới yếu tố môi trường tự nhiên với những tiêu chí như thân thiện với thiên nhiên, cộng sinh cùng thiên nhiên, nhiều màu xanh tự nhiên. Bền vững về môi trường có nghĩa là giảm thiểu thải những chất độc hại vào môi trường trong quá trình xây dựng vận hành, và cả khi phá dỡ. Tiết kiệm năng lượng cũng là một yếu tố không thể thiếu (giảm phá huỷ môi trường do khai thác tài nguyên như than, dầu mỏ… để sản xuất năng lượng điện). Bên cạnh những giải pháp kiến trúc thì việc ứng dụng công nghệ là xu hướng phát triển để khai thác những nguồn năng lượng sạch sẵn có trong tụ nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… hay xử lý chất thải. Ở góc độ môi trường xã hội, có một mâu thuẫn giữa sự phát triển, văn minh và môi trường tự nhiên. Sự phát triển của xã hội con người đồng nghĩa với việc sản xuất, tăng trưởng và xây dựng. Những việc này đều gây tác hại tới thiên nhiên do khai thác nguyên vật liệu và năng lượng từ thiên nhiên. Nhưng cũng không thể kìm hãm sự phát triển để giữ thiên nhiên hoang sơ theo một cách nào đó. Điều duy nhất có thể là phải tạo nên sự cân bằng. Kiến trúc bền vững (về môi trường) chính là tạo nên sự cân bằng này, hoà hợp và cộng sinh cùng thiên nhiên. Từ đó có những tác động qua lại với các vấn đề xã hội. Xu hướng sống chậm, đọc sách, đi xe đạp, không ăn thịt động vật… là một sự phản ứng của con người để bảo vệ thiên nhiên và môi trường; là hệ quả, cũng là tác nhân ảnh hưởng tới kiến trúc bền vững, kiến trúc sinh thái.
Nhà thờ Đức Bà (TP.HCM, xây dựng 1877 – 1880) một công trình bền vững theo mọi nghĩa, kiến trúc này là một phần tạo nên diện mạo kiến trúc đô thị Sài Gòn.


Bền vững thẩm mỹ
Kiến trúc là một trong bảy môn nghệ thuật. Cho dù kiến trúc hiện đại ngày nay gần với công nghệ – kỹ thuật hơn, thì vẫn không thể loại trừ, phủ nhận yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ trong đó. Lịch sử kiến trúc nói riêng và lịch sử nghệ thuật nói chung là một dòng chảy không ngừng, luôn có sự tiếp biến, thay đổi, phát triển. Riêng kiến trúc còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như vật liệu, kỹ thuật, nhu cầu xã hội… Kiến trúc bền vững có nghĩa là phải có giá trị nghệ thuật theo quan điểm mỹ học nhất định. Tuy mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia, vùng miền có những cách nhìn nhận khác nhau về những giá trị thẩm mỹ, trên nền tảng văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…; song cái đẹp của nghệ thuật kiến trúc vẫn luôn có mẫu số chung trên nền tảng mỹ học, triết học. Kiến trúc là gương mặt phản ánh lịch sử, chứa đựng và ghi nhận các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật… ở thời điểm nó ra đời. Khác với những tác phẩm của các bộ môn nghệ thuật khác có thể mai một hoặc biến mất, “kiến trúc bền vững” tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm vẫn hiện hữu trong không gian, song hành cùng đời sống xã hội hiện đại. Nếu một kiến trúc được ghi nhận là bền vững, nghĩa là giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ cũng bền vững, cho dù xu hướng nghệ thuật, trào lưu kiến trúc, phong cách kiến trúc đã thay đổi rất nhiều.

Có thể, có những thể loại kiến trúc mà người ta không xây nữa, hoặc có xây nhưng hình thức kiến trúc không như thế nữa. Nhưng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của nó không vì thế mà bị giảm đi, trái lại giá trị lịch sử, nghệ thuật càng được đề cao và tôn vinh. Đương nhiên, những kiến trúc “bền vững thẩm mỹ” được ra đời bởi những kiến trúc sư tài năng. Và sự “bền vững thẩm mỹ” cũng là lý do để kiến trúc trường tồn, dù có thể đó không phải là kiến trúc quá bền chắc, to lớn, kỳ vĩ.

Bền vững văn hoá
Công trình kiến trúc được sinh ra để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Nhưng kiến trúc không chỉ đơn thuần có chức năng, công năng như những đồ vật, vật dụng khác. Sự tồn tại của kiến trúc cùng cuộc sống con người đã tạo nên những giá trị tinh thần. Tự thân kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật đã là một phần của yếu tố ấy. Nhưng lớn hơn, nó còn hình thành, gìn giữ những giá trị văn hoá qua năm tháng, qua những thăng trầm lịch sử. Có thể nói có những kiến trúc có linh hồn. Điều đó hoàn toàn đúng với những công trình kiến trúc tôn giáo, đền đài, lăng tẩm…; những công trình đã trải qua các biến động thời cuộc, gắn liền với những sự kiện lịch sử, với những nhân vật lịch sử. Hoặc kiến trúc đó có thể là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực thể hiện một giá trị văn hoá bình dị nhưng sâu sắc, thể hiện được cốt cách, tinh thần của chủ nhân.

Có những công trình nhỏ bé, có những kiến trúc cổ, trải qua hàng trăm năm mà vẫn tồn tại. Nhiều công trình ấy được xây dựng bằng những vật liệu không vĩnh cửu, không quá bền vững về kết cấu, cơ học và vật liệu theo nghĩa nguyên bản của nó; thế nhưng nó vẫn tồn tại, và toả sáng. Bởi những công trình ấy chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao. Nói một cách khác, đó là những kiến trúc bền vững văn hoá. Chính sự bền vững “vô hình” này lại có sức mạnh ghê gớm, mà không có một thế lực nào xâm hại, huỷ diệt được, dù là thiên nhiên hay con người. Ngược lại, có thể công trình bền vững về kết cấu, bền vững thẩm mỹ vẫn bị huỷ hoại bởi những yếu tố khác, ví dụ như việc quy hoạch, hay những chủ trương hành chính nào đó về quản lý xây dựng; hoặc nó bị đào thải bởi mang những yếu tố phi nhân văn, không được sự ủng hộ và đồng thuận của cộng đồng.

Kiến trúc bền vững – đó là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Nhưng cũng có thể hiểu đơn giản, tổng quan và cụ thể ở những yếu tố tạo nên sự bền vững. Vật chất nào cũng bị hủy hoại bởi thời gian, nhưng những giá trị tinh thần thì mãi trường tồn!
Bài KTS: Nguyễn Trần Đức Anh
Nguồn: sgtt.vn

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

3 điểm quan trọng trong phong thủy sắp xếp nhà ở

sắp xếp phong thủy nhà ở

[noithatnhanho.vn] - Theo nguyên lý phong thủy, mỗi ngôi nhà có những cách thiết kế sắp đặt khác nhau từ các không gian lớn đến chi tiết nhỏ tùy thuộc vào cung mạng của từng người.

Nếu có có điều kiện tuân thủ đầy đủ những nguyên lý cơ bản sẽ đem đến cho gia đình một môi trường sống an lành, tài vượng.


1. Vị trí phòng của các thành viên trong gia đình

sắp xếp phong thủy nhà ở

Vị trí phòng riêng của mỗi người có ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và vận mệnh của người đó nên các gia chủ khi xây nhà thường để ý rất kỹ. Đó là những hướng tốt nhất giúp các thành viên trong gia đình tránh được các tai nạn, hạn chế bất hòa. Tuy nhiên lại có rất nhiều lời khuyên khác cho cho việc này. Ví dụ, vị trí phòng theo địa vị trong gia đình sẽ được sắp sếp như sau:

  • Hướng Tây Bắc – ông, bố , chủ gia đình.
  • Hướng Tây Nam – bà, mẹ, vợ (người đã có chồng).
  • Hướng Đông - con trai trưởng, người đàn ông, người trẻ tuổi.
  • Hướng Đông Nam - trưởng nữ, người phụ nữ, người trẻ tuổi.
  • Hướng Nam - thứ nữ, người phụ nữ trung niên.
  • Hướng Bắc - con trai thứ, người đàn ông trung niên.
  • Hướng Tây - người đàn ông trung niên, người phụ nữ.
  • Hướng Đông Bắc - hướng người thừa kế.
Lựa chọn theo hướng sẽ như sau: Phòng hướng Bắc yên tĩnh, phòng hướng Nam dễ chịu và sáng sủa, phòng hướng Tây báo trước sự suy bại mất của cải, phòng hướng Đông là hướng mặt trời mọc nên tượng trưng cho sự sinh tồn, phát triển.....

Tất nhiên, ngoài những nguyên tắc sắp xếp trên thì mỗi người lại có những hướng riêng phù hợp với mệnh của mình và khi lựa chọn hướng phòng, tốt nhất là lựa chọn hướng thích hợp với mình, để tìm được hướng phù hợp nhất sẽ rất khó nói, chỉ cần tương đối, có thể tránh được những tai nạn không cần thiết là được.

2. Âm – Dương trong trang trí nhà

sắp xếp phong thủy nhà ở

Chất liệu và màu sắc của đồ nội thất trong nhà có vai trò quyết định khí năng thiên về Âm hay thiên về Dương nhiều hơn. Hiểu rõ điều này sẽ giúp gia chủ có phương pháp lựa chọn hiệu quả hay thay đổi khí năng phù hợp trong ngôi nhà. Theo phong thủy tính chất Âm – Dương của đồ vật dựa trên những đặc điểm:

- Hình dạng: những vật hình tròn thường mang tính Âm nhiều hơn so với vật có góc cạnh (tuy nhiên vòng tròn là một ngoại lệ, tuy là hình tròn nhưng lại mang tính Dương nhiều hơn). Ngược lại, những vật có đường thẳng hoặc góc cạnh xét về hình thức sẽ mang tính chất Dương.
- Màu sắc: màu sắc mang tính âm nhiều đó là những màu xanh, xanh da trời, màu nhạt. Màu hồng, vàng, cam........thường mang tính chất Dương.
- Chất liệu: Những vật có bề mặt cứng, bóng, sáng đều có tác dụng làm cho khí năng lưu thông nhanh (tính Dương), thường là ở phòng khách như bàn tiếp khách, gạch lát sàn, kính.....Trong khi đó vật có bền mặt mềm mại lại làm giảm bớt sự lưu thông của khí năng trong nhà (tính Âm), thường là ở phòng ngủ như tấm thảm, rèm cửa sổ, khăn trải giường....tạo nên môi trường hài hòa, bình lặng phù hợp cho việc nghỉ ngơi.

3. Ngũ hành giao thông

Trong một ngôi nhà, không gian giao thông được coi là cầu nối giữa các vùng khí của toàn nhà với nhau. Phong thủy học chia làm 2 yếu tố cần lưu ý:

Thứ nhất, bình ổn theo chiều ngang: không gian lưu thông theo phương ngang trong nhà cần xem xét từ ngoài vào trong, bắt đầu là hàng hiên hoặc tiền sảnh, kế đến là hành lang và những khoảng nối giữa các khu vực sinh hoạt trong nhà.

Nguyên tắc “Ngũ hành tương sinh” trong màu sắc có thể áp dụng để liên kết khi tổng thể toàn nhà, vì chính không gian giao thông là khu vực có khả năng liên kết tốt nhất với các màu sắc, đường nét chung - riêng với nhau. Có hai cách sử dụng màu sắc là đồng bộ hoặc tương phản. Đồng bộ để làm nên các trục dẫn truyền khi thông qua màu sắc, để khi tiếp cận nội thất người ta cảm nhận được ngay sự nhất quán từ ngoài vào trong. Còn tương phản để tách bạch những yếu tố đối nội - đối ngoại vốn khác nhau, cho chủ nhà và khách đến tự khám phá, ngạc nhiên

Thứ hai, phát triển theo chiều đứng: là đối với nhà phố, biệt thự nhiều tầng. Khi đó, cầu thang và giếng trời chính là nơi dẫn khí lưu thông theo chiều đứng giữa các tầng nên việc bố trí cầu thang hợp với phong thủy sẽ giúp trường khí trong nhà được cải thiện và thông suốt hơn.
Nguồn: thietkenha
Sưu tầm: masgroupvn

Phòng 45m2 như biệt thự

thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that

[xaynhanho.vn] - Chỉ với 45m² trên tầng áp mái, với sự thiết kế khéo léo thông minh, tận dụng những lợi thế của ánh tự nhiên... bạn hoàn toàn có thể sống thoải mái trong căn hộ này.

Không lạnh lẽo, sơn trắng kết hợp với các thiết kế nội thất vẫn đem lại sự ấm áp của một gia đình hạnh phúc. Trong 45m² này bạn có thể bố trí một phòng ngủ, một phòng khách, một phòng nghỉ, lối đi, toilet và cả góc làm việc.



thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Không gian vẫn rộng rãi thoáng mát, toát lên sự ấm áp của một gia đình
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Đây là căn hộ áp mái, có lối đi riêng
Sử dụng phương pháp "chia thị giác" phân tách thành không gian riêng biệt, màu ấm nóng của phòng ngủ và màu xanh lá cây của phòng làm việc, phòng thư giãn khiến căn hộ trông gọn gàng mà không có cảm giác chật chội.
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Lợi dụng ưu thế của đồ thủy tinh, ánh sáng kim loại
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Khi chiều buông nơi cửa sổ...
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
... không gian trở nên lung linh hơn.
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Với những không gian trượt, nhỏ hẹp, bạn thiết kế một tủ sách riêng phù hợp với nó
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Cho phép trữ được khá nhiều đồ đạc
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Phòng ngủ ấm áp với gam màu nóng
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Không gian chật này thì việc tận dụng các bức tường làm giá đỡ đồ là cần thiết
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Không gian nghỉ ngơi của bạn và bé
thiet ke noi that tren tang ap mai, thiet ke nha, thiet ke phong khach, thiet ke phong ngu, trang tri noi that
Tủ quần áo được ẩn vào tường với cách bố trí tiết kiệm không gian tối đa nhất
Nguồn: thietkenha.net
Tựa gốc: "Thiết kế nội thất nhà gọn xinh với 45m² trên tầng áp mái "
Sưu tầm: masgroupvn

Giải pháp cho nhà 4,7 x 7


sắp xếp phong thủy nhà ở[thietkenhanho.vn] Yêu cầu: Nhà 3 tầng có thêm một tum làm phòng thờ và chỗ phơi quần áo. Tổng cộng 3 phòng ngủ, một phòng khách, bếp. Ban công được phép đua ra khoảng 60cm. Rất mong nhận được sự tư vấn về mặt bằng và cả phong thủy. Xin cảm ơn.




Trả lời:

Chủ nhà sinh năm 1976, ngũ hành Sa trung thổ, quẻ mệnh càn – dương kim thuộc tây tứ mệnh, làm nhà nên chọn tây tứ trạch.


Với kích thước 4,7 x 7m, hướng chính nam, gia đình đang phạm tuyệt mệnh theo sơ đồ. Tuyệt mệnh tức sao phá quân vì đồng thuộc kim tinh, du niên rất hung hại, đem tuyệt khí vào nhà, sinh kế rất bất lợi. Nó ở cung nào cũng gây ra tai họa, dù tỷ hòa hay tương sinh (đăng diện hay đắc vị cũng vậy). Đông tứ trạch có thì nguy vì nó kim khắc nhà mộc, như Chấn, Tốn, Ly là tương khắc. Người trưởng nam trong gia đình gặp nhiều sự thất bại, ứng về việc phát tán, hư hao, tai họa, tụng hình, quan sự nhiễu nhương.

Bếp lò đặt ở hướng nam thì thọ khang, thêm người thêm của, thêm con dễ nuôi. Trái lại miệng lò đặt xoay hướng này, tật bệnh, tử vong. Do đó, bạn nên cất giữ muối mắm vào hướng này để được an toàn.

Diên niên (tây nam) một ngôi sao tốt cho hàng tây tứ của bạn. Lời tượng như sau: “Địa khởi thiên môn phú quý xương” – được phú quý là giàu có và danh vọng. Từ cửa khôn biến 3 lần tới chủ Kiền được Diên niên nên gọi là Diên niên trạch. Diên niên kim lâm kiền là tỷ hòa đăng diện, nhà này nam nữ trường thọ, chồng vợ thuận hòa, giàu có bậc nhất, sang trọng, vẻ vang (phú quý xương). Ngoài ra, cửa khôn (tây nam) sinh chủ kiền là ngoài sinh vào trong, mọi sự hanh thông và đến nhanh.

Theo sơ đồ, ngũ quỷ ngự vị trí giữa và bên trên trái nhà là ngũ quỷ, một trong hàng sao rất hung với người tây tứ được chấn bằng bếp tọa hung hướng cát nhằm hướng tây – sinh khí (với chủ) và được thiên y (với cửa). Cửa tại khôn (tây nam) thì bếp Đoài (chính tây) tương sinh và là bếp Thiên y đắc vị, lại bếp Đoài (chính tây) với chủ Kiền tỷ hòa và hỗ biến được sinh khí. Như vậy Diên niên nhờ bếp này mà có thêm sinh khí, Thiên y nên được gọi nhà ba tốt, ở càng lâu càng phát đạt.

Xem chi tiết trong mặt bằng bố trí các tầng:

Do diện tích mặt bằng nhỏ, việc bố trí 3 phòng ngủ sẽ không phù hợp. Để có đủ không gian như yêu cầu, các kiến trúc sư khuyên gia đình bạn nên xây thêm một tầng, không nên ngăn chia, làm nát không gian.


  Nhà 3 tầng hơn 30m2 cho gia đình trẻ - Archi
Mặt bằng tầng 1.

Nhà 3 tầng hơn 30m2 cho gia đình trẻ - Archi 
Mặt bằng tầng 2-3.
(Theo VNE)

Cải tạo không gian nhỏ

cải tạo không gian nhỏ [xaynhanho.vn] - Với những kỹ thuật và phương pháp thiết kế đơn giản, một phòng ngủ chật chội và một phòng khách nhỏ không ấn tượng đã được kiến trúc sư biến thành một chốn thư giãn đầy lãng mạn.




Trước khi cải tạo: phòng ngủ nhỏ, hẹp

cải tạo không gian nhỏ
Vấn đề lớn nhất của căn phòng ngủ này là kích thước quá nhỏ hẹp
Đặc điểm của căn phòng này khi chưa cải tạo là có độ sáng và tận dụng tối đa nguồn ánh sáng từ tự nhiên. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ kích cỡ căn phòng khá chật hẹp và không gian rất hạn chế. Trong phòng chỉ có thể kê được một chiếc tủ đựng quần áo nhỏ và đủ để một người sử dụng.
Việc trang trí nội thất vì thế luôn gặp phải những rắc rối lớn.

Sau khi cải tạo: ấm áp và lãng mạn 

cải tạo không gian nhỏ
Cách sắp xếp mới lạ cùng một chút tinh tế khi phối màu đã giúp phòng ngủ trở nên ấm cúng và đem lại cảm giác lãng mạn hơn rất nhiều
Nhà thiết kế đã bắt đầu từ việc thiết kế lại cửa ra vào, điều này giúp chủ nhân có thể di chuyển chiếc giường đối diện với tường để tạo nên một không gian thoáng đãng hơn cho căn phòng. Giờ thì đã có thể kê được một tủ quần áo chung cho cả hai người.
Một phần của bức tường trước đây đã được cắt ra tạo nên một không gian mở ngay cạnh vị trí đặt giường, vì thế căn phòng vẫn tận dụng được ưu thế vốn có là ánh sáng tự nhiên như trước khi được cải thiện.

Màu sắc của tường được lựa chọn là màu trung lập kết hợp với những chiếc rèm cửa được thiết kế trên chất liệu lụa cao cấp giúp chủ nhân luôn có cảm giác êm ái, dễ chịu.

Thêm vào đó, một chiếc giường mới được thiết kế với cấu trúc độc đáo theo phong cách hiện đại ở đầu giường nhưng lại kết hợp hài hòa với vẻ cổ điển của chiếc ghế dài được đặt cuối chân giường. Một chiếc bàn đen nhỏ được đặt ở đầu giường và bên cạnh những chiếc giá trang trí.

Thay vì để bàn, hai chiếc đèn đã được gắn trên tường để tận dụng không gian. Tương tự, chiếc gương tròn được treo trên đầu giường cũng có tác dụng giúp phòng rộng và có chiều sâu hơn.

Trước: phòng khách không ấn tượng

cải tạo không gian nhỏ
Cũng như phòng ngủ, phòng khách có diện tích rất nhỏ hẹp và đồ nội thất lớn trong phòng đã khiến nó càng trở nên nhỏ hẹp hơn

Cũng như phòng ngủ, phòng khách nằm ở một vị thế không gian rất nhỏ, hơn thế lại được bố trí nhiều đồ đạc và một chiếc tivi lớn khiến căn phòng đã hẹp lại càng chật hơn nhiều.

Sau đó: phòng khách trở nên ấn tượng và có không gian  

cải tạo không gian nhỏ
Kiến trúc sư đã thiết kế lại phòng khách và tạo cho nó những điểm nhấn với phong cách riêng ấn tượng. Một chiếc sofa hợp thời và những chiếc ghế tựa không tay giúp không gian phòng khách trở nên rộng rãi hơn
Để cải thiện không gian trong phòng khách, những đồ đạc ngoại cỡ được thay thế bằng chiếc ghế sofa kiểu dáng hợp thời trang và hai chiếc ghế đồng màu nhưng không có tay vịn. Một chiếc thảm trải nhà với hoa văn truyền thống kết hợp những chiếc gối dựa màu đỏ và những chiếc gối được trang trí nhiều hoa văn tạo những điểm nhấn trong cách phối kết màu sắc căn phòng.

Chiếc đèn treo nến mang phong cách riêng không chỉ làm tăng độ sáng căn phòng mà còn góp phần tôn thêm cấu trúc hài hòa, hợp lý cho không gian phòng khách.

Bên cạnh đó, để làm nổi bật và tạo điểm nhấn riêng cho căn phòng, nhà thiết kế còn đặt thêm một tấm gương lớn với nhiều gương nhỏ bên trong và treo thêm những bức tranh mang phong cách trừu tượng xung quanh phòng

Nguồn: thietkenha
Sưu tầm: masgroupvn

Mẫu thiết kế biệt thự vườn diện tích 20x25m

Phạm Văn Nam.

Hỏi:
Bố mẹ tôi ở Nghệ An đang sống trên một khu đất vuông vức, 20 m mặt tiền giáp đường với tổng diện tích khoảng 500 m2. Tôi muốn xây mới một căn nhà một tầng khoảng từ 80 đến 100 m2 (có thể xây thêm tầng 2 sau này) và thiết kế khu vườn thật đẹp.
Vui lòng tư vấn và cho tôi xin một bản thiết kế sơ bộ cho ngôi nhà, vườn. Căn nhà có một phòng khách, ba phòng ngủ đôi, bếp và phòng ăn, nhà tắm, vệ sinh, sân vườn ba mặt, hàng rào, cổng chính.
Trả lời:

Mảnh đất 500 m2 thực sự là một khu đất mơ ước để có một ngôi nhà làm biệt thự vườn. Căn nhà một tầng có ba mặt thoáng theo yêu cầu của bạn, được tổ chức sân vườn rộng rãi. Trước khi bước vào nhà là một khoảng sân rộng, tiếp theo là một hồ nước với các bậc đi bằng bê tông tròn. Sân phía sau là nơi bạn cùng gia đình sinh hoạt riêng tư tổ chức các buổi tiệc nhỏ. Xung quanh nhà với hệ thống sân vườn xen kẽ các hệ thống cây xanh được tổ chức chặt chẽ.
Mẫu thiết kế biệt thự vườn diện tích 20x25m - P.Archi
Phương án bố trí mặt bằng nội thất và sân vườn nhà biệt thự 1 tầng diện tích 20 x 25m
Hồ nước là điểm nhấn mạnh vừa làm đẹp cảnh quan vừa điểm nhìn hấp dẫn từ phòng khách. Phòng ăn ngay cạnh phòng khách có một lối đi riêng nhằm thuận tiện cho việc bếp núc. Ba phòng ngủ đều được mở cửa ra sảnh chung của phòng ăn. Hai khu vệ sinh, trong đó có một khu được dành riêng cho phòng ngủ master.

Mẫu biệt thự hiện đại 14x28m

Biệt thự trong TP Hồ Chí Minh - Quận 7, được giới thiệu trên chuyên trang Bietthudep :

Chủ đầu tư : Anh Nhật
Tổng diện tích đất : 390m2
Diện tích xây dựng : 120m2
Bề rộng mặt tiền : 14 x 28m

Phần thiết kế ngoại thất biệt thự:

 
 Thiết kế ngoại thất biệt thự mặt tiền

 
Thiết kế ngoại thất biệt thự mặt bên
 
Thiết kế ngoại thất biệt thự mặt mái
Phần thiết kế nội thất biệt thự :

 Thiết kế nội thất biệt thự phòng bếp
 
 Thiết kế nội thất biệt thự phòng ăn
 
 Thiết kế nội thất biệt thự phòng bếp
 
  Thiết kế nội thất biệt thự phòngngủ
 
 Thiết kế nội thất biệt thự phòng ngủ
 
 Thiết kế nội thất biệt thự phòng ngủ

Đi tìm chữ xanh


[thiet ke nha nho] - Chữ xanh ở đây là xanh trong kiến trúcxây dựng là làm nhà nhiều mảng xanh thoáng mát, tiết kiệm năng lượng. Nhưng không phải ai cũng hiểu như thế. vì thế mới phải đi tìm...



Không ít ý kiến cũng khẳng định xu hướng sử dụng vật liệu sao cho xanh hơn, ít khí thải và nhiều khả năng tái chế thì mới xanh được. Thế nhưng mỗi ngày các khu đô thị mới, nhà mới vẫn mọc lên trên khắp các nẻo đường Việt Nam mà chẳng thấy “xanh” ở đâu, hay “xanh” vẫn như một khái niệm mang tính vẫy gọi ở thì tương lai, ngự trị trên các tham luận hội nghị và tuyên bố của các nhà khoa học mà thôi. Còn bản chất kiến trúc – đô thị mới ở Việt Nam hiện nay không xanh sao?


Từ loanh quanh nhà xanh
Đa số cư dân ở độ tuổi trung niên đều gật gù hoài niệm kiểu: chỗ này hồi đó – lúc tui còn nhỏ – lúc ông bà già còn sống – lúc chưa mở đường – thì xanh lắm, nhiều cây cối, tha hồ dạo chơi, bây giờ đô thị hoá rồi thành ra… vậy đó!

Đa số chủ đầu tư đều lên tiếng trách móc chuyện đô thị hoá theo kiểu “mấy ổng làm sao mà toàn là cao ốc mọc lên, khoảng xanh bớt đi”. Nhưng thực sự mỗi ngày tại các phòng quản lý xây dựng luôn xảy ra những cuộc cò kè năn nỉ ỉ ôi để làm sao nhà mình sắp xây tận dụng tối đa diện tích đất, để giảm khoảng lùi và tăng chiều cao tầng cho bằng được. Nghĩa là, chủ đầu tư không ngừng làm khó nhà chuyên môn mà nhìn kỹ thì chỉ ở mấy tỷ lệ khoảng trống, khoảng xanh phải chừa.

Dĩ nhiên vẫn có một vài chủ đầu tư đã cố gắng để lại khoảng trống hít thở, đã hăm hở sử dụng năng lượng tiết kiệm (hoặc đăng ký đạt chuẩn cho công trình của mình là tiết kiệm năng lượng!)

Dĩ nhiên, vẫn nhiều chủ đầu tư thuộc diện có “của ăn của để” nên làm nhà vườn vài trăm mét vuông trên đất vài ngàn mét vuông, và chữ xanh khi ấy được hiểu là về với thiên nhiên, là quay được lại thuở thuần phác dân dã, mặc dù khéo để ý thì thấy những cái hai cục vẫn gắn chi chít trên mặt sau ngôi nhà được tuyên bố là… mát lắm chả khi nào phải chạy máy lạnh cả!

Dĩ nhiên, có còn hơn không, dù số lượng và hiệu quả mà những ngôi nhà xanh ấy – được hiểu theo nghĩa nhiều cây xanh và ít tốn điện – vẫn còn quá ít ỏi.

Học tập tinh thần nếp nhà của cha ông để hiểu thêm chữ xanh là hài hoà với khí hậu nhiệt đới, chọn lựa vật liệu và cách thức xây dựng phù hợp, giản kiệm.


Ra đến phố xanh
Đi với người bạn trong tập đoàn điện lực dạo phố Sài Gòn những ngày cuối năm, bạn bảo Sài Gòn làm tốt việc thu vén dây điện rồi, chứ mình đi mấy nơi khác còn nhiều “mạng nhện” chi chít lắm. Tự nhiên thấy vui lạ, lắc tay bạn hỏi “thiệt không mày?”

Đi với mấy nhiếp ảnh gia nước ngoài lang thang phố xá, họ bảo: các cửa tiệm lớn nhỏ ở khu trung tâm Sài Gòn cũng chịu trưng bày trồng cây, chịu trang trí gốc cây trước nhà nhỉ! Lại thầm cảm ơn các gia chủ mà mình không quen ấy. Dù biết Sài Gòn cũng chưa làm được gì nhiều đâu, nhưng không thể không nhìn nhận những điều bạn bè nơi khác ghé đến, so sánh tuy chỉ tương đối nhưng nhận xét là có thật. Người ta tính được 1m2 đất trống quanh một gốc cây không làm gờ chắn có thể ngấm được hơn 2,5m3 nước mưa.

Nhưng sau mấy cái vui nho nhỏ ấy, bình tâm nhìn lại, chuyện xanh từ nhà ra phố vẫn đang được hiểu đơn giản là ráng thêm chút cây cối cho những bề mặt bêtông được dịu đi đôi chút! Cách hiểu đó chỉ khoanh vùng rất hẹp một mặt của vấn đề có nhiều mặt song hành này. Nếu chiếu theo tiêu chí về kiến trúc xanh (green building) mà hội đồng Công trình xanh Mỹ (UCRBC) đề ra thì green building hoàn toàn… không có chữ xanh nào cả, cụ thể là: quy hoạch địa điểm bền vững; bảo vệ nguồn nước và hiệu quả nguồn nước; hiệu quả năng lượng tái tạo; bảo tồn vật liệu và tài nguyên; chất lượng môi trường sống trong nhà.

Nói cách khác, green building là tiêu chuẩn công trình được thiết kế và xây dựng để giảm hoặc loại bỏ tác động xấu của quá trình xây dựng và sử dụng lên môi trường và cư dân trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, nhà xanh muốn thực hiện thì phải đặt vấn đề bắt đầu từ tầm vĩ mô, hay ít ra đi từ xa đến gần. Xem hết các tiêu chí kể trên thì thấy xứ mình hầu như chưa đáp ứng được bao nhiêu các tiêu chuẩn ấy, chỉ là những cố gắng đơn lẻ của từng nhà, từng khu, từng xóm mà thôi.
Học tập tinh thần nếp nhà của cha ông để hiểu thêm chữ xanh là hài hoà với khí hậu nhiệt đới, chọn lựa vật liệu và cách thức xây dựng phù hợp, giản kiệm.


Vậy có mấy chữ xanh?
Hiểu đúng và có thái độ đúng sẽ tìm được lời giải cho công trình xanh ở xứ ta, ít ra ở những điểm cơ bản sau:
- Xanh thuở xưa cha ông làm xuất phát từ cái khó ló cái khôn, từ tiết kiệm tận dụng, thành ra là trân trọng thiên nhiên, thành ra biết vay biết trả. Xanh thuở xưa đào đất đắp nền cũng là tạo ao nuôi cá, âm dương bù trừ không xâm hại đến mẹ thiên nhiên. Xanh ngày nay cũng phải học tâm thế cần – kiệm ấy. Chứ xanh mà hao tốn thì quả là… xanh mặt, dẫu thực tế đang chứng minh có tốn kém cũng phải làm, còn hơn phải trả giá vì môi trường xâm hại, vì chốn cư ngụ không an lành.

- Xanh nhưng phải chín, không thể cái kiểu hái lúa non, vặt quả xanh chạy theo phong trào, là thấy người ta nói xanh thì mình học đòi xanh, đánh trống bỏ dùi vừa tháo biểu ngữ cổ động xuống là… đâu lại vào đấy. Làm nhà xanh như cha ông thuở trước là tạo ra của để dành chứ không phải đồ ăn liền hay ăn bớt ăn xén, lại càng không phải là của nợ, bắt người khác dọn, bắt đời sau con cháu gánh chịu, thì không ai chấp nhận nổi.

- Xanh không đơn lẻ một hai nhà, vài ba con đường, mà là liên hoàn từ cống rãnh lên dây điện, từ chân bước liền đến mắt nhìn. Cứ mỗi khi có công trình di sản “được” trùng tu là ai nấy đều lo thắt ruột trước những bôi son tô phấn đỏ làm hại di tích hơn là bảo vệ di tích. Xanh xanh đỏ đỏ kiểu ấy khác gì… phá hoại.

- Xanh phải tránh xáo trộn đời sống, tránh gượng ép. Ý thức cộng đồng một sớm một chiều chưa dễ thay đổi, nhưng không phải vô cảm trơ lỳ, khi xanh gắn được với quyền lợi của cư dân thì tự dưng có hiệu quả, có lan rộng mau chóng, hơn hẳn mấy tấm áp phích phất phơ, mấy chậu kiểng lăn lóc. Nhiều chuyên gia đô thị đã nhận định: chỉ cần giữ sạch môi trường là nâng cao chất lượng không gian sống lên rồi, nghĩa là xanh phải đi liền với sạch.

- Xanh là thiệt tình chân chất, chứ đừng lấy tre bọc quanh lõi thép rồi hô hoán rằng biết dùng vật liệu tự nhiên, đừng làm nhà hộp kính bít bùng rồi phủ mái trồng cỏ cho có vẻ… xanh! Tóm lại, đừng xem xanh là cái mác thời thượng để bắt mối làm ăn, để ra khoe khoang với người ngoài, để đánh tráo khái niệm nhằm đạt các lợi ích riêng tư mà quên đi lợi ích cộng đồng.
Xem ra có khá nhiều ngã đường đi đến ngôi nhà xanh, mà điểm xuất phát luôn từ những điều nhỏ nhặt. Bởi khi xây nhà chỉ cần gia chủ và các bên liên quan (thiết kế, thi công) lưu ý giải pháp cụ thể về kỹ thuật, về vật liệu sử dụng, về khoảng trống thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, về hệ thống kỹ thuật… là đã bắt đầu quá trình tương tác, tìm kiếm sự hài hoà với ngôi nhà rồi đó.
Nguồn: sgtt.vn
Sưu tầm:  masgroupvn
Girls Generation - Korean